Đây là ca khúc Mai Diệu Ly viết đã khá lâu, nhưng Valentine năm nay mới chính thức thực hiện MV và phát hành. Trước đó cô để dành ca khúc hát cho riêng mình mỗi khi nhớ về một kỷ niệm yêu đã qua. Nhưng thời điểm này khi trưởng thành hơn, Mai Diệu Ly lại muốn lan toả tinh thần lạc quan trong tình yêu nên quyết định công khai ca khúc.
Nữ ca sĩ trải qua nhiều thăng trầm trong chuyện tình cảm, từng đau đớn, rơi nước mắt và sau những điều đó cô nhận ra đừng bao giờ than thân trách phận khi tình duyên không được như ý.
Ngoài đời, Mai Diệu Ly tiết lộ có khoảng thời gian dài từ chối rất nhiều những lời tỏ tình để “đợi” chính mình sâu lắng, chín chắn, trưởng thành hơn và vẫn chờ người đàn ông cô cảm nhận được sự đồng điệu trong tâm hồn nhất.
MV Ngày tuyệt vời nhấtlà sản phẩm âm nhạc được Mai Diệu Ly tâm huyết thực hiện sau album hát nhạc Phú Quang Tình khúc Phú Quang - Nỗi nhớ mùa đôngra mắt tháng 12/2023.
Mai Diệu Ly khóc tiết lộ lý do từng bị nhạc sĩ Phú Quang giậnTrong buổi ra mắt album nhạc Phú Quang, ca sĩ Mai Diệu Ly kể lại những kỷ niệm chưa từng tiết lộ của mình với cố nhạc sĩ." alt=""/>Mai Diệu Ly tiết lộ từng từ chối nhiều lời tỏ tìnhKhông “thần thánh hóa” ChatGPT và cũng không nhìn nhận tiêu cực, lựa chọn thái độ bình tĩnh đón nhận các sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) là quan điểm được ông Nguyễn Thế Hùng, CEO công ty cổ phần Phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES), người sáng lập startup DauThau.info - nền tảng công nghệ giúp tìm kiếm thông tin thầu, chia sẻ với VietNamNet.
Các sản phẩm trí tuệ nhân tạo ngày càng hoàn thiện
Trước ChatGPT, trí tuệ nhân tạo (AI) đã là từ khóa “hot” của ngành công nghệ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Còn nhớ, cách đây vài năm, Big data và AI là những từ khóa được nhắc đến rất nhiều ở Việt Nam. Sau đó, một loạt sản phẩm công nghệ được giới thiệu là ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã ra đời. Đặc biệt, các chatbot được “gắn” mác AI nhiều vô kể. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm gây khó chịu cho người dùng và bị các doanh nghiệp quay lưng khi hiệu quả sử dụng kém.
Bản thân ChatGPT cũng không phải là sản phẩm mới ra đời trong thời gian ngắn. Công cụ này xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở OpenAI và mô hình AI tự học GPT-3 (ra đời năm 2020). Thời điểm đó, OpenAI có lẽ là công ty công nghệ duy nhất cung cấp API truy cập tới AI GPT-3 cho công chúng, mọi người chỉ việc đóng tiền là sử dụng được. Thế nhưng, việc tiếp cận API chỉ dành cho các nhà phát triển và lập trình viên nên OpenAI nhận được ít sự quan tâm hơn mong đợi. Cuối năm 2022, OpenAI quyết định tung ra ChatGPT – sản phẩm được phát triển trên một phiên bản chỉnh sửa của GPT-3, thường gọi là phiên bản 3.5, để người sử dụng thông thường có thể thử nghiệm, thay vì chỉ có các lập trình viên như trước đây.
Dưới góc nhìn truyền thông, ChatGPT là một chiêu tiếp thị vô cùng thành công giúp OpenAI vực dậy mảng kinh doanh của mình và buộc các nhà phát triển, lập trình viên phải quan tâm và tích hợp OpenAI vào sản phẩm, dịch vụ của họ. Sự quan tâm của công chúng với ChatGPT cũng khiến các nhà đầu tư hưng phấn sẵn sàng rót tiền cho OpenAI và đặt báo động đỏ cho các ông lớn về công nghệ buộc họ phải quyết liệt hơn với việc nỗ lực đưa các phần mềm AI vào phục vụ kinh doanh nhằm tránh bị vượt mặt.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, OpenAI từng cung cấp nhiều sản phẩm AI chuyên biệt nhưng chưa có sản phẩm nào quá thành công về mặt truyền thông vì chỉ tập trung vào một nhóm chức năng nhất định. ChatGPT thì khác, nó là một AI “chung chung” cung cấp mọi thông tin mà người dùng hỏi, từ lập trình tới thông tin từ cổ chí kim. Đây là chuyện người thường không thể làm được do giới hạn của trí nhớ và khả năng lưu trữ thông tin. Cũng vì thế, mọi người dễ chấp nhận tính tương đối hoặc một tỷ lệ thông tin có thể bị sai.
Phản hồi tích cực của người dùng khiến cho các nhà phát triển AI nói riêng và doanh nghiệp công nghệ nói chung "sôi sục". Tới đây, nguồn tiền đầu tư sẽ tiếp tục được rót nhiều vào AI và chắc chắn sẽ giúp sức không nhỏ giúp thúc đẩy lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ.
Cá nhân tôi cho rằng, ChatGPT cũng là dấu hiệu cho thấy “độ chín" của các sản phẩm trí tuệ nhân tạo khi có thể tạo ra nhiều sản phẩm tương tác tốt hơn với con người, không chỉ đơn giản như những chatbot hỗ trợ sản phẩm có phần “ngờ nghệch” và ít thông tin mà trước đây công chúng gặp phải. Các doanh nghiệp đều sẽ chú trọng tích hợp ChatGPT vào hệ thống chat hỗ trợ khách hàng. Còn các doanh nghiệp công nghệ sẽ có thêm việc làm.
Hãy bình tĩnh ứng dụng ChatGPT và hưởng thụ thành quả từ AI
Bên cạnh sự ấn tượng với khả năng của ChatGPT trong lĩnh vực lập trình, chúng tôi khá bất ngờ với khả năng học hỏi của ChatGPT khi trò chuyện với người sử dụng.
Dẫu vậy, tôi cho rằng ChatGPT không thể thay thế lập trình viên nhưng nó sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển phần mềm, cụ thể như hỗ trợ viết code nhanh hơn, thậm chí là giúp mọi người học lập trình.
Với cách tiếp cận đó, việc cần làm đầu tiên của chúng tôi là thay đổi đề thi tuyển dụng hoặc giám sát quá trình làm của ứng viên vì các câu hỏi giải thuật hiện ChatGPT có thể xử lý dễ dàng. Tiếp theo, là tích hợp ChatGPT vào phần mềm lập trình để hỗ trợ các lập trình viên code nhanh hơn. Sau cùng là xem xét sử dụng ChatGPT tích hợp vào các phần mềm chatbot hỗ trợ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ…
Nhìn chung, ChatGPT khá hay ho! Song thần thánh hóa ChatGPT quá như việc so sánh OpenAI có thể lật đổ cỗ máy tìm kiếm Google lại là sai lầm vì chúng là 2 sản phẩm hoàn toàn khác nhau, sẽ song hành và phục vụ các mục đích khác nhau. ChatGPT chỉ là một sản phẩm AI tương tự như nhiều sản phẩm AI khác và thử nghiệm thực tế cho thấy nó còn nhiều sai sót. Do vậy, các sản phẩm đạt “độ chín” nhất định như ChatGPT nên được ứng dụng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp một cách phù hợp.
Phần mềm nguồn mở OpenAI có mã nguồn công khai và miễn phí, vì thế sử dụng OpenAI để phát triển một sản phẩm trí tuệ nhân tạo mới không khó. Cái khó là đủ dữ liệu và nguồn lực nhằm huấn luyện nó đạt được kết quả như ChatGPT. Tự triển khai một sản phẩm AI có lẽ chỉ dành cho các doanh nghiệp có nguồn lực lớn với ngân sách cả triệu USD, thậm chí cả tỷ USD. Với doanh nghiệp nhỏ, cách nhanh nhất là sử dụng API mà các AI như ChatGPT cung cấp để tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Nguyễn Thế Hùng, CEO Công ty cổ phần Phát triển nguồn mở Việt Nam
Bài 4: Đừng kỳ vọng ChatGPT sẽ thay thế con người trong một sớm một chiều
" alt=""/>ChatGPT thể hiện “độ chín' của các sản phẩm trí tuệ nhân tạoChally Grundwag – một chuyên viên tâm lý – ngồi đối mặt với 3 giáo viên đang ngồi quanh chiếc bàn dành cho học sinh mầm non. Bà hỏi cả nhóm: “Mẫu trẻ nào thực sự khiến bạn nổi điên?”
Họ suy nghĩ một lúc rồi một người trả lời: “Những đứa trẻ hay khóc”. “Tôi chỉ muốn nói với chúng rằng ‘Im đi. Rồi con sẽ ổn thôi. Nhưng cô thì không thể”.
Một đứa trẻ đang khóc có thể là thách thức phổ biến với phụ huynh, nhưng với giáo viên – khi phải đối mặt với hơn một chục tình huống diễn ra cùng lúc như vậy, căng thẳng có thể nổ ra. Và những giáo viên bị choáng ngợp có thể phản ứng theo cách làm trẻ khó chịu hơn, tạo ra một vòng tròn căng thẳng khiến tỷ lệ bị đình chỉ và đuổi học đối với trẻ mầm non ngày càng cao. Đó là lý do tại sao Grundwag đang cố gắng giúp họ.
“Bạn làm gì trong trường hợp đó?” – Grundwag hỏi các giáo viên đang chia sẻ nỗi thất vọng của mình với bà.
“Tôi nói ‘Con có thể khó chịu. Con có thể khóc. Cô sẽ ở ngay đây’” – một giáo viên trả lời.
“Chúng tôi cho bọn trẻ biết rằng chúng tôi ở đây để giúp chúng” – Linda Aguilar, chủ một nhóm trẻ mầm non, một trong 50 trung tâm giữ trẻ mà Kidango đang quản lý ở khu vực Vịnh San Francisco. Hầu hết các trường ở đây phục vụ đối tượng gia đình thu nhập thấp. “Chúng tôi cố gắng để tâm mọi lúc mọi nơi bởi vì bạn không bao giờ biết được chuyện gì sẽ xảy ra”.
Grundwag gật đầu đồng ý.
Bà đã làm việc với nhóm này và 20 giáo viên cũng như hiệu trưởng trường mầm non khác trong khu vực kể từ khi bắt đầu năm học.
Bà Chally Grundwag, chuyên viên tâm lý đang nói chuyện với cô giáo Chari Plumeri |
Grundwag có bằng thạc sĩ về tư vấn tâm lý. Bà cho biết, một số giáo viên mầm non có thể làm những việc khiến hành vi của trẻ trở nên trầm trọng hơn, ví dụ như nói về thái độ của trẻ trước mặt một đứa trẻ khác, hoặc nói to, khiến trẻ xấu hổ trước mặt các bạn. Bà Grundwag cho rằng, làm việc với các tư vấn viên tâm lý sẽ giúp giáo viên có cơ hội trút giận, chia sẻ và hiểu được nhu cầu của trẻ thay vì cảm thấy thất vọng, cô đơn và thiếu kiểm soát.
Cứ mỗi ngày thứ Ba, bà Grundwag dành hàng giờ ở đây – tại Trung tâm Dorsa của Kidango và một trung tâm khác gần đó. Bà tương tác với trẻ em, quan sát các giáo viên và giúp các thành viên trong nhóm phát triển các chiến lược để xử lý những hành vi khó mà không cần phải la hét, phạt hay đình chỉ. Bà cũng gặp gỡ các gia đình để chia sẻ thông tin về sự phát triển cảm xúc và xã hội của trẻ, nếu cần thì thăm trẻ tại nhà.
Một trong những phần quan trọng nhất trong công việc của bà là trị liệu cho các giáo viên. Bà lắng nghe họ nói về những thách thức, đưa ra lời khuyên nếu cần và khen ngợi họ về những việc mà họ đã làm tốt.
Mùa thu năm ngoái, cựu thống đốc bang California – ông Jerry Brown đã ký đạo luật hỗ trợ thêm các tư vấn viên tâm lý – những người giống như bà Grundwag – cho các nhóm trẻ và trường mầm non công lập. Mục tiêu của sự hỗ trợ này là giúp các giáo viên giữ được bình tĩnh và tập trung trong lớp học, xử lý những thách thức khó khăn nhất với lũ trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu tính trên toàn nước Mỹ, sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý có thể giúp giảm tỷ lệ đình chỉ và cho trẻ nghỉ học ở trường mầm non. Năm 2016, khoảng 50.000 trẻ mầm non bị đình chỉ ít nhất 1 lần, và ít nhất 17.000 trẻ bị cho nghỉ học – theo Trung tâm Tiến bộ Hoa kỳ dựa trên số liệu của Khảo sát quốc gia về Sức khoẻ trẻ em năm 2016.
Trẻ em da đen và các bé trai là đối tượng có xu hướng bị đình chỉ nhiều hơn, một thực tế cho thấy sự thiên vị chủng tộc trong ngành giáo dục. Đình chỉ học không cải thiện được hành vi của trẻ và có thể gây ra những hậu quả lâu dài. Những đứa trẻ bị đình chỉ ở cấp mầm non có xu hướng bỏ học trung học nhiều hơn và sau đó bị tống giam nhiều hơn.
Những tác phẩm của trẻ treo trên tường trung tâm chăm sóc trẻ Kidango
|
Luật mới của bang California sẽ tăng ngân sách mà một trung tâm hoặc trường mầm non nhận được lên 5%/ trẻ nếu trung tâm đó có dịch vụ tư vấn tâm lý.
Một lời khuyên đơn giản từ chuyên gia tâm lý cũng có thể làm thay đổi cả giáo viên và học sinh. Ví dụ như trường hợp một bé trai khóc suốt 7 tiếng từ lúc đến lớp tới lúc tan học bất kể giáo viên có làm gì đi chăng nữa. Một trong số các giáo viên ngày càng chán nản và bỏ cuộc. Cô quyết định dành sự tập trung cho những đứa trẻ khác. Một giáo viên khác tiếp tục cố gắng, nhưng cô cũng cảm thấy mình đang thất bại. Cô bắt đầu mất kiên nhẫn.
Đó là lúc Tena Sloan – một nhà trị liệu được cấp phép – ghé thăm. Bà và một tư vấn viên khác đã gặp gỡ bố mẹ đứa trẻ, sau đó họ cùng nhau ngồi xuống lắng nghe các giáo viên nói. Ngay lập tức, họ phát hiện ra rằng ở ngôi trường trước đó, cậu bé từng bị nhốt trong tủ khi cư xử không đúng mực. Chấn thương đó rõ ràng đã gây ám ảnh với cậu bé, bà Sloan nhớ lại. “Đứa trẻ không biết rằng những giáo viên này sẽ an toàn với nó”.
Gần như ngay lập tức, 2 giáo viên kia cảm thấy đồng cảm với cậu bé. Họ trở nên kiên nhẫn hơn và có động lực để giúp cậu bé hoà nhập. Với sự giúp đỡ của các tư vấn viên, họ lên kế hoạch tập trung vào nhu cầu của trẻ. Thay vì khuyến khích cậu bé tham gia các hoạt động, họ ngồi cạnh để cho cậu bé biết rằng mình không cô đơn. Họ tìm được một đứa trẻ khác trong lớp có thể nói tiếng mẹ đẻ của cậu, khiến cậu cảm thấy thoải mái hơn. Cậu bé vẫn tỏ ra khó khăn, nhưng dần dần cảm thấy thoải mái hơn.
Giáo viên mầm non thường được trả lương thấp và phải làm việc trong môi trường đòi hỏi khắt khe, đáp ứng nhu cầu của hàng chục đứa trẻ mỗi ngày.
Nghiên cứu cho thấy giáo viên mầm non có tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cao hơn các giáo viên cấp học khác cùng tuổi. Một nghiên cứu kết luận rằng, gần ¼ giáo viên đến các trung tâm tâm lý đang ở mức độ trầm cảm nặng.
Những thách thức này có thể khiến giáo viên bỏ nghề. Một số báo cáo cho biết tỷ lệ giáo viên mầm non bỏ nghề mỗi năm là khoảng 40% - gần gấp đôi tỷ lệ giáo viên các cấp học khác.
Theo một cuộc khảo sát mới đây về các chương trình tư vấn sức khoẻ tâm thần được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Con người và Trẻ em, ĐH Georgetown, các nghiên cứu viên phát hiện ra rằng, ít nhất 20 tiểu bang có sử dụng dịch vụ tư vấn tâm lý cho trường mầm non ở một mức độ nào đó, và 11 tiểu bang có chương trình ở tất cả các trường.
Mặc dù California đã có những bước tiến đầy hứa hẹn, song chắc chắn sẽ còn mất nhiều thời gian nữa để một tiểu bang lớn có thể đặt ra các quy chuẩn về dịch vụ tư vấn sức khoẻ tâm thần. Cũng có thể sẽ rất khó để tìm được những chuyên gia tâm lý đủ kinh nghiệm để làm việc cho các nhóm trẻ công lập của tiểu bang.
Chị Linda Aguilar, giám đốc trung tâm chăm sóc trẻ em Kidango ở San Jose, nhớ lại một cậu bé từng có hành vi đấm giáo viên và các bạn. Hành vi ấy khiến cậu bị đình chỉ bởi một số trung tâm trước khi đến với lớp học của chị. Nhưng với sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, chị đã tạo một “hộp công cụ” - thứ có thể giúp cậu bé lấy lại bình tĩnh và giải phóng năng lượng. Aguilar đã cho vào hộp một quả bóng, một con gấu bông, chiếc máy thổi bong bóng và những món đồ chơi nhỏ khác giúp cậu bé xao nhãng và bình tĩnh lại khi tức giận.
Ngoài việc giúp cậu bé chuyển hướng hành vi, cách này cũng có tác động rõ ràng tới đứa trẻ. “Sau khi cậu bé biết rằng sẽ không bị chúng tôi đuổi ra, hành vi của đứa trẻ bắt đầu thay đổi” – chị nói.
Nguyễn Thảo (Theo NBC News)
" alt=""/>Mỹ: 50.000 trẻ mầm non bị đình chỉ học mỗi năm