Ẩn sau những tòa cao ốc lộng lẫy trên đường Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, TPHCM tồn tại những căn nhà nhỏ xíu. Trong đó có hộ gia đình bà Phan Thị Mỹ Vân (63 tuổi, cựu thanh niên xung phong) thuộc diện vừa nhỏ lại đông người khi có tới 20 người vừa con cháu đang sinh sống tại đây.
Căn nhà bà Vân đang ở chỉ khoảng 15m2, một trệt một lầu được xây từ khá lâu, nhiều nơi chỉ che chắn tạm bằng bìa các tông để che mưa nắng.
Bà Vân kể: “Ngôi nhà này do ba mẹ tôi mua từ lâu, từ khi sinh ra tôi đã sống cùng họ và các anh chị ở đây cho tới bây giờ”. Gia đình bà Vân có tới 9 anh chị em. Khi lớn lên, họ lập gia đình nhưng đều khó khăn, không có điều kiện ra riêng nên chấp nhận chung sống tại căn nhà này.
Căn nhà quá nhỏ, chỉ làm chỗ chứa đồ, còn mọi sinh hoạt của gia đình hầu hết diễn ra trên vỉa hè.
Ban ngày, các thành viên đều bận rộn đi làm mưu sinh, các cháu chắt của bà Vân đứa đi học, đứa đi làm, có đứa tự rủ nhau ra vỉa hè chơi cho mát mẻ.
![]() |
Căn nhà nhỏ xíu 15m2 của gia đình bà Vân nằm trên con hẻm ở đường Lý Tự Trọng, quận 1, nơi tá túc của 20 thành viên. Căn nhà chủ yếu dùng để chứa đồ đạc và cho các cháu ngủ buổi tối để tránh sương gió còn người lớn kiếm vỉa hè để ngủ. Đồ đạc chứa không hết trong nhà, phải đưa ra trước cửa để. “Trẻ con nằm còn khó duỗi chân, người già mà ngủ suốt đêm trong nhà sáng mai đau xương khớp dữ lắm”, bà Vân (cựu thanh niên xung phong) tâm sự. Căn nhà một trệt, một lầu được che chắn tạm bằng những bìa các tông, mái tôn… để tránh mưa gió. Mỗi khi trời nắng, sống trong căn nhà như lò than, trời mưa thì nước tạt vào ướt hết đồ đạc ngập hết cả sàn nhà. Cháu bà Vân phải leo lên đống đồ đạc để xem ti vi có bị ướt không khi trời mưa. “Mang tiếng là có nhà thành phố nhưng sống trong nhà này chúng tôi còn khổ hơn là đi thuê nữa”, bà Vân chia sẻ thêm. Ngày thường, con cháu bà Vân, người đi phụ quán thuê, người đi bán bánh mì ngoài vỉa hè. Bà Vân ở nhà trông mấy đứa cháu và tranh thủ lựa lại mớ ve chai hồi tối mới đi nhặt về. Việc sinh hoạt trên vỉa hè gặp nhiều bất tiện nhưng không còn giải pháp nào khác, mỗi lần có xe đi qua bà phải đứng dậy nép mình vào một góc để tránh. Tuổi già, nhưng ban đêm bà phải mang theo chăn gối ra ngoài đường ngủ để nhường chỗ cho mấy đứa cháu. Trải qua hơn nửa đời người ở đất Sài Gòn hoa lệ, chưa một lần bà Vân có được giấc ngủ thật thoải mái khi ngày nào cũng phải đi kiếm vỉa hè để ngả lưng qua đêm. Để kiếm thêm thu nhập, người phụ nữ từng một thời là thanh niên xung phong phải đi lượm ve chai để lo cho cuộc sống vì con cái đều phải lo cho cháu. Nhiều lần bà rao bán nhà nhưng vẫn chưa bán được vì nhà nhỏ, lại bị bọc giữa những tòa nhà cao nên không ai hỏi mua. |
Theo Dân trí
" alt=""/>20 người chen chúc nhau trong căn nhà 15m2 ở trung tâm Sài GònTình trạng mua - bán nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện đang diễn ra khá phổ biến, thậm chí công khai rao bán trên mạng internet. Người mua lại những căn hộ này theo kiểu “trao tay” sẽ đối diện với rủi ro về pháp lý, còn người bán trót lọt mỗi căn hộ có thể hưởng chênh lệch hàng trăm triệu đồng.
Không khó để tìm kiếm những mẩu tin rao bán, chuyển nhượng căn hộ nhà ở xã hội trên mạng internet. Từ những dự án chưa bàn giao nhà, đến những dự án mới bàn giao gần đây và chưa cấp sổ đỏ cho cư dân, hay những căn hộ đang được vay theo gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng vẫn được rao bán lại. Có khi cùng một người rao bán một lúc nhiều căn hộ nhà ở xã hội khác nhau.
![]() |
Tình trạng mua bán nhà ở xã hội chưa đúng quy định diễn ra khá phổ biến. |
Liên hệ với một người đăng tin rao bán 2 căn hộ nhà ở xã hội có diện tích 56m2 và 63,3 m2 tại dự án Ecohome 2 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), phóng viên VOV được biết, giá bán lại là 18,3 -18,5 triệu đồng/m2. Giá gốc mua căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Ecohome 2 là hơn 14 triệu đồng/m2. Như vậy, nếu bán “trao tay” được một căn hộ, người bán có thể kiếm lời ít nhất hơn 200 triệu đồng.
“Chỉ có bên văn phòng Luật họ xác nhận, làm hợp đồng và làm chứng để tránh trường hợp tranh chấp. Hồ sơ thì có hợp đồng mua bán và một cái đặt cọc, khi nào đủ điều kiện sang tên thì 2 bên sang tên với nhau. 5 năm là tính từ đầu thì đến thời điểm này là hơn 3 năm rồi. Anh cho em giữ lại 35 triệu, sau này có sổ đỏ rồi thì em đóng với chủ đầu tư để lấy sổ về”, người bán cho biết.
Việc rao bán nhà ở xã hội khi chưa đủ điều kiện giao dịch diễn ra dưới nhiều hình thức. Có hiện tượng nhân viên môi giới của các sàn giao dịch bất động sản tự ý đăng tin rao bán căn hộ nhà ở xã hội mà không hỏi ý kiến của chính chủ. Mục đích của việc làm này là lợi dụng tâm lý “săn tìm” để mua được nhà ở xã hội, họ cứ rao bán trước rồi nhận đặt cọc lên tới hàng trăm triệu đồng, sau đó mới thương lượng với chủ nhà.
Một người dân đã mua một căn hộ tại dự án nhà ở xã hội Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) bức xúc: “Tôi là chính chủ mua nhà ở xã hội, nhưng không hiểu sao trên mạng lại thấy có những trang rao bán chính căn hộ của tôi mà tôi không hề biết. Sau khi tìm hiểu gọi đến chính đơn vị rao bán đấy thì tôi được biết đó là nhân viên của các sàn giao dịch. Nếu như tôi có nhu cầu họ sẵn sàng nhận đặt cọc lên đến hàng trăm triệu. Có những khách hàng cũng đã bị lừa, đóng tiền vào nhưng không mua được mà cũng không được trả lại tiền”.
Điều 19 Nghị định 100 của Chính phủ về Phát triển và Quản lý nhà ở xã hội nêu rõ: Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trong thời hạn chưa đủ 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước hoặc bán lại cho chủ đầu tư, hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm.
Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLaw, nếu mua lại nhà ở xã hội khi chưa đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, người mua nhà sẽ rất rủi ro, thậm chí là “trắng tay”.
Đối với những căn hộ này, do chưa đủ điều kiện giao dịch nên các bên chỉ tiến hành làm hợp đồng trao tay và không có giá trị pháp lý. Sau này người mua lại nhà muốn hợp pháp hóa sẽ rất khó khăn, vì là giao dịch bất hợp pháp ngay từ đầu và có nguy cơ không thể sang tên để vào sổ đỏ. Nếu có tranh chấp xảy ra, tòa án sẽ tuyên hợp đồng mua bán này vô hiệu. Nếu người bán lật lọng, đòi lại nhà, người mua lại sẽ phải chịu thiệt.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà khẳng định, văn phòng luật sư hoặc bất kỳ bên thứ 3 nào tiến hành xác nhận hợp đồng mua bán khi nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện giao dịch đều không có giá trị pháp lý.
“Quy định của luật và việc mua bán nhà ở xã hội là phải 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải không còn khoản vay nào với ngân hàng. Hiện nay người ta bán nhà ở xã hội chủ yếu là bán lại suất mua, hầu hết là chưa đủ điều kiện 5 năm, có thể vẫn sử dụng gói vay 30.000 tỷ thì những nhà này thuộc đối tượng không được giao dịch. Vì vậy việc giao dịch như thế với xác nhận chứng kiến của văn phòng luật sư là không đúng”, Luật sư Nguyễn Thanh Hà chỉ rõ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bán nhà ở xã hội sai quy định diễn ra tràn lan. Vì áp lực về nhà ở và không có nhiều tiền nên nhiều người bất chấp các rủi ro về pháp lý để mua lại nhà ở xã hội theo kiểu “trao tay” nhằm giải quyết nhu cầu chỗ ở trước mắt. Có cầu ắt có cung, nên nhiều người, trong đó không ít là môi giới bất động sản đã tranh thủ kiếm lời, bất chấp vi phạm pháp luật để bán nhà ở xã hội và hưởng chênh lệch, đẩy rủi ro cho người mua.
Theo Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam – ông Trần Ngọc Hùng, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này vẫn là việc quản lý chưa tốt và xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội ngay từ đầu chưa đảm bảo đúng đối tượng. Hiện việc xét duyệt hồ sơ mua nhà được giao toàn quyền cho chủ đầu tư mà thiếu giám sát, nên rất dễ để lọt vào danh sách mua nhà ở xã hội những người không thuộc đối tượng được mua.
“Nhà ở xã hội và cả gói 30.000 tỷ đang bị lợi dụng rất nhiều, vì đã giao cho các chủ đầu tư quyền xét duyệt danh sách để bán. Tốt nhất là việc này phải có một tổ công tác hay một nhóm xét duyệt, nếu giao tất cho chủ đầu tư thì rất dễ sai đối tượng. Ngay danh sách đã sai rồi, còn đằng sau đó là bán trao tay thì nhiều lắm”, Ông Trần Ngọc Hùng khuyến cáo.
Chính sách về nhà ở xã hội là đúng đắn, góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của người thu nhập thấp ở đô thị. Việc lợi dụng chính sách tốt đẹp của Nhà nước để trục lợi bằng bất cứ hình thức nào đều cần phải ngăn chặn và xử lý. Thế nhưng, điều đáng nói là tình trạng mua bán nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện, sai quy định pháp luật diễn ra phổ biến và đã được cảnh báo từ lâu, nhưng gần như việc điều tra, xử lý đến nay vẫn còn bỏ ngỏ?!
Theo VOV
" alt=""/>Bán “chui” nhà ở xã hội kiếm lời hàng trăm triệu đồngGần nửa thế kỷ không ngừng nỗ lực
Nhân kỷ niệm 62 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, ông Lê Hồng Phúc, chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân".
Sinh ra và lớn lên trên quê hương của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, thầy thuốc nhân dân Lê Hồng Phúc đã sớm mang nhiều tâm huyết đối với nền Y học Cổ truyền, ông theo học và tốt nghiệp Hệ chính quy Đại học Dược Hà Nội năm 1974. Giữa tình trạng khó khăn chung của đất nước lúc bấy giờ, điều làm ông băn khoăn nhất là tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh trong cộng đồng.
Chính vì vậy, ngay khi về công tác tại một Công ty Dược tuyến huyện ở Hà Tĩnh giữa những năm 1980, ông đã mạnh dạn đầu tư thiết bị, xây dựng xưởng bào chế, mua sắm máy móc rồi tự mày mò sản xuất một số loại thuốc thông dụng từ nguồn dược liệu địa phương. Hàng triệu viên Xuyên Tâm Liên, thuốc ho, thuốc cảm cúm… từ các thảo dược quen thuộc được ông cho ra đời từ những năm này, vừa giải quyết được tình trạng thiếu thuốc ở địa phương, vừa bán ra các khu vực lân cận.
Năm 1993, Lê Hồng Phúc được điều động về công tác tại Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh (Dược Hà Tĩnh) - khi đó chỉ là một đơn vị nhỏ hoạt động cầm chừng và trông chờ vào nhà nước. Ngay lâp tức, ông bắt tay vào xây dựng chiến lược hoạt động cho đơn vị, tập trung vào phát triển sản xuất để vực dậy công ty. Và trong điều kiện cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, ông vẫn không ngừng miệt mài nghiên cứu và sản xuất ra những sản phẩm độc đáo, có hiệu quả điều trị cao.
Nói về hướng đi này của mình, ông cho biết: “Tôi muốn khai thác những bài thuốc cổ truyền, phát triển nguồn nguyên liệu cây thuốc tại địa phương và trong nước. Như vậy, chúng ta vừa có thể làm ra những sản phẩm chất lượng cao mà vẫn ổn định giá cả để phục vụ nhân dân, lại vừa tạo được công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người nông dân”.
Đưa Dược Hà Tĩnh trở thành một thương hiệu mạnh
Cho đến nay, ông đã gắn bó với Dược Hà Tĩnh tròn 24 năm, đưa đơn vị này trở thành một thương hiệu mạnh với cơ sở sản xuất thuốc hiện đại và hơn 160 dòng sản phẩm. Nhiều sản phẩm chất lượng tốt, có hiệu quả điều trị cao với mẫu mã, bao bì đẹp của ông đã vươn ra chinh phục thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, Mộc Hoa Trắng HT và Hoàn Xích Hương đã được Hội đồng của Bộ Y tế bình chọn là sản phẩm “Ngôi sao thuốc Việt” trong số 62 sản phẩm trên toàn quốc.
Ông Lê Hồng Phúc cũng luôn chú trọng vào tính độc đáo của sản phẩm. Đơn cử như sản phẩm Nha Diệu Ngọc. Đây là sản phẩm Nước súc miệng hoàn toàn từ thảo dược đầu tiên có tác dụng hỗ trợ giảm nhanh đau nhức răng, chống viêm - an toàn cho mọi đối tượng sử dụng.
Đặc biệt, khi dịch sốt xuất huyết và Zika đe dọa cộng đồng, ông đã nhanh chóng nghiên cứu và kịp thời cho ra đời sản phẩm kem thoa Vương Tràm Hương để giúp ngừa muỗi và côn trùng cắn. Do được làm hoàn toàn từ các tinh dầu thiên nhiên quen thuộc, loại kem thoa này có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Qua đó phần nào giải tỏa nỗi lo lắng của người dân về các dịch bệnh lây truyền qua muỗi đốt.
Thầy thuốc nhân dân Lê Hồng Phúc cũng là người luôn mong mỏi đóng góp cho sự nghiệp phát triển của ngành Dược nước nhà bằng nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Tại Dược Hà Tĩnh, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm luôn được ông đầu tư một cách nghiêm túc. Nhiều công trình cấp tỉnh, cấp quốc gia của ông và đồng nghiệp đã được đánh giá xuất sắc.
Không thể không nhắc đến một thành tựu lớn trong sự nghiệp của ông Lê Hồng Phúc đó là áp dụng công nghệ bào chế tiên tiến, hiện đại vào Y học cổ truyền, đưa tinh hoa của Y học dân tộc lên một tầm cao mới.
“Chủ trương của ngành Dược nước ta là kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền để phát triển bền vững và tạo ra bản sắc riêng. Chính vì vậy, chúng tôi vừa nỗ lực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất vào nghiên cứu và sản xuất, vừa tích cực phát huy các bài thuốc cổ truyền, cổ phương, bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu thuốc nam tại địa phương”, ông chia sẻ.
Hiện nay Dược Hà Tĩnh đã có phòng thí nghiệm tiên tiến, dây chuyền sản xuất thuốc Đông dược đạt tiêu chuẩn GMP- WHO tại khu liên hợp Hadiphar, và vừa triển khai các dự án dự án SRDP (dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo) để trồng nguồn dược liệu sạch.
Được biết, ngay trước khi trao tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, dược sĩ Lê Hồng Phúc cũng đã được vinh dự đón nhận Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông của Bộ Y Tế vì những đóng góp tích cực cho nền Y học Cổ truyền Việt Nam. Sự công nhận và khích lệ này hứa hẹn sẽ là động lực để ông và những đồng nghiệp của mình tại Dược Hà Tĩnh tiếp tục nghiên cứu và gặt hái thêm nhiều thành công trong thời gian tới.
Doãn Phong" alt=""/>Thầy thuốc Nhân dân 40 năm tâm huyết với nghề dược