Ảnh: Reuters

Bộ Thương mại cho biết, họ không thể trả lời về các cuộc điều tra đang diễn ra. Đồng thời nhấn mạnh việc bảo vệ sự an toàn và an ninh của người dân Hoa Kỳ, chống lại việc thu thập thông tin là điều quan trọng để đảm bảo nền kinh tế và an ninh quốc gia.

Cho tới thời điểm này, Huawei vẫn bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc của Chính phủ Mỹ ,rằng họ có thể do thám khách hàng Mỹ và gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không phản hồi về các cáo buộc cụ thể. Trong một tuyên bố gửi qua email, có đoạn: "Chính phủ Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia và quyền lực nhà nước để dốc toàn lực trấn áp Huawei và các công ty viễn thông Trung Quốc khác, mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào cho thấy họ là mối đe dọa an ninh đối với Mỹ hay các quốc gia khác . "

Tám quan chức chính phủ Hoa Kỳ hiện tại và cựu quan chức cho biết, cuộc điều tra phản ánh những lo ngại về an ninh quốc gia từ Huawei, công ty vốn đã bị hàng loạt hạn chế của Chính phủ trong những năm gần đây.

Nếu Bộ Thương mại xác định Huawei gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia, nó có thể vượt ra ngoài các hạn chế áp đặt hiện có do Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ đưa ra. 

Các cơ quan này có thể sử dụng các quyền lực mới do chính quyền Trump tạo ra để cấm tất cả các giao dịch của Mỹ với Huawei, yêu cầu các nhà mạng viễn thông nước này nhanh chóng loại bỏ các công nghệ của Huawei, hoặc đối mặt với tiền phạt hoặc các hình phạt khác, theo Reuters cho biết. Hiện FCC vẫn chưa đưa ra bình luận nào.

Căng thẳng chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung

Huawei từ lâu đã bị chính phủ Mỹ cáo buộc rằng, họ có thể theo dõi khách hàng Mỹ, mặc dù các nhà chức trách ở Washington chưa đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục. Do đó, Huawei liên tục phủ nhận các cáo buộc.

Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo, một số công ty Trung Quốc như Huawei có thể thu thập bất kỳ thông tin nào của người dùng truyền qua thiết bị hoặc mạng của họ, trong một bài phát biểu vào năm 2020. Không dừng lại ở đó, các thông tin này có thể được giao cho chính phủ Trung Quốc nếu được yêu cầu.

Reuters vẫn chưa tìm thấy bất kỳ thông tin nào cho thấy các thiết bị có khả năng thu thập thông tin như chính quyền Mỹ tuyên bố.

Jim Lewis, chuyên gia công nghệ và an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC cho biết: "Nếu bạn có thể gắn thiết bị thu vào một tháp (điện thoại di động), bạn có thể thu thập tín hiệu và điều đó có nghĩa là bạn có thể nhận được thông tin tình báo.”

Để giải quyết mối nguy tiềm tàng, đạo luật năm 2019 cùng các quy tắc liên quan cấm các công ty Mỹ sử dụng trợ cấp liên bang để mua thiết bị viễn thông từ Huawei. Luật này cũng giao nhiệm vụ cho FCC buộc các nhà mạng Hoa Kỳ nhận trợ cấp liên bang thanh lọc mạng lưới thiết bị Huawei của họ, đổi lại họ sẽ được hoàn lại tiền. Thời hạn để hoàn tất quá trình thanh lọc sẽ kéo dài ít nhất tới năm 2023.

Ủy ban Truyền thông Liên bang Brendan Carr cho biết, các tháp di động sử dụng công nghệ của Huawei xung quanh căn cứ Không quân Malmstrom, Montana, nơi giám sát một phần các bãi tên lửa của Mỹ.

Bên cạnh đó, các hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở Nebraska và Wyoming cũng nằm cạnh các tháp di động vận hành bằng công nghệ của Huawei.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Carr cho rằng, dữ liệu từ điện thoại thông minh do Huawei thu được có thể tiết lộ các hoạt động di chuyển của quân đội gần các địa điểm trên, sâu xa hơn là hệ thống cảnh báo sớm nếu xảy ra một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo ICBM.

Crystal Rhoades, một ủy viên tại cơ quan quản lý viễn thông của Nebraska, đã báo động giới truyền thông về nguy cơ gây ra bởi các tháp điện thoại di động do Viaero sở hữu gần với các hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ở phía tây tiểu bang. 

Tại Wyoming, Giám đốc điều hành Union Wireless, John Woody, cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 với Reuters rằng, khu vực phủ sóng của công ty bao gồm các hầm chứa tên lửa ICBM gần căn cứ Không quân F.E. Warren. Trong khi đó, các thiết bị của họ như  bộ chuyển mạch, bộ định tuyến… đều đến từ Huawei.

Trước những lo ngại của chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến Huawei, bất kỳ công ty công nghệ thông tin hoặc truyền thông nào tiếp tục sử dụng các sản phẩm của công ty Trung Quốc này đều có thể bị phạt, theo Rick Sofield, một cựu quan chức Bộ Tư pháp (DOJ) trong bộ phận an ninh quốc gia.

Theo trát đòi hầu tòa vào tháng 4/2021, Huawei có 30 ngày để cung cấp các hồ sơ xác định các giao dịch kinh doanh và mối quan hệ của họ với các đối tác bên ngoài Mỹ, có quyền truy cập vào các thông tin công ty này thu được.

Trọng tâm của cuộc điều tra yêu cầu Huawei cung cấp một danh mục hoàn chỉnh tất cả các loại thiết bị được bán cho bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ truyền thông nào ở Hoa Kỳ, như tên và địa điểm của các bên tham gia mua bán.

Thái Hoàng (theo Reuters)

" />
欢迎来到NEWS

NEWS

Huawei bị điều tra vì lắp đặt công nghệ gần hầm chứa tên lửa của Mỹ

时间:2025-01-18 17:58:40 出处:Kinh doanh阅读(143)

Một cuộc điều tra được Bộ Thương mại Mỹ mở ra vào đầu năm 2021,ịđiềutravìlắpđặtcôngnghệgầnhầmchứatênlửacủaMỹman ci trát đòi hầu tòa Huawei vào tháng 4 trước thông tin về "chính sách chia sẻ dữ liệu mà thiết bị của công ty thể thu được từ điện thoại di động với các bên nước ngoài. " 

Ảnh: Reuters

Bộ Thương mại cho biết, họ không thể trả lời về các cuộc điều tra đang diễn ra. Đồng thời nhấn mạnh việc bảo vệ sự an toàn và an ninh của người dân Hoa Kỳ, chống lại việc thu thập thông tin là điều quan trọng để đảm bảo nền kinh tế và an ninh quốc gia.

Cho tới thời điểm này, Huawei vẫn bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc của Chính phủ Mỹ ,rằng họ có thể do thám khách hàng Mỹ và gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không phản hồi về các cáo buộc cụ thể. Trong một tuyên bố gửi qua email, có đoạn: "Chính phủ Mỹ lạm dụng khái niệm an ninh quốc gia và quyền lực nhà nước để dốc toàn lực trấn áp Huawei và các công ty viễn thông Trung Quốc khác, mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào cho thấy họ là mối đe dọa an ninh đối với Mỹ hay các quốc gia khác . "

Tám quan chức chính phủ Hoa Kỳ hiện tại và cựu quan chức cho biết, cuộc điều tra phản ánh những lo ngại về an ninh quốc gia từ Huawei, công ty vốn đã bị hàng loạt hạn chế của Chính phủ trong những năm gần đây.

Nếu Bộ Thương mại xác định Huawei gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia, nó có thể vượt ra ngoài các hạn chế áp đặt hiện có do Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ đưa ra. 

Các cơ quan này có thể sử dụng các quyền lực mới do chính quyền Trump tạo ra để cấm tất cả các giao dịch của Mỹ với Huawei, yêu cầu các nhà mạng viễn thông nước này nhanh chóng loại bỏ các công nghệ của Huawei, hoặc đối mặt với tiền phạt hoặc các hình phạt khác, theo Reuters cho biết. Hiện FCC vẫn chưa đưa ra bình luận nào.

Căng thẳng chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung

Huawei từ lâu đã bị chính phủ Mỹ cáo buộc rằng, họ có thể theo dõi khách hàng Mỹ, mặc dù các nhà chức trách ở Washington chưa đưa ra nhiều bằng chứng thuyết phục. Do đó, Huawei liên tục phủ nhận các cáo buộc.

Giám đốc FBI Christopher Wray cảnh báo, một số công ty Trung Quốc như Huawei có thể thu thập bất kỳ thông tin nào của người dùng truyền qua thiết bị hoặc mạng của họ, trong một bài phát biểu vào năm 2020. Không dừng lại ở đó, các thông tin này có thể được giao cho chính phủ Trung Quốc nếu được yêu cầu.

Reuters vẫn chưa tìm thấy bất kỳ thông tin nào cho thấy các thiết bị có khả năng thu thập thông tin như chính quyền Mỹ tuyên bố.

Jim Lewis, chuyên gia công nghệ và an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC cho biết: "Nếu bạn có thể gắn thiết bị thu vào một tháp (điện thoại di động), bạn có thể thu thập tín hiệu và điều đó có nghĩa là bạn có thể nhận được thông tin tình báo.”

Để giải quyết mối nguy tiềm tàng, đạo luật năm 2019 cùng các quy tắc liên quan cấm các công ty Mỹ sử dụng trợ cấp liên bang để mua thiết bị viễn thông từ Huawei. Luật này cũng giao nhiệm vụ cho FCC buộc các nhà mạng Hoa Kỳ nhận trợ cấp liên bang thanh lọc mạng lưới thiết bị Huawei của họ, đổi lại họ sẽ được hoàn lại tiền. Thời hạn để hoàn tất quá trình thanh lọc sẽ kéo dài ít nhất tới năm 2023.

Ủy ban Truyền thông Liên bang Brendan Carr cho biết, các tháp di động sử dụng công nghệ của Huawei xung quanh căn cứ Không quân Malmstrom, Montana, nơi giám sát một phần các bãi tên lửa của Mỹ.

Bên cạnh đó, các hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở Nebraska và Wyoming cũng nằm cạnh các tháp di động vận hành bằng công nghệ của Huawei.

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters, ông Carr cho rằng, dữ liệu từ điện thoại thông minh do Huawei thu được có thể tiết lộ các hoạt động di chuyển của quân đội gần các địa điểm trên, sâu xa hơn là hệ thống cảnh báo sớm nếu xảy ra một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo ICBM.

Crystal Rhoades, một ủy viên tại cơ quan quản lý viễn thông của Nebraska, đã báo động giới truyền thông về nguy cơ gây ra bởi các tháp điện thoại di động do Viaero sở hữu gần với các hầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ở phía tây tiểu bang. 

Tại Wyoming, Giám đốc điều hành Union Wireless, John Woody, cho biết trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 với Reuters rằng, khu vực phủ sóng của công ty bao gồm các hầm chứa tên lửa ICBM gần căn cứ Không quân F.E. Warren. Trong khi đó, các thiết bị của họ như  bộ chuyển mạch, bộ định tuyến… đều đến từ Huawei.

Trước những lo ngại của chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến Huawei, bất kỳ công ty công nghệ thông tin hoặc truyền thông nào tiếp tục sử dụng các sản phẩm của công ty Trung Quốc này đều có thể bị phạt, theo Rick Sofield, một cựu quan chức Bộ Tư pháp (DOJ) trong bộ phận an ninh quốc gia.

Theo trát đòi hầu tòa vào tháng 4/2021, Huawei có 30 ngày để cung cấp các hồ sơ xác định các giao dịch kinh doanh và mối quan hệ của họ với các đối tác bên ngoài Mỹ, có quyền truy cập vào các thông tin công ty này thu được.

Trọng tâm của cuộc điều tra yêu cầu Huawei cung cấp một danh mục hoàn chỉnh tất cả các loại thiết bị được bán cho bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ truyền thông nào ở Hoa Kỳ, như tên và địa điểm của các bên tham gia mua bán.

Thái Hoàng (theo Reuters)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: