Bóng đá

Nhận định, soi kèo Samaxi vs Zira, 17h00 ngày 24/1: Khó tin cửa dưới

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-27 18:58:13 我要评论(0)

Hư Vân - 24/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g trực tiếp bóng đá mutrực tiếp bóng đá mu、、

ậnđịnhsoikèoSamaxivsZirahngàyKhótincửadướtrực tiếp bóng đá mu   Hư Vân - 24/01/2025 04:30  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
a11111.jpg
Nghi thức dâng đăng trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Minh Tú

Lễ tạ cuối năm là truyền thống của người Việt Nam với quan niệm “có vay, có trả”. Ngoài thể hiện lòng biết ơn, nhiều người thường hành hương tới đền, chùa để tìm bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ, cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới. 

Ngày mùng 1 tháng chạp vừa qua, ở miền Bắc, hàng nghìn người đội mưa từ khắp nơi đổ về Phủ Tây Hồ (Tây Hồ, Hà Nội) làm lễ tạ dịp cuối năm. Trong khi đó tại miền Nam, núi Bà Đen (Tây Ninh) cũng hút hàng nghìn người mỗi ngày trong tháng cuối năm đến tạ lễ tại hệ thống chùa Bà tại lưng chừng núi.

Núi Bà Đen là điểm đến hành hương nổi tiếng linh thiêng, mỗi năm đón hàng triệu lượt người dân và du khách đến chiêm bái. Hệ thống 6 ngôi chùa từ chân lên đến lưng núi gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu từ lâu đã là điểm tựa tâm linh của người dân Nam bộ.

a22222.jpg
Hệ thống chùa Bà linh thiêng tại núi Bà Đen. Ảnh: Hải An

Vào mùa lễ tạ năm nay, người dân và du khách đến núi Bà không chỉ làm lễ cầu Linh Sơn Thánh Mẫu tại khu vực chùa Bà, mà còn tham gia nhiều trải nghiệm trên đỉnh núi. Đặc biệt, nghi thức dâng đăng được tổ chức vào tối thứ 7 hàng tuần trong tháng cuối cùng của năm Quý Mão. Nghi thức dâng đăng diễn ra tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn là dịp để người dân tiễn năm cũ qua đi và cầu ước cho một năm mới bình an, may mắn. 

Trong văn hoá Phật giáo, ở mỗi ngọn đèn hoa đăng được thắp sáng, Phật tử gửi vào đó một tâm niệm thiện lành, an lạc cho mọi người. Nghi thức đẹp của Phật giáo này được tổ chức vào các dịp lễ lớn tại đỉnh núi Bà Đen như: Lễ hội Xuân núi Bà, Lễ Vía Bà Đen, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan… và trong suốt mùa lễ tạ cuối năm. Điều đặc biệt là tại đây, mỗi du khách sẽ tự tay viết lời nguyện ước và thắp sáng ngọn đèn đăng của mình, cùng hoà vào không khí trang nghiêm trong nghi thức truyền đăng, niệm Phật và thả đăng trên dòng nước quanh trụ kinh Bát Nhã. 

a33333.jpg
Không gian huyền ảo trước lễ dâng đăng trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Minh Tú

Khi lên đỉnh Bà Đen, du khách sẽ chìm đắm giữa không gian huyền ảo và thiêng liêng của hàng ngàn ngọn đăng lấp lánh tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Sau nghi thức, các ngọn đăng sẽ được hoá nguyện với mong muốn những lời nguyện ước được gửi gắm trong hoa đăng sẽ thành hiện thực.

Dành cho các du khách không có cơ hội lên đỉnh núi vào thứ 7, các ngọn đăng đã được chuẩn bị sẵn tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn vào các ngày trong tuần. Người dân và du khách có thể tự tay viết lời cầu nguyện lên các ngọn đăng, sau đó các ngọn đăng sẽ được khu du lịch Sun World Ba Den Mountain dâng và hoá nguyện trong lễ tạ vào tối thứ 7 hàng tuần.

a44444.jpg
Từng du khách tự viết lời nguyện ước và ráp đèn đăng trên núi Bà Đen. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Đặc biệt, những ngày cuối năm cũng là dịp để người dân và du khách viết lời nguyện ước lên những ngọn đăng sẽ được dâng trong Lễ khai quang đại tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới trên đỉnh núi Bà Đen vào ngày 28/1/2024. Hơn 20.000 ngọn đăng của Phật tử và du khách thập phương sẽ dâng trong lễ khai quang, làm nên một đêm dâng đăng lớn chưa từng có trên đỉnh núi Bà Đen.

Núi Bà Đen trong tâm thức của nhiều người dân là nơi “cầu được ước thấy”, là nơi để gửi gắm ước nguyện và tìm kiếm sự bình an. Những ngày cuối năm chính là thời khắc để hàng ngàn người dân và du khách đến với mảnh đất hành hương, để tỏ lòng tri ân với Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát và gửi gắm ước nguyện cho một năm mới an yên, trọn vẹn.

Doãn Phong

" alt="Núi Bà Đen tổ chức dâng đăng vào mọi tối thứ 7 trong tháng chạp" width="90" height="59"/>

Núi Bà Đen tổ chức dâng đăng vào mọi tối thứ 7 trong tháng chạp

W-ruoc-nuoc-1-1.jpg
2 chiếc thuyền lớn và nhiều thuyền nhỏ chở theo hàng trăm người đi múc nước trong buổi sáng sương mờ trên sông. Ảnh: Quốc Huy

Lễ hội đền Vua Mai (tên thật là Mai Thúc Loan) là một nghi lễ tâm linh có từ hàng nghìn năm qua, xuất phát từ tập quán sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương, mang ý niệm khơi trong, gạn đục, tẩy trần, cầu mong một mùa lễ hội viên mãn. 

Lễ rước nước là một nghi lễ quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội đền Vua Mai. Thuyền rước nước xuất phát từ bến đò chợ Sa Nam, di chuyển xuống dòng sông Lam, thuộc địa phận thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn, Nghệ An).

Trước khi diễn ra lễ rước nước vào đền Vua Mai, ban tổ chức làm lễ cúng báo cáo đức Vua, xin phép để việc xuống sông đi thuyền xin nước được diễn ra an toàn và thành công.

W-ruoc-nuoc-8-1.jpg
Cụ Nguyễn Quang Chư cùng đoàn rước nước đi bộ từ bến đò Sa Nam để đưa nước về đền Vua Mai. Ảnh: Quốc Huy

Theo ban tổ chức, việc rước nước trên dòng sông Lam vào đền Vua là muốn truyền đi thông điệp đầu xuân năm mới mọi việc diễn ra trong lành mát mẻ, tận dụng nước tinh khiết giữa dòng sông để đưa về phụng thờ Vua, cầu mong cho mọi người dân trong được bình an, vui vẻ, ấm no, hạnh phúc và rộng ra là cầu cho Quốc thái dân an.

Vừa từ thuyền đi rước nước vào đền, ông Nguyễn Quang Chư chia sẻ, ông và gia đình rất vinh dự khi được Hội đồng Ban tổ chức lễ hội Vua Mai bình chọn đi múc nước trên sông Lam.

W-ruoc-nuoc-3-1.jpg
Thời tiết có mưa phùn nhỏ trong buổi rước nước đầu xuân Giáp Thìn. Ảnh: Quốc Huy

Trao đổi VietNamNet, ông Nguyễn Văn Đường - Trưởng Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho biết: “Người dân lên thuyền, chọn vị trí này là nơi nước sạch nhất để rước nước từ giữa dòng sông Lam rồi đưa về đền làm lễ khai quang, lau chùi các đồ các đồ tế khí trên bàn thờ của đức Vua. Việc rước nước còn là tín ngưỡng của nhân dân ghi nhớ, tôn sùng đối với vị Anh hùng dân tộc đối với Hoàng đế Mai Thúc Loan” – ông Đường chia sẻ.

Lễ hội có hơn 200 người tham gia đi rước nước trên các tàu thuyền và hàng ngàn người dân, du khách đến đứng bên bờ sông Lam theo dõi. Từ bến thuyền Sa Nam đền thờ Vua Mai đi đến vị trí xin rước nước dài khoảng 2km. Thời gian buổi lễ xin và rước nước diễn ra trong vòng hơn 2 tiếng đồng hồ.

Lễ hội đền Vua Mai sẽ diễn ra trong ngày hôm nay và 2 ngày tiếp theo, với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch.

Một số hình ảnh ghi lại buổi lễ rước nước vào đền Vua Mai năm Giáp Thìn.

W-ruoc-nuoc-10-1.jpg
4 thanh niên khoẻ mạnh được giao trọng trách khiêng nước vào đền thờ Vua Mai. Ảnh: QH
w ruoc nuoc 9 1 666.jpg
Dòng người từ dưới bờ sông Lam tiến về đền Vua Mai. Ảnh: Quốc Huy
" alt="2 thuyền lớn chở hàng trăm người đi rước nước trên sông Lam" width="90" height="59"/>

2 thuyền lớn chở hàng trăm người đi rước nước trên sông Lam