Sếp Viettel: “Chính phủ nên có chính sách đầu tư, mua sắm công để bảo vệ thị trường trong nước”
Ông Nguyễn Đình Chiến,ếpViettelChínhphủnêncóchínhsáchđầutưmuasắmcôngđểbảovệthịtrườngtrongnướbarca Phó Tổng giám đốc Viettel cho rằng, Việt Nam có cơ hội trong nghiên cứu sản xuất sản phẩm công nghệ cao, nhưng Chính phủ nên có chính sách đầu tư, mua sắm công để bảo vệ thị trường. |
Phát biểu tại buổi làm việc mới đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Bộ TT&TT, ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng giám đốc Viettel tin tưởng rằng người Việt Nam có đủ khả năng tự chủ nghiên cứu sản xuất thành công thiết bị hạ tầng viễn thông để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia và sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện Viettel đã sẵn sàng các nguồn lực cho ngành Công nghiệp Điện tử Viễn thông.
Cơ hội đang đến với Việt Nam
Ông Nguyễn Đình Chiến cho biết, Viettel đã và đang xây dựng các khu nghiên cứu, phòng thí nghiệm hiện đại ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các nhà máy sản xuất lắp ráp điện tử, nhà máy cơ khí chính xác và động lực học, các khu vực tích hợp, khu vực kiểm thử sản phẩm đảm bảo cho việc nghiên cứu, sản xuất các dòng sản phẩm Công nghiệp CNC. Ngoài ra, thiết bị viễn thông muốn đưa ra được thị trường trước hết cần có môi trường thực để chứng minh, thử nghiệm sản phẩm. Viettel với lợi thế là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam và 10 thị trường quốc tế nên các thiết bị do Viettel nghiên cứu sản xuất có nhiều cơ hội được trải nghiệm, kiểm chứng về chất lượng, đây là điều kiện mà không phải nhà sản xuất thiết bị hạ tầng viễn thông nào cũng có.
“9 năm qua, Viettel trải qua những nhiệm vụ đầy thách thức với mục tiêu rất cao, Viettel đã hình thành được đội ngũ kỹ sư nghiên cứu với hơn 3.000 người, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu là Tiến sĩ, Thạc sĩ của các Viện nghiên cứu của Viettel chiếm hơn 25%. Trong đó, phần lớn tốt nghiệp xuất sắc, được đào tạo từ nước ngoài. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu sản xuất của Viettel đã tích lũy được sự tự tin, kinh nghiệm trong nghiên cứu sản xuất các thiết bị Công nghiệp công nghệ cao trong đó có các thiết bị hạ tầng Viễn thông. Viettel và các doanh nghiệp khác cũng đã xây dựng được mạng lưới chuyên gia giỏi trên toàn cầu, sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước những vấn đề khó trong nghiên cứu sản xuất”, ông Nguyễn Đình Chiến nói.
Đại diện Viettel cho biết: "Hàng năm Viettel trích kinh phí từ lợi nhuận trước thuế để bổ sung vào Quỹ phát triển KHCN, hiện tại chúng tôi đang trích khoảng 3% lợi nhuận trước thuế để phục vụ nghiên cứu. So với các tập đoàn lớn trên thế giới như Apple, Samsung hay Huawei, nguồn kinh phí này không lớn nhưng là một nguồn lực đáng kể giúp tạo ra sự thay đổi không nhỏ trong việc triển khai nghiên cứu sản xuất thiết bị công nghiệp công nghệ cao trong đó có thiết bị hạ tầng viễn thông của Viettel".
Đại diện Viettel còn cho rằng, thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp cho việc rút ngắn thời gian chuyển hóa từ nghiên cứu đến sản xuất. Viettel đã sử dụng các công cụ mô phỏng làm giảm thời gian nghiên cứu, thiết kế; gia tăng độ chính xác trong nghiên cứu sản xuất sản phẩm công nghệ cao, nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 như AI, Bigdata, IoT.. để đưa vào các sản phẩm Điện tử Viễn thông. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nguồn tài nguyên quý giá nhất là dữ liệu và con người, đã xác định xuất phát điểm của Việt Nam không quá xa so với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới.
相关推荐
- Soi kèo góc Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1
- Dịp người lao động nghỉ việc riêng nhưng vẫn được hưởng lương
- Nghẹt thở với những trận cầu đỉnh cao La Liga trên SCTV15
- Ronaldo thừa nhận sai lầm khi trở lại MU
- Nhận định, soi kèo Malmo vs Twente, 0h45 ngày 24/1: Chiến thắng danh dự
- Ngô Kiến Huy lần đầu khoe nơi đang sống, sang không kém gì Trấn Thành
- Nhận định Viettel vs CAHN, 19h15 ngày 12/8
- Nữ VĐV Mỹ đánh bại huyền thoại Jamaica, phá kỷ lục chạy 100m