Giải trí

Phim ‘Tôi là não cá vàng’: Xử lý non nay, tình tiết vô lý, nội dung phản cảm

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-21 11:03:06 我要评论(0)

Tôi là não cá vàng’ kể về cô gái tên Huyền (Khánh Hiền), vốn là một nhà thiết kế thời trang tài năng câu lạc bộ bóng đá luton towncâu lạc bộ bóng đá luton town、、

Tôi là não cá vàng’ kể về cô gái tên Huyền (Khánh Hiền),ôilànãocávàngXửlýnonnaytìnhtiếtvôlýnộidungphảncảcâu lạc bộ bóng đá luton town vốn là một nhà thiết kế thời trang tài năng nhưng lại mắc căn bệnh Alzheimer – dạng phổ biến nhất của hội chứng suy giảm trí nhớ, khiến cuộc sống của Huyền ngày càng gặp nhiều trở ngại, đỉnh điểm là khi cả người chồng tương lai (Tuấn Trần) cũng vì thế mà chia tay cô.

Giữa những đau khổ và suy sụp, Huyền vô tình gặp được chàng nhiếp ảnh gia tên Thoại (La Thành) – người đã luôn bên cạnh, động viên và tỏ tình với Huyền ngay cả khi biết rõ căn bệnh của cô gái trẻ. Nhưng bi kịch lại lần nữa diễn ra khi chứng hay quên ấy ngày càng trở nặng.

Trailer phim ‘Tôi là não cá vàng’:

Cách trang điểm cũ, nhân vật ăn mặc lỗi thời

Khi mốt trang điểm trong suốt đang lên ngôi ở các nước Châu Á, dàn diễn viên nữ của ‘Tôi là não cá vàng’ lại đánh mắt xanh tô môi hồng trên lớp phấn dày như cách phối nền thịnh hành từ thập niên trước. Và dù nhân vật Huyền được giới thiệu là một nhà thiết kế tài năng, cách cô ăn mặc trong phim lại có phần sến sẩm với những tông màu chói sáng hay những chiếc áo mỏng khoác ngoài đầy hoa chi chít.

Kiểu tóc của nhân vật Thoại cũng là kiểu tóc phổ biến từ những năm 2000. Dễ dàng nhận ra vật này trên poster và trong phim có hai kiểu tóc hoàn toàn khác nhau, cộng thêm màu phim ngả xanh tương tự như màu của những MV ca nhạc xưa cũ, người xem tự hỏi liệu có phải ‘Tôi là não cá vàng’ được quay vào thời điểm nhiều năm về trước, vì lý do nào đó mà đến tận bây giờ mới được công chiếu hay không?

Nói về những thắc mắc xoay quanh thời điểm khởi quay bộ phim với VietNamNet, đạo diễn Lê Hướng Nam chia sẻ: “Phim đã được quay cách đây khoảng hơn 3 năm về trước nên mọi thứ có phần không phù hợp so với bây giờ. Nhưng do một số phát sinh khách quan mà đến hiện tại phim mới được công chiếu. Với phim này, tới thời điểm này, dù bị khen, chê, thành công hay không thì việc được công chiếu cũng là một thành công và may mắn theo nghĩa tinh thần của những người đóng góp làm ra bộ phim rồi”.

{ keywords}
Kiểu tóc trên poster (trái) và trong phim (phải) của La Thành khác nhau hoàn toàn, khiến khán giả suy đoán phim đã quay từ lâu, gần đây mới chụp poster để công chiếu

Kịch bản chắp vá, kém duyên

Câu chuyện tình yêu trong ‘Tôi là não cá vàng’ khiến người xem liên tưởng đến rất nhiều các tựa phim đã thành công trước đó, điển hình có thể kể đến ’50 lần hẹn đầu’ (tựa tiếng Anh: ‘50 First Dates’) khi cùng khai thác câu chuyện tình yêu giữa cô gái mắc chứng mất trí nhớ ngắn hạn cùng một chàng trai mới quen.

Tuy nhiên khác với căn bệnh mất trí ở ’50 lần hẹn đầu’ được khai thác một cách mới mẻ, đóng vai trò tạo bất ngờ trong những tình huống phim, Huyền được giới thiệu mắc chứng hay quên ngay từ phần mở đầu. Suốt 2/3 thời lượng phim sau đó, người xem chỉ thấy chứng bệnh này được dùng để pha trò một cách lãng phí.

Ngoài ’50 lần hẹn đầu’, ‘Tôi là não cá vàng’ cũng có nhiều điểm tương đồng với ‘Một lít nước mắt’ (tựa tiếng Anh: ‘A litre of tears’) – loạt phim truyền hình Nhật Bản từng được phát hành rộng rãi từ năm 2005.

Huyền cũng bị người yêu bỏ rơi vì căn bệnh của mình, cũng được một chàng trai mới quen thầm yêu và tỏ tình ngay cả khi biết căn bệnh đó không thể được cứu chữa. Đến phân đoạn đắt giá nhất trong ‘Một lít nước mắt’, khi Haruto Asou đứng ngoài mưa che ô cho Aya còn bản thân mình bị ướt, cũng được Thoại lặp lại với Huyền ở rất nhiều phân cảnh. Điều đáng nói là trong khi Asou không hề kể lể về việc nhường ô đó, thì Thoại lại thường xuyên nói những câu sướt mướt về chuyện anh bị ướt mưa. Nhiều khán giả còn nhận ra một chi tiết vô lý là Thoại không che ô khi đi theo Huyền trong mưa, chỉ tới lúc tiếp cận cô, anh mới bật ô che cho Huyền rồi kể về chuyện mình bị ướt.

{ keywords}
Phân cảnh ‘chiếc ô không thể che hai người’ này của ‘Một lít nước mắt’ đã được làm lại một cách dài dòng

Tuy nhiên điểm khác biệt lớn là, chuyện tình của Asou và Aya trải qua nhiều thử thách trong nhiều năm ròng mới đi tới bước tỏ tình, còn của Huyền và Thoại chỉ diễn ra trong vài ngày, khiến người xem không thể nào tin tình yêu chớp nhoáng này là một tình yêu sâu đậm.

Chưa kể đến tính cách nhân vật Huyền trong phim, ngoài việc được giới thiệu là người tài năng, Huyền lại có thói cư xử vô duyên với mọi người, hay gắt gỏng và tỏ ra khó chịu khi bị góp ý, điển hình như việc cô không thèm trả tiền cho tài xế taxi (Kiều Minh Tuấn), cúp máy ngang khi cô bạn thân (Thu Trang) tỏ ra khó chịu vì Huyền quên mất cái hẹn giữa hai người, quát Thoại vì anh đến muộn khi Huyền gặp phải bọn giang hồ trên xe buýt,...

Các cảnh quay đứt gãy, chi tiết thừa và sạn

Cách dựng phim, cắt cảnh, chuyển cảnh thô khiến tất cả các tình huống phim đều diễn ra nhanh và vô lý: bạn trai của Huyền vô tình gây tai nạn cho một cô gái lạ và quyết định chia tay Huyền ngay để cưới cô gái gặp nạn; tên giang hồ (Quách Ngọc Tuyên) từng bị Huyền truy hô nên ôm hận với Huyền, truy đuổi cô ở bất kỳ nơi đâu nhưng ngoài rượt đuổi ra không làm gì khác cả;...

Việc bố trí cảnh quay, bố cục phim của đạo diễn bị sắp xếp lộn xộn, non tay khiến một loạt sạn không đáng có xuất hiện: chưa có cảnh quay nào liên quan tới chiếc khăn choàng cổ của Huyền mà Thoại đã khẳng định đó là kỷ vật tình yêu giữa hai người; ở phân cảnh Huyền rơi xuống sông, máy quay bắt cận cảnh gương mặt Huyền dưới nước nhưng cô không hề giãy giụa mặc dù không biết bơi;...

Có vẻ phần kịch bản tham chi tiết đã khiến đạo diễn bị rối trong quá trình xử lý bố cục, quên cả cảnh quay nào phải xuất hiện trước, tình huống nào là điểm nhấn cần khai thác. Để nhường chỗ cho các cảnh gây cười kém duyên, triệu chứng bệnh Alzheimer của Huyền chỉ được sắp xếp đưa vào qua loa, không khắc hoạ bất kỳ sự khó khăn nào đáng kể trong cuộc sống của cô ngoài đôi lần quên đường, đi nhầm địa chỉ.

{ keywords}
Huyền trượt chân rơi xuống sông nhưng không hề giãy giụa.


Dàn diễn viên không hợp vai, lồng tiếng sơ sài

Khó để có thể đánh giá diễn xuất của diễn viên trong khi kịch bản phim đã sẵn không tốt. Rất ít trường hợp làm được như Tye Sheridan hay Ana de Armas trong ‘Kẻ trực đêm’ (tựa tiếng Anh: ‘The Night Clerk’), khi họ vẫn thể hiện tốt vai trò diễn xuất của mình dù phần nội dung không hấp dẫn.

Khánh Hiền không hợp vai một cô gái có tính cách nhí nhảnh, trẻ con. Trong tất cả những cảnh phim cần thể hiện sự đáng yêu, ngây thơ của nhân vật chính, Hiền chỉ biết lặp đi lặp lại việc trợn tròn mắt, nhảy cẫng lên hay lắc đầu, nhăn mặt phụng phịu, trong khi những điều đó là biểu hiện của một người hơi ngốc nghếch, ngớ ngẩn chứ không phải nhí nhảnh và thông minh.

La Thành cũng gặp cùng vấn đề như Khánh Hiền, anh không hợp với vai chàng trai si tình dù bản thân là một diễn viên có kinh nghiệm. Anh từng có những vai diễn ấn tượng như trong ‘Vô gian đạo’ hay gần nhất là trong ‘Đôi mắt âm dương’. Nhân vật lần này của anh si tình một cách vô lý nên để diễn xuất thuyết phục cũng là một rào cản lớn với diễn viên cũng như phối hợp diễn xuất cùng các vai khác.

Bên cạnh hai nhân vật chính, dàn nhân vật phụ như Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Quách Ngọc Tuyên, Tuyền Mập,… hầu như không liên quan đến mạch truyện, chỉ được đưa vào những vị trí nhạt nhoà để tấu hài một cách kém duyên.

{ keywords}
Nhân vật của Kiều Minh Tuấn dường như chỉ xuất hiện để bị Huyền quát mắng.

Khâu lồng tiếng cũng vướng phải những lỗi điểm khiến khán giả khó chấp nhận. Nhân vật thường xuyên có khẩu hình khác với âm thanh được ghép vào, không rõ do các diễn viên không thuộc thoại xuyên suốt quá trình quay, hay do biên kịch sau khi quay xong lại muốn chỉnh sửa thoại nên để xử lý âm thanh lồng đè chứ không cho diễn lại.

Chia sẻ với VietNamNet, đạo diễn Lê Hướng Nam cho biết: “Đây là phim lồng tiếng lại hoàn toàn. Sau khi lồng tiếng lần thứ nhất, phim nhiều lần phải chỉnh sửa, bổ sung và thay đổi nội dung hình ảnh nên quá trình lồng tiếng phải lặp lại nhiều lần. Thường phim lồng tiếng lại ít nhiều sẽ bị tình trạng sai lỗi kỹ thuật như vậy”.

Người xem dễ nhận ra phim vẫn giữ một số đoạn thoại thô không xử lý, khiến chất lượng âm thanh toàn phim không đồng bộ, khi được lồng tiếng lại khá to, khi vẫn còn tiếng vang, tiếng ồn do lấy luôn âm thanh thô từ phân cảnh.

Bên cạnh đó, phim còn liên tục đem ngoại hình và giới tính của các nhân vật phụ ra chế giễu để làm tình tiết gây hài, khiến bộ phim có đôi chỗ phản cảm.

{ keywords}
Nhân vật của Tuyền Mập xuất hiện vài giây chỉ để Ham Hố (Thu Trang) thản nhiên gọi là “con cá voi”.

Nhiều khán giả không khỏi bức xúc sau khi xem phim ở rạp và để lại các bình luận tiêu cực trên khắp các diễn đàn về phim trên mạng xã hội.

Khán giả Karson Vir cho rằng: “Khá nhiều điểm kém duyên, thiếu khoa học và dưới chuẩn văn hóa xuất hiện trong bộ phim, bao gồm văn hóa giao thông, giao tiếp, cư xử, dịch vụ, văn hóa đám đông”.

Khán giả KKPD bức xúc: “Phim ‘Não cá vàng’ có những pha chuyển phân đoạn cụt ngủn tào lao, khâu lồng tiếng không thể nào méo mồm hơn, những phân đoạn sướt mướt khiến người xem không biết nên khóc hay nên cười”.

Trước những đánh giá không hay về phim từ phía người xem, đạo diễn Lê Hướng Nam chia sẻ với VietNamNet: “Đứng ở vai trò đạo diễn một phim điện ảnh đầu tay, tôi đã làm hết sức mình. Sau khi phim được công chiếu, tôi nhận thấy những phản ánh của khán giả cũng như của báo chí đều đúng. Tất cả những vấn đề đó, bản thân tôi cảm nhận được tôi đã làm chưa tốt trong phim này”.

Thanh Minh

Phim Tết Việt 2020: Khán giả đòi trả tiền vé vì phim dở

Phim Tết Việt 2020: Khán giả đòi trả tiền vé vì phim dở

 - Cuộc đua phim Việt dịp Tết năm nay với 3 ứng cử viên: Đôi mắt âm dương, 30 chưa phải Tết và Gái già lắm chiêu 3 vẫn đang 'giằng co' nhưng chất lượng không khiến khán giả thỏa mãn.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}

Cha mẹ xưa dù không thể cho con quá nhiều về vật chất nhưng những niềm vui nhỏ bé trong cuộc sống mà cha mẹ tạo ra mỗi ngày lại khiến cuộc sống mỗi người trở nên hạnh phúc hơn. Những niềm vui đôi khi chỉ là một chiếc bánh ngon do mẹ nấu hoặc một món đồ chơi do tự tay cha làm,… nhưng với con cái lại là cả thế giới.

Niềm vui bình dị của mọi người trong gia đình cũng có thể đơn giản chỉ là được ngồi xem phim cùng nhau. Sinh nhật của những đứa trẻ cũng không có gì lạ mắt, chỉ có rất nhiều trẻ em, một chiếc bánh tự làm, nước ngọt và cùng nhau chơi các trò chơi,… nhưng lại mang đến tiếng cười ngập tràn.

Dành nhiều thời gian cho con cái

{keywords}

Các bậc phụ huynh đang sống trong một cuộc đời đầy bận rộn và phải đau đầu mới cân bằng được thời gian cho con cái, công việc và cả trách nhiệm cuộc sống. Ai cũng muốn kiếm nhiều tiền hơn để cho con có một cuộc sống thoải mái, nhưng những thứ như thời gian chơi, đọc sách hay đơn giản là ở bên con mới là điều quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Trước đây, việc dành thời gian cho con cái luôn được các bậc phụ huynh ưu tiên hàng đầu. Họ không bao giờ bỏ qua bữa tối gia đình. Đó là khoảng thời gian ấm cúng để cả gia đình cùng nói về những việc trong ngày, về nhu cầu và cảm xúc của bản thân.

Cho con cái được trải nghiệm thất bại và thất vọng

Cha mẹ luôn mong muốn những điều tốt nhất cho con cái mình. Nhưng điều này không có nghĩa cha mẹ luôn bảo vệ chúng bằng cách nhảy vào giúp đỡ và giải quyết mọi khó khăn để làm cho cuộc sống của trẻ trở nên dễ dàng hơn.

Cha mẹ ngày xưa đã làm rất tốt việc dạy con biết tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Họ cho con trẻ được thất bại và phải đối mặt với những hậu quả từ hành động của bản thân vì đây là cơ hội để chúng phát triển và học hỏi.

Tin tưởng con cái

{keywords}

Thế hệ trước, những đứa trẻ có thể tự mình đi bộ đến trường, đi chơi với bạn bè cho đến khi trời tối, trèo tường, leo cây,… Cha mẹ ngày xưa luôn dạy con trở thành một người độc lập và cho chúng thấy được sự tự do vì họ tin tưởng vào khả năng của trẻ để đưa ra một quyết định tốt nhất.

Điều này thực sự quan trọng đối với cha mẹ thời hiện đại để chuẩn bị cho con trẻ trong tương lai. Quá bảo vệ và quá cảnh giác có thể biến đứa trẻ trở thành một người kém trách nhiệm và trưởng thành.

Dạy con về giá trị của tiền bạc

Ngày nay, nhiều thanh thiếu niên vẫn chưa phân biệt được giữa mong muốn và nhu cầu. Trong khi, cha mẹ thế hệ trước đã làm rất tốt trong việc dạy trẻ về tầm quan trọng của tiền và việc chi tiêu có trách nhiệm.

Bằng cách chỉ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ về những khó khăn để kiếm được tiền, phụ huynh sẽ giúp trẻ có một thói quen tài chính lành mạnh suốt đời.

Khuyến khích con cái khám phá bên ngoài

{keywords}

Cha mẹ thế hệ trước luôn ưu tiên việc cho con cái tự do chơi bên ngoài. Họ luôn biết rằng thiên nhiên rất có lợi cho trẻ và họ không muốn con trẻ bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc với những đứa trẻ khác. Do vậy, họ luôn tạo ra môi trường để phát triển khả năng sáng tạo của trẻ theo cách tự nhiên nhất có thể.

Để con làm việc vặt trong nhà

Những đứa trẻ xưa khi còn nhỏ đã làm được rất nhiều việc lặt vặt trong nhà. Cha mẹ luôn nhắc chúng hiểu rằng, làm việc nhà có nghĩa là con đã thực sự lớn và biết quan tâm tới mọi người trong gia đình. Vì vậy, chúng có thể hoàn thành tốt những công việc đơn giản như rửa chén, dọn bàn, lau nhà vệ sinh, dọn giường. Những điều này sẽ giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện, trở nên độc lập và biết chăm sóc mọi người xung quanh hơn.

Trường Giang (Theo Brightside)

9 câu nói nhẹ nhàng của cha mẹ khiến trẻ nghe lời răm rắp

9 câu nói nhẹ nhàng của cha mẹ khiến trẻ nghe lời răm rắp

Những lời nói yêu thương có thể mang lại cho trẻ cảm xúc tích cực, trong khi những lời nói tiêu cực, quát tháo hay cằn nhằn có thể chạm vào lòng tự trọng của trẻ.

" alt="7 điều cha mẹ xưa dạy con vẫn hiệu quả cho việc dạy trẻ ngày nay" width="90" height="59"/>

7 điều cha mẹ xưa dạy con vẫn hiệu quả cho việc dạy trẻ ngày nay

Trúng tuyển chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh của Trường đại học La Trobe (Australia), người mẹ trẻ Nguyễn Thị Dung đã đi lại hơn 20.000 km từ Nghệ An ra Hà Nội liên tục trong vòng 18 tháng để lấy bằng MBA.

{keywords}

Những ngày gian khổ nhưng đẹp đẽ

Chị Dung cho biết: “Chiều thứ sáu hàng tuần sau khi hoàn thành công việc tại công ty, mình lên xe buýt đường dài ngủ qua một đêm đi đến Hà Nội để đến lớp học vào thứ bảy, chủ nhật, thứ hai, thứ ba. Rồi tối thứ ba lại lên xe trở về nhà. Đến Nghĩa Đàn vào lúc 2-3h, ‘phái đoàn’ ông xã và bé con 3 tuổi luôn chờ đón mẹ với nụ cười rạng rỡ. Nghỉ một chút là mình lại tiếp tục ngày làm việc mới tại công ty. Có lần xe về sớm, 2 giờ đêm đứng chờ ở đường. Mưa to ướt hết người, vừa sợ vừa thương mình quá, cứ mong thời gian qua mau. Suýt nữa định bỏ học. Cũng may mà có quyết tâm.”

Con đường chinh phục một tấm bằng MBA chưa bao giờ dễ dàng. Chính vì thế, nhiều công ty đa quốc gia hoặc các tập đoàn lớn ở Việt Nam yêu cầu rõ điều kiện tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các vị trí quản lý là có bằng MBA, và khó hơn nữa, phải là chương trình MBA thuộc các trường tốp đầu trên thế giới.

Chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh mà chị Dung bền bỉ vượt qua bao khó khăn để theo học là chương trình MBA liên kết giữa Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại Học La Trobe, Australia. Chương trình do Trường Đại Học La Trobe chịu trách nhiệm xây dựng và cấp bằng chính quy của trường. Trong chương trình, học viên còn có cơ hội chuyển học tiếp sang Australia. Chương trình MBA đạt chứng chỉ kiểm định chất lượng EPAS, chứng chỉ uy tín nhất Châu Âu về chất lượng đào tạo, và chứng chỉ của Tổ chức PRME do Liên Hợp Quốc sáng lập.

Nhớ về những kỷ niệm trong 18 tháng học tại Hà Nội, chị Dung xúc động nói: “Đó là những ngày gian khổ nhưng vô cùng đẹp đẽ đối với bản thân tôi. Chúng tôi được các thầy cô Australia, Anh và nhiều nước tới giảng dạy. Họ mở mang kiến thức cho chúng tôi rất nhiều. Tôi nhớ thầy dạy môn Responsible Leadership rất nghiêm khắc và khó tính. Thầy dạy marketing rất trẻ trung và năng động. Các thầy cô lúc chia tay học viên về Australia đều rất cảm động. Các thầy cô có phương pháp giảng dạy hay, có kinh nghiệm của các tập đoàn lớn nên rất bổ ích cho học viên.”

{keywords}

Chị Dung hạnh phúc bên chồng con

Nâng cánh giấc mơ nghề nghiệp

Trả lời câu hỏi “Sau khi tốt nghiệp khóa học này, chị thấy bổ ích hơn trong công việc không?” thì chị Dung nói: “Chương trình MBA cho mình cái nhìn tổng thể hơn về doanh nghiệp và hiểu về các mảng chức năng khác nhau, qua đó hỗ trợ công tác quản lý nhân sự của mình được tốt hơn. Mình tin rằng đối với những người không có điều kiện ra nước ngoài học hay đang phải đi làm, chương trình MBA này là phương án tối ưu.”

{keywords}

Chị Dung rạng rỡ trong lễ tốt nghiệp

Sau 18 tháng trời ròng rã cứ cuối tuần ra Hà Nội, đầu tuần lại quay trở vào Nghệ An, ngày 18/3/2017, chị Dung đã tốt nghiệp xuất sắc chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) của Đại học La Trobe - Australia.

Tổng chặng đường trong 18 tháng mà chị đã vượt qua là hơn 20 nghìn km để có được tấm bằng tốt nghiệp. Với những đêm ngủ trên xe, với 2 – 3 giờ ngủ mỗi ngày vì các bài tập lớn, tấm bằng tốt nghiệp là thành quả rất ý nghĩa của chị, gia đình cùng sự ủng hộ của công ty.

Mơ ước nâng cao trình độ nghề nghiệp nhằm phục vụ cho công việc tốt hơn thì nay chị Dung đã đạt được chính ước mơ đó. Chị được giao vị trí mới tại công ty sau thành quả đạt được tại khóa học, trở thành Quản lý nhân sự mới ở nơi chị làm việc.

Chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh liên kết giữa ĐH Hà Nội và ĐH La Trobe, Australia

Đối tượng tuyển sinh và yêu cầu đầu vào:

Ứng viên có bằng tốt nghiệp đại học, đạt trình độ tiếng Anh B2 theo Khung tham chiếu trình độ chung Châu Âu hoặc tương đương; có 2 năm kinh nghiệm làm việc;đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của Chương trình liên kết.

Thời gian và chương trình đào tạo: Thời gian đào tạo 18 tháng. Chương trình đào tạo do Trường Đại học La Trobe chịu trách nhiệm xây dựng gồm 12 môn học, 180 tín chỉ.

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh

Đội ngũ giảng viên: Giảng viên Trường Đại học Hà Nội và giảng viên Trường Đại học La Trobe cùng tham gia giảng dạy.

Quy mô đào tạo: 100 học viên/năm. Mỗi năm tuyển sinh 02 lần.

Địa điểm đào tạo: Tại Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).

Văn bằng: Bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh do Trường Đại học La Trobe cấp.

Học phí: Học phí toàn khóa học là 365.000.000 đồng/học viên. Mức học phí này sẽ nộp làm 12 lần (nộp theo môn).

Địa chỉ liên hệ:

Văn phòng La Trobe - Phòng 202 - Nhà B - Trường Đại học Hà Nội (Km 9, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)

Điện thoại: (84.4) 35 54 17 96/ (84.4)35 53 36 71

Hotline: 0923 45 72 72

E-mail: latrobe@hanu.edu.vn và vplatrobe@gmail.com

Website: http://latrobe.hanu.edu.vn

Minh Ngọc

" alt="Người phụ nữ vượt 20.000km để lấy bằng MBA" width="90" height="59"/>

Người phụ nữ vượt 20.000km để lấy bằng MBA

 - Phó bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá VietNamNet là tờ báo uy tín hàng đầu trong các báo điện tử hiện nay của cả nước.

Tân Phó bí thư TP.HCM - người cũ trở về

Sáng nay, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thành Phong dẫn đầu đoàn lãnh đạo TP đến thăm văn phòng báo VietNamNet phía Nam nhân kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng VN.

Phó bí thư Thành ủy quan tâm vị thế của VietNamNet với khởi nguồn là tờ báo điện tử đầu tiên ở VN xuất hiện từ 1997. 

{keywords}
Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá cao những bài phản biện sắc sảo của VietNamNet. Ảnh: Linh Phạm

Theo ông Nguyễn Thành Phong, trong thời gian qua VietNamNet đã phản ánh sinh động các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước cũng như TP.HCM nói riêng.

Cá nhân ông cũng chia sẻ những bài báo ấn tượng trên VietNamNet, về những thông tin được đưa tin nhanh chóng, cập nhật kịp thời trên các lĩnh vực. 

Một kỷ niệm thú vị, đó là khi ông được điều động từ Bến Tre về TP.HCM, người thân trong gia đình của ông đã đọc bài báo viết về ông và đã "mách" cho ông tìm đọc.

Phó bí thư TP.HCM cũng chia sẻ ông đánh giá cao các bài báo phản biện vĩ mô sắc sảo, chất lượng của VietNamNet.

Lãnh đạo văn phòng phía Nam báo VietNamNet khẳng định phản biện xã hội với tiếng nói đa dạng nói chung, các chuyên mục về chính trị xã hội nói riêng là một phần đặc sắc làm nên thương hiệu của báo.

Các thông tin trên mọi mặt của đời sống, xã hội được cập nhật hàng giờ với đội ngũ phóng viên năng động ở khắp các vùng miền của cả nước.

Chia sẻ với lãnh đạo văn phòng báo VietNamNet về những khó khăn của tờ báo phải tự chủ về kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh thông tin mà vẫn phải đảm bảo không đi chệch nhiệm vụ của báo chí cách mạng trong thời đại mới, ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, chất lượng sẽ là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển.

Ông kỳ vọng VietNamNet sẽ dành tâm huyết để chăm chút cho chất lượng nội dung như nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nếu để chất lượng yếu thì bạn đọc sẽ tẩy chay, không truy cập, từ đó ảnh hưởng nguồn thu quảng cáo, thu nhập của báo.

Phó bí thư Thành ủy TP.HCM chúc tập thể VietNamNet sẽ luôn giữ vững ngọn lửa đam mê để cống hiến những sản phẩm báo chí chất lượng, tiếp tục có những bài báo sắc sảo, góp phần động viên nhân dân TP thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội.

Xuân Linh

Bộ Công an giới thiệu nhân sự vào Trung ương" alt="Khi Phó bí thư TP.HCM làm độc giả của VietNamNet" width="90" height="59"/>

Khi Phó bí thư TP.HCM làm độc giả của VietNamNet