Hai bên cũng đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian qua, thống nhất những định hướng lớn cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào.
Hai Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chúc mừng những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân hai nước đã đạt được trong công cuộc đổi mới cũng như trong thực hiện Nghị quyết Đại hội của mỗi Đảng; cảm ơn sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình mà hai Đảng, hai nước, nhân dân hai nước dành cho nhau từ trước đến nay.
Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh truyền thống lịch sử đoàn kết, gắn bó mật thiết, giúp đỡ lẫn nhau; quan hệ Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, là tất yếu khách quan và là nguồn sức mạnh to lớn nhất của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần tiếp tục phát huy, giữ gìn và truyền tiếp cho thế hệ mai sau.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, trước sau như một, quan hệ Việt Nam - Lào luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Lào sẽ cùng Việt Nam củng cố, giữ gìn, vun đắp mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, đơm hoa kết trái, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đánh giá cao về quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào ngày càng phát triển sâu rộng, đạt kết quả thiết thực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế -xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi nước.
Hai nước tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai lãnh đạo cũng vui mừng về quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng phát triển tốt đẹp và hết sức coi trọng cũng như mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 3 Đảng, 3 nước, trong đó thực hiện tốt kết quả của cuộc gặp giữa ba đồng chí đứng đầu 3 Đảng cũng như các cơ chế hợp tác ba bên khác.
Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã đánh giá cao kết quả hợp tác hai nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật. Đồng thời đề xuất một số phương hướng hợp tác và các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác.
Hai Thủ tướng cho rằng, cần tạo đột phá trong phát triển kinh tế, thương mại để tương xứng với tầm vóc quan hệ chính trị và tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, tập trung giải quyết những tồn đọng trong hợp tác, thúc đẩy kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam - Lào và giữa ba nền kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.
Lãnh đạo hai Đảng, hai nước nhất trí thời gian tới cần tích cực triển khai các định hướng trọng tâm đã được lãnh đạo hai bên thống nhất, tiếp tục đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu, là nòng cốt định hướng tổng thể quan hệ hợp tác; phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược, cùng chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của mỗi Đảng; tăng cường và phát huy hơn nữa trụ cột hợp tác về quốc phòng, an ninh.
Các lãnh đạo hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin kịp thời, tham vấn, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; thực hiện hiệu quả các Tuyên bố chung Việt Nam - Lào và thỏa thuận giữa hai Đảng, hai Nhà nước, các chương trình hợp tác giữa bộ, ngành, địa phương, tăng cường tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế; có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác giữa các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức nhân dân, các địa phương, mở rộng hợp tác trực tiếp, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, ổn định ở khu vực biên giới.
Hai bên khẳng định cần phát huy hiệu quả các cơ chế hiện có, tiếp tục đổi mới, sáng tạo nâng cao hiệu quả hợp tác các lĩnh vực, đồng thời xây dựng những cơ chế mới phù hợp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, vì lợi ích thiết thực của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Năm 2020, Nguyễn Tâm phát hiện bộ phim nói trên được thông tin sẽ phát hành trên kênh YouTube của Yeah1TV. Sau khi liên hệ đạo diễn hình ảnh Minh Bo, anh được cho hay Vũ Luân Entertainment đã lấy phim chưa hoàn chỉnh khi Minh Bo đưa ổ cứng chứa phim này cho công ty lồng tiếng.
Nguyễn Tâm đã yêu cầu Yeah1TV tháo gỡ trailer phim, dừng phát hành trên YouTube đồng thời công bố việc mình là đạo diễn, nhà sản xuất và tác giả kịch bản phim Nơi nào cho tình yêu.
Anh cho rằng Vũ Luân Entertainment đã sử dụng phim chưa hoàn chỉnh để xử lý hậu kỳ, sửa đổi tựa đề phim từ Nơi nào cho tình yêuthành Hạnh phúc bay xarồi phát hành trên YouTube cá nhân.
Do vậy, Nguyễn Tâm khởi kiện Vũ Luân Entertainment hành vi này xâm phạm quyền tác giả, tác phẩm, ảnh hưởng uy tín, danh dự của anh; khởi kiện Công ty Kiến Vàng vi phạm nghĩa vụ bảo vệ bí mật thông tin theo cam kết tại Điều 5 hợp đồng.
Do định cư Mỹ, ca sĩ Nguyễn Tâm ủy quyền luật sư Phạm Trung Hiếu tiến hành khởi kiện, yêu cầu Công ty Kiến Vàng và Vũ Luân Entertainment liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về danh dự, uy tín mình với số tiền 20 tỷ đồng, trả một lần ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, TAND TP.HCM thông báo thụ lý vụ án dân sự, gửi giấy triệu tập đương sự vào ngày 23/11. Ca sĩ Nguyễn Tâm cũng hoàn tất việc đóng tiền tạm ứng án phí 66,5 triệu đồng.
Chia sẻ với VietNamNet, ca sĩ Nguyễn Tâm cho biết từng có mối quan hệ thân tình với NSƯT Vũ Luân. Năm 2017, cả hai cùng nhau đầu tư cho dự án phim Nơi nào cho tình yêu. Sau quá trình làm việc, họ nảy sinh nhiều bất đồng, mâu thuẫn liên quan đến kinh phí đầu tư.
Sau sự việc xảy ra vào năm 2019 như trình bày trong đơn khởi kiện, Nguyễn Tâm gặp khó khăn do dịch bệnh nên chưa thể tiến hành các biện pháp về pháp lý. Đến nay, anh muốn đưa vụ việc ra giải quyết theo quy định của pháp luật.
Về yêu cầu bồi thường 20 tỷ đồng, luật sư Phạm Trung Hiếu - đại diện theo pháp luật của Nguyễn Tâm tại Việt Nam - cho hay anh tôn trọng quan điểm của thân chủ. Cụ thể, Nguyễn Tâm đòi bồi thường thiệt hại về vật chất là 5 tỷ đồng và tổn thất tinh thần là 15 tỷ đồng.
VietNamNet nỗ lực liên hệ với NSƯT Vũ Luân - đại diện Vũ Luân Entertainment và đạo diễn hình ảnh Minh Bo - đại diện Công ty Kiến Vàng liên quan vụ tranh chấp quyền tác giả nhưng không thể nối máy.
" alt=""/>NSƯT Vũ Luân, đạo diễn hình ảnh Minh Bo bị kiện đòi 20 tỷ đồngTheo chia sẻ của ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, các hãng sản xuất lớn như Nokia hay thương hiệu Việt Nam như Masstel phát triển khá nhiều dòng máy 4G tính năng (feature phone 4G), chưa kể số lượng các dòng máy được nhập khẩu chính thức.
Viettel có phân phối các dòng máy này, cung cấp cho tất cả khách hàng có nhu cầu. Đối với tệp khách hàng dịch chuyển từ 2G lên 4G, Viettel hỗ trợ chi phí mua máy tối đa 50% tùy theo đối tượng.
Điện thoại “cục gạch” 4G mà nhà mạng này đang cung cấp có giá thấp nhất 290.000 đồng, chỉ cao hơn máy 2G không đáng kể (200.000 – 250.000 đồng).
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Ban công nghệ VNPT cho biết thời gian đầu xuất hiện, 4G kỳ vọng mang đến kết nối dữ liệu, chưa hỗ trợ về thoại (voice).
Từ khoảng sau năm 2013, 4G đã hỗ trợ thêm tính năng này. Khi tắt sóng 2G, nếu người dân vẫn duy trì thói quen không sử dụng điện thoại thông minh, chỉ có nhu cầu nghe gọi, họ sẽ gọi qua LTE (VoLTE) trên điện thoại tính năng 4G.
Dù vậy, đại diện VNPT chỉ ra chỉ có số ít trường hợp đặc biệt cần đến điện thoại “cục gạch” 4G. Nếu hướng dẫn người dân sử dụng dữ liệu và tiếp cận dịch vụ trên không gian số để tương tác sẽ tốt hơn nhiều.
Bản thân VNPT sẽ hỗ trợ để đưa toàn bộ khách hàng chuyển đổi từ 2G lên 4G, 5G, thông qua truyền thông, tư vấn, trợ giá và cả gỡ bỏ rào cản về tâm lý.
Đối với MobiFone, do không sản xuất hay làm thương mại thiết bị đầu cuối, nhà mạng này đang kết hợp với các nhà sản xuất, kênh phân phối để đưa ra nhu cầu, cụ thể hóa đầu bài đối với hàng hóa và sản phẩm cho mọi đối tượng.
Ông Lê Mai Sơn, Phó Ban truyền thông MobiFone cho biết, MobiFone kết hợp với các hãng để đưa ra mẫu máy thuận tiện nhất cho khách hàng. Đây là nguyên lý MobiFone đang làm và triển khai với một số dòng chung cơ bản.
Theo chia sẻ của các nhà mạng, một trong những rào cản lớn ngăn mọi người lên 4G là chi phí chuyển đổi thiết bị đầu cuối lớn.
Ngoài ra, còn có các yếu tố như tệp thuê bao 2G sống tại nông thôn, vùng núi khó khăn, khả năng tiếp cận thông tin thấp, hay yếu tố tâm lý như smartphone khó dùng, 4G phát sinh nhiều chi phí.
Như vậy, điện thoại “cục gạch” 4G là bước đệm để chuyển lên 4G mà không cần lo ngại phải bỏ ra quá nhiều tiền.
Trên thế giới, doanh số dòng điện thoại tính năng 4G cũng có xu hướng tăng. Các hãng viễn thông tại nhiều nước đang phát triển cũng giới thiệu những dòng điện thoại “cục gạch” 4G để giảm bớt rào cản gia nhập 4G.
Chẳng hạn, nhà mạng Reliance Jio đã cung cấp điện thoại 12 USD (290.000 đồng) để người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa chuyển đổi rẻ, dễ dàng từ 2G lên 4G.
Nó là mẫu điện thoại bình dân dành cho những người dùng Internet chỉ cần chức năng cơ bản mà không bị làm phiền vì hằng hà sa số ứng dụng thường gặp trên smartphone.
Với kiểu dáng quen thuộc và kết nối Internet, thiết bị giúp người dân trải nghiệm các dịch vụ quan trọng của Internet như thanh toán số, nội dung... dù màn hình nhỏ có thể hạn chế phần nào trải nghiệm.