Hôm 3/10, Frances Haugen, cựu quản lý sản phẩm của Facebook quyết định xuất hiện công khai trong chương trình truyền hình 60 Minutes trên kênh CBS.
Đây không phải lần đầu tiên một cựu nhân viên đứng lên tố cáo Facebook. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Frances Haugen là bà từng quản lý những sản phẩm dùng thuật toán của Facebook, và ngay trước khi nghỉ đã làm việc ở bộ phận chống tin giả cho nền tảng này.
Tối 5/10 theo giờ Việt Nam, bà đứng trước Thượng viện Mỹ, tố cáo sự hời hợt của Facebook trong việc kiểm duyệt nội dung độc hại cho trẻ em, vào thời điểm cơ quan lập pháp này chuẩn bị chỉnh sửa đạo luật bảo vệ trẻ em trên Internet sau hơn 20 năm.
![]() |
Frances Haugen công khai mặt tối của Facebook với truyền thông. Ảnh: CBS. |
Chuyên gia lâu năm trong ngành công nghệ
Theo giới thiệu trên trang web cá nhân, từ nhỏ, Haugen thường xuyên dự các cuộc họp ở bang Iowa (Mỹ) cùng với bố mẹ. Trải nghiệm đó đã truyền cho bà "cảm giác tự hào về nền dân chủ và trách nhiệm tham gia vào vấn đề chung của người dân".
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Olin và lấy bằng MBA của Harvard, Haugen bắt đầu làm việc cho một số công ty công nghệ từ năm 2006, bao gồm Google, Pinterest và Yelp.
Bà chuyên về "quản lý sản phẩm theo thuật toán" và đã làm việc với một số thuật toán xếp hạng tương tự như công cụ tổ chức thông tin trên News Feed của Facebook.
"Làm việc tại 4 công ty công nghệ lớn, vận hành các loại mạng xã hội khác nhau, tôi có thể so sánh, đối chiếu cách mỗi nơi tiếp cận và đối phó với những thách thức riêng biệt", bà viết trong bảng ghi chú chuẩn bị cho phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ.
Biên tập viên Will Oremus của Washington Post nhận định sự xuất hiện của Haugen chống lại Facebook là một bước ngoặt trong những nỗ lực kiểm soát big tech. Haugen từng trực tiếp làm việc và hiểu rõ những thuật toán của Facebook, nên bà có thể gợi ý những giải pháp hiệu quả hơn.
Vỡ mộng với Facebook
Haugen, 37 tuổi, gia nhập Facebook vào năm 2019 và phụ trách giải quyết các vấn đề liên quan đến dân chủ và thông tin sai lệch. Đây là nội dung mà Facebook cùng các mạng xã hội khác bị chỉ trích rất nhiều trong thời gian qua, đặc biệt xung quanh dịch Covid-19 và bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.
![]() |
Haugen điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 5/10. Ảnh: Reuters. |
Ban đầu, bà làm việc tại nhóm Civic Integrity, với nhiệm vụ chính là thực hiện các nghiên cứu và đưa ra giải pháp để cải thiện Facebook. Tuy nhiên, sau khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc, bộ phận này bị giải tán. Theo chia sẻ của Haugen trên 60 Minutes, quyết định đó phần nào đã khiến cho Facebook bị sử dụng để tổ chức cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol hôm 6/1.
"Tôi tham gia Facebook bởi vì có ai đó xung quanh tôi bị cực đoan hóa trên mạng. Tôi cảm thấy cần đóng vai trò tích cực trong việc tạo ra một Facebook tốt hơn, ít độc hại hơn", Haugen viết trong lời khai chuẩn bị trước.
Nhưng trong khoảng thời gian hơn 2 năm, bà bắt đầu cảm thấy Facebook không thực hiện cam kết về việc các sản phẩm của họ về phục vụ lợi ích công cộng.
"Điều tôi thấy ở Facebook nhiều lần là xung đột lợi ích giữa những gì tốt cho công chúng và những gì tốt cho nền tảng. Hết lần này đến lần khác, công ty chọn cách tối ưu hóa lợi ích của chính mình, chẳng hạn như kiếm nhiều tiền hơn", bà chia sẻ trên 60 Minutes.
Trong tuyên bố trước Thượng viện Mỹ hôm 5/10, Haugen chỉ trích việc Facebook tạo ra một "hệ thống khuếch đại sự chia rẽ, chủ nghĩa cực đoan và phân cực" trên toàn thế giới.
"Facebook đã trở thành công ty trị giá 1 nghìn tỷ USD bằng cách đánh đổi sự an toàn của chúng ta, bao gồm cả sự an toàn của con cái chúng ta. Điều đó không thể chấp nhận được".
Haugen hành động
Bà từ chức quản lý tại Facebook vào tháng 4. Sau khi bàn giao lại một số dự án, Haugen chính thức nghỉ việc từ tháng 5. "Nếu mọi người ghét Facebook hơn vì những gì tôi làm, thì tôi đã thất bại", bà nói với WSJ.
![]() |
Haugen quyết định rời bỏ Facebook và vạch trần chính sách kinh doanh của tập đoàn này. Ảnh: Reuters. |
Khoảng một tháng trước, Haugen nộp ít nhất 8 đơn khiếu nại lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, cáo buộc Facebook che giấu những thiếu sót của họ trước các nhà đầu tư và công chúng.
Bà cũng chia sẻ các tài liệu với WSJ. Hãng thông tấn này đã công bố kết quả một cuộc điều tra gồm nhiều phần, cho thấy Facebook biết rõ vấn đề với các ứng dụng của mình, bao gồm ảnh hưởng xấu của thông tin sai lệch, đặc biệt là tác hại của Instagram đối với các cô gái trẻ.
Sau khi chương trình 60 Minutes lên sóng hôm 3/10, người phát ngôn Facebook, Lena Pietsch đã bác bỏ cáo buộc của Haugen.
"Mỗi ngày, các nhóm của chúng tôi phải cân bằng giữa việc bảo vệ quyền tự do thể hiện bản thân của hàng tỷ người với nhu cầu giữ cho nền tảng an toàn và tích cực. Chúng tôi liên tục cải tiến khả năng xử lý việc lan truyền thông tin sai lệch và nội dung độc hại", đại diện tập đoàn này cho biết.
Lena Pietsch cũng cho rằng cáo buộc "Facebook khuyến khích và làm ngơ trước nội dung xấu" là không đúng sự thật.
Ngoài nội dung liên quan đến Instagram, Haugen còn công bố tài liệu nói về quy tắc kiểm duyệt thiên vị giới tinh hoa trên Facebook, cách thuật toán thúc đẩy sự thù địch, bên cạnh việc các băng đảng ma túy, nhóm buôn người có thể sử dụng nền tảng công khai.
(Theo Zing)
Hơn 6 tiếng Facebook, Instagram và WhatsApp bị lỗi không thể truy cập, nhiều người chợt nhận ra họ đã phụ thuộc vào các dịch vụ này như thế nào hàng ngày.
" alt=""/>Người phụ nữ khiến Facebook đối mặt với cơn đại địa chấnHướng dẫn sử dụng Safari trên iOS 15
Trên iOS 15, trình duyệt Safari có thiết kế hoàn toàn mới. Apple chia sẻ tiêu chí căn bản của thiết kế Safari mới là tôn nội dung lên vị trí trung tâm. Với việc thanh địa chỉ URL được đưa xuống dưới, người dùng sẽ dễ dàng lướt web trên Safari bằng một tay.
Khi bạn lướt nội dung trên trang web, thanh URL sẽ thu nhỏ lại bên dưới. Nếu bạn vuốt ngược lên hoặc chạm vào dưới đáy màn hình, thanh URL sẽ xuất hiện lại. Trong khi đó, thao tác kéo xuống từ mép trên màn hình vẫn sẽ giúp tải lại trang.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn cài extension Safari trên iOS 15
Kể từ phiên bản hệ điều hành iOS 15, trình duyệt Safari còn có thể được cài extension. Như vậy, người dùng có thể bổ sung các tính năng tích hợp trên Safari như chặn quảng cáo, lưu mật khẩu, hay chuyển chế độ tối cho trang web.
Trước hết, người dùng vào "Cài đặt" => "Safari", rồi chọn tiếp "Phần mở rộng". Người dùng sẽ thấy danh sách các extension, để tìm và cài thêm hãy bấm "Phần mở rộng khác".
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn chuyển Safari iOS 15 về giao diện cũ
Trong thời gian đầu lên iOS 15, nhiều người vẫn lạ lẫm với thao tác sử dụng mới. Nếu chưa quen, người dùng cũng có thể chuyển Safari về giao diện cũ, với thanh địa chỉ được đưa lên trên.
Để chuyển Safari về giao diện cũ, người dùng vào mục "Cài đặt" => "Safari". Kéo xuống phần "Tab", hãy chọn "Tab đơn nhất" để đưa thanh địa chỉ lên trên.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn sử dụng Live Text trên iOS 15
Tính năng Live Text trên iOS 15 cũng rất được quan tâm. Tính năng này có thể nhận diện văn bản trong hình ảnh, tách ra chữ viết, số điện thoại, công thức, mật khẩu Wi-Fi...; sau đó hỗ trợ tra cứu và dịch nếu cần.
Để bật tính năng Live Text trên iOS 15, bạn vào "Cài đặt" => "Camera", sau đó kích hoạt "Văn bản trực tiếp".
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn gõ tiếng Việt trên iOS 15 bằng tính năng lướt phím QuickPath
Khoảng 2 năm trước, Apple cho ra đời tính năng lướt phím gõ chữ trên iOS 13, được gọi là QuickPath. Kể từ phiên bản iOS 15 mới ra, QuickPath bắt đầu hỗ trợ thêm một số thứ tiếng trong đó có tiếng Việt.
Để bật QuickPath trên iOS 15, người dùng vào phần "Cài đặt" => "Cài đặt chung" => "Bàn phím". Sau đó hãy bật công tắc phần "Trượt để nhập".
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn sử dụng SharePlay trên FaceTime iOS 15
iOS 15 có tính năng SharePlay, hỗ trợ người dùng iPhone/iPad chia sẻ màn hình với nhau hoặc cùng xem một bộ phim, cùng nghe một bản nhạc khi đang gọi FaceTime.
Tính năng SharePlay chưa có trên iOS 15 thời gian đầu mới ra, nhưng cũng dự kiến xuất hiện trong năm nay 2021.
Để sử dụng SharePlay, người dùng iPhone/iPad cả 2 đầu dây đều cần đảm bảo bật công tắc trong mục Settings => FaceTime => SharePlay.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn làm mờ hậu cảnh FaceTime trên iOS 15
FaceTime được nâng cấp và thêm khá nhiều tính năng mới. Trong đó, chế độ "Chân dung" của FaceTime hỗ trợ làm mờ hậu cảnh phía sau và tập trung điểm nhìn vào người dùng.
Khi đang gọi FaceTime, người dùng iPhone chỉ cần kéo Control Center ra, rồi bấm mục Video Effects, chọn chế độ Portrait.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn tạo chế độ tập trung trên iOS 15
iOS 15 còn hỗ trợ người dùng bằng tính năng Focus. Tính năng này sẽ lọc ra một số nhất định các thông báo và ứng dụng được hiển thị trong từng trường hợp cụ thể, như khi lái xe, làm việc, hoặc chuẩn bị đi ngủ...
Focus giống như phiên bản nâng cấp của tính năng "Do Not Disturb" trên các đời iOS trước, nhưng người dùng được lựa chọn chế độ tập trung một cách linh động hơn. Ngoài lựa chọn chế độ do máy gợi ý, người dùng có thể tự thiết lập chế độ riêng.
Trên iOS 15, người dùng iPhone có thể mở Control Center và chọn vào biểu tượng "Do Not Disturb". Sẽ có một danh sách các chế độ tập trung được hiển thị, người dùng có thể bấm "New Focus" để thiết lập chế độ tự chỉnh.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn ẩn IP trên iOS 15
iOS 15 cũng được bổ sung nhiều tính năng bảo mật. Trong đó, Private Relay hỗ trợ ẩn địa chỉ IP cùng lịch sử duyệt web tương ứng để bảo mật thông tin hơn. Tính năng này là một phần gói dịch vụ cao cấp iCloud+ mới.
Private Relay hoạt động dựa trên 2 máy chủ trạm trung chuyển, trạm của Apple sẽ phụ trách xử lý địa chỉ IP còn trạm của nhà cung cấp trung gian sẽ xử lý địa chỉ web mà người dùng truy cập.
Để trải nghiệm Private Relay trên iOS 15, người dùng truy cập vào "Cài đặt", bấm phần hồ sơ Apple ID, và chọn iCloud. Sau đó, hãy vào tiếp mục "Chuyển tiếp bảo mật" (Private Relay).
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn khôi phục mật khẩu Apple ID trên iOS 15 nhờ người thân
Trên phiên bản hệ điều hành iOS 15 mới ra, người dùng iPhone có thể nhờ người thân hỗ trợ lấy lại mật khẩu Apple ID bị quên, hoặc cả passcode của máy, một cách khá đơn giản và thuận tiện.
Người được nhờ cũng phải đáp ứng một số điều kiện như: Trên 13 tuổi, dùng thiết bị chạy iOS 15 hoặc iPadOS15, cũng đã bật xác thực 2 lớp cho Apple ID, và có cài passcode.
Để chuẩn bị danh sách người thân khi cần khôi phục mật khẩu, người dùng iPhone vào Settings, chọn hồ sơ tài khoản Apple ID của mình, rồi chọn vào "Password & Security" => "Account Recovery".
Trong trường hợp quên mật khẩu, bạn cần liên hệ với người được nhờ để lấy mã khôi phục 6 số. Mã khôi phục này lấy từ mục "Password & Security" => "Account Recovery" của máy người được nhờ.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn thiết lập mật khẩu 2 lớp trên iOS 15
Kể từ phiên bản iOS 15 mới phát hành, người dùng iPhone có thêm ứng dụng xác thực tích hợp sẵn trong hệ điều hành này. Vì thế, người dùng iPhone không cần tải thêm Google Authenticator hay công cụ nào tương đương.
Để sử dụng ứng dụng xác thực tích hợp sẵn trong iOS 15, người dùng iPhone vào mục Settings => Passwords. Hãy lựa chọn website cần cài mật khẩu 2 lớp (ví dụ: facebook.com) trong danh sách, hoặc nếu chưa có hãy bấm dấu + để thêm thông tin.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Hướng dẫn kiểm tra màn hình iPhone cũ trên iOS 15
iOS 15 còn có một tính năng hỗ trợ người dùng phát hiện ra chiếc iPhone cũ đã bị thay màn hình hay chưa. Người dùng chỉ cần vào mục "Cài đặt" => "Cài đặt chung" => "Giới thiệu".
Phía dưới mục "Gói bảo hành", nếu xuất hiện "Thông báo quan trọng về màn hình" với nội dung "Không thể xác minh rằng iPhone này có màn hình Apple chính hãng", thì nhiều khả năng máy đã bị thay màn hình.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn ở đây.
Anh Hào
Ứng dụng FaceTime trên iOS 15 có rất nhiều tính năng mới như xem phim chung, âm thanh nổi, làm mờ hậu cảnh, chế độ lưới khung hình, hay link hỗ trợ cả người dùng nền tảng khác tham gia.
" alt=""/>Hướng dẫn sử dụng iOS 15