Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác gồm tiếp xúc nhiều với bụi và hoá chất nghề nghiệp (hơi, chất kích thích, khói), ô nhiễm không khí trong và ngoài nhà (khói bếp do đun củi, rơm, than...)
Trong khi đó, gánh nặng bệnh COPD cao do việc chẩn đoán muộn. Phát hiện trễ làm tăng tỷ lệ bệnh biến chuyển xấu, áp lực tài chính cho người bệnh và hạn chế lựa chọn điều trị. Các nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng về chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp đáng kể liên quan đến điều trị COPD, phần lớn do chẩn đoán muộn.
Các dấu hiệu ban đầu của COPD gồm khó thở, thở khò khè, đặc biệt khi hoạt động thể chất, tức ngực, ho, ho khan, ho có đờm, sốt nhẹ và cảm giác ớn lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, thiếu năng lượng, sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân. Ở giai đoạn đầu, người bệnh khó thở khi gắng sức lúc leo dốc, leo cầu thang, làm việc nặng. Ở giai đoạn sau, tình trạng khó thở nặng dần lên theo thời gian và ở giai đoạn muộn, người bệnh khó thở liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.
Để cải thiện đời sống, người bệnh cần tuân thủ điều trị, tái khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ. Thực tế, bác sĩ Phương cho biết có nhiều bệnh nhân chỉ đến tái khám khi có triệu chứng. Đây là sai lầm có thể dẫn tới tổn thương phổi, khó điều chỉnh phác đồ điều trị, đánh giá tình trạng bệnh.
Đường thở tổn thương khó trở về bình thường. Tuân thủ điều trị giúp giảm khó thở, ho, bệnh nhân dễ chịu hơn.
Người bệnh cần phòng tránh yếu tố nguy cơ để làm bệnh nặng lên. Theo đó, họ nên vệ sinh nhà cửa, điều hòa; sắp xếp đồ đạc; hạn chế di chuyển nhiều; uống đủ nước; tránh các tác nhân gây bệnh như khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm môi trường.
Người dân thường thu hoạch những đọt ngọn non cuốn lại như vòi voi để chế biến thành món ăn. Rau dớn vào mùa mưa là ngon nhất vì nhiều lá non.
Theo y học cổ truyền, rau dớn là một bài thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Về tính vị, rau dớn có tính mát, lợi tiểu, tốt cho đại tràng. Nhiều công năng khác nhau như chữa ho, nhức đầu, sốt cao, làm lành vết thương, nhiễm trùng da, tiêu chảy, kiết lỵ.
Đặc biệt, rau dớn là thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh. Ăn rau dớn giúp lưu thông máu. Chất nhớt trong lá, thân giúp nhuận tràng. Cành và lá rau này có thể phơi khô làm trà uống. Ngoài ra, bạn có thể chế biến rau dớn thành các món ăn bổ sung trong các bữa cơm hằng ngày.
Trong sinh hoạt, rau dớn có thể giúp bạn làm lành vết thương cầm máu. Lấy 50gram rau dớn rửa sạch giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vết thương. Trường hợp đau bụng, hen suyễn, sốt rét có thể lấy rau dớn rửa sạch đem thái nhỏ rồi sắc lên với 200ml nước đun đến khi gần cạn thì chắt nước uống.
Lương y Sáng lưu ý rau dớn có chất nhờn nên rửa cần nhẹ tay. Ngoài ra, lá và thân bẩn nên cần được rửa thật sạch, chần qua nước sôi để giảm độ nhớt và nâng cao chất lượng món ăn.
Rau dớn thường mọc ở các khu vực ẩm ướt, nó có tác dụng hút asen trong đất làm sạch môi trường nên khi ăn cần chọn rau ở vùng đất không bị ô nhiễm hóa chất. Nên ăn rau nấu chín, hạn chế gỏi rau dớn vì có thể gây chướng bụng cho người ăn.
Hai khu vực được quy hoạch không gian xây dựng ngầm tại TP.HCM gồm: Khu trung tâm hiện hữu mở rộng 930ha và Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm 657ha.
Hiện TP.HCM đang xây dựng và chuẩn bị đưa vào sử dụng tuyến Metro số 1 cũng như chuẩn bị đầu tư các tuyến metro còn lại, việc nghiên cứu quy hoạch không gian xây dựng ngầm và bổ sung một số điểm không gian ngầm khác là cần thiết để khai thác hiệu quả các tuyến metro, vận tải hành khách công cộng.
Theo Bộ Xây dựng, quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị là một nội dung của đồ án quy hoạch đô thị, gồm quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Việc lập quy hoạch chung hoặc quy hoạch chi tiết do UBND TP.HCM xem xét, quyết định dựa trên nhu cầu đầu tư xây dựng công trình ngầm trong đô thị.
Bộ Xây dựng cho rằng, TP.HCM đề xuất lập quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị tại Khu trung tâm hiện hữu mở rộng 930ha và KĐTM Thủ Thiêm khi chưa lập quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm sẽ chưa đủ cơ sở xác định điều kiện kết nối hệ thống công trình ngầm toàn đô thị.
Do đó, để có cơ sở triển khai, TP.HCM cần nghiên cứu lập quy hoạch chung không gian ngầm hoặc lồng ghép vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố đang triển khai.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một trong hai khu vực quy hoạch không gian ngầm ở TP.HCM. |
Theo Sở QH – KT TP.HCM, Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006 và được nghiên cứu trình thẩm định trước khi Luật Quy hoạch đô thị và nghị định hướng dẫn có hiệu lực, do đó chưa nghiên cứu quy hoạch không gian ngầm.
Nội dung quy hoạch không gian ngầm được nghiên cứu trong 2 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 của Khu trung tâm hiện hữu mở rộng Thành phố 930ha và KĐTM Thủ Thiêm, trong đó chỉ xác định sơ bộ vị trí, phạm vi và điểm kết nối.
Sở QH – KT cho hay, quy hoạch không gian ngầm là nội dung mới, trong 2 đồ án quy hoạch phân khu chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu sơ bộ, chưa đáp ứng được các yêu cầu về chức năng, mối liên kết, giá trị khai thác sử dụng… để kêu gọi đầu tư.
Tuy nhiên, nếu lập riêng 1 đồ án quy hoạch phân khu không gian xây dựng ngầm đô thị tại 2 khu vực thì hiện chưa có cơ sở pháp lý theo ý kiến của Bộ Xây dựng.
Trên cơ sở đó, Sở QH – KT TP.HCM đề xuất tổ chức thi tuyển quốc tế về định hướng và ý tưởng không gian xây dựng ngầm cho Khu trung tâm hiện hữu mở rộng Thành phố và KĐTM Thủ Thiêm.
Kết quả thi tuyển sẽ sử dụng làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch không gian xây dựng ngầm trong 2 đồ án quy hoạch và định hướng kêu gọi đầu tư các dự án phát triển không gian ngầm trước mắt, phù hợp với kế hoạch vận hành các tuyến metro cũng như các tuyến vận tải hành khách công cộng trọng điểm.
Các dự án BT: Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc, Dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, Dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính đều chậm tiến độ từ 18 tháng đến gần 3 năm…
" alt=""/>Đề xuất thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch không gian ngầm TP.HCM