“Xe tăng Mỹ đã đến gần vị trí của chúng tôi và lính bộ binh Nga đã dùng súng phóng lựu RPG-7 tấn công nó. Xe tăng phải dừng bước và bị một đội điều khiển UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) thiêu rụi. Họ đã sử dụng 2 chiếc UAV cảm tử Upyr do chúng tôi sản xuất”, người phát ngôn kể lại sự việc.
Các lực lượng Moscow đã phá hủy 2 xe tăng Abrams gần Avdiivka cũng với sự trợ giúp của FPV. Trong trận giao tranh diễn ra vào ngày 26/2 gần làng Berdychi, binh sĩ Nga đã phá hủy một số khí tài của quân Ukraine, bao gồm cả xe tăng Abrams viện trợ từ Mỹ. Tại cuộc họp báo cùng ngày, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, điều đó chứng tỏ năng lực lợi hại của quân đội Nga cũng như quyết tâm “phi quân sự hóa Ukraine”.
Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối xác nhận hay đưa ra bất kỳ bình luận nào sau thông tin về vụ xe tăng Abrams đầu tiên bị phá hủy ở Ukraine, đồng thời chuyển mọi câu hỏi tới Kiev.
Hungary cảnh báo hậu quả chậm đàm phán với Ukraine
Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Kossuth hôm 3/3, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nhận định, Ukraine sẽ không thể củng cố vị thế đàm phán của họ dựa vào diễn biến trên tiền tuyến như một số nhà lãnh đạo phương Tây kỳ vọng. Quan chức này cảnh báo, các cuộc đàm phán hòa bình càng bị trì hoãn lâu, kết quả sẽ càng tồi tệ đối với Kiev.
Theo đài RT, ngay từ đầu cuộc xung đột, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, Washington sẽ tiếp tục trang bị vũ khí cho Kiev nhằm “tăng cường sức mạnh để đạt được giải pháp ngoại giao công bằng trên bàn thương lượng”. Các nhà ngoại giao EU cũng đưa ra những cam kết tương tự, thường kèm đảm bảo rằng chỉ Ukraine mới có thể quyết định thời điểm hòa đàm với Nga.
Tuy nhiên, Hungary có quan điểm khác. Cả Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Ngoại trưởng Szijjarto đều kêu gọi ngừng bắn và đàm phán từ năm 2022. Vài tuần trước khi Kiev để mất thành trì chủ chốt Avdiivka, ông Orban phát biểu: “Thời gian đang đứng về phía người Nga. Xung đột càng kéo dài, càng có nhiều người thiệt mạng và cán cân quyền lực sẽ không thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine”.
Cách đây 8 tháng, dưới xương sườn Kiều xuất hiện triệu chứng nổi cục. Tại Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), qua xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán em mắc bệnh ung thư phần mềm.
Ngày nhập viện cũng đúng thời điểm Kiều bước vào học kỳ 2 năm lớp 8. Trong tâm hồn non nớt của em vẫn đau đáu về một giấc mơ còn đang dang dở: “Cháu buồn lắm. Cháu muốn trở thành một nữ công an điều tra. Bố mẹ vất vả, nếu cháu thực hiện được ước mơ của mình thì sẽ giúp được bố mẹ rất nhiều".
Biết mình mắc bệnh nặng, khó hồi phục, Kiều đã khóc nhiều đêm dài. Sau khi được gia đình động viên, em cũng suy nghĩ tích cực hơn. Bản thân cô bé không muốn bố mẹ quá đau lòng về mình.
Thế nhưng vào lúc Kiều nhập viện, ông nội em lại bị suy tim độ 3, thường xuyên phải đi cấp cứu. Gia đình neo người, cùng lúc có 2 người đi bệnh viện, cha mẹ Kiều buộc phải nghỉ việc để chăm sóc hai ông cháu dẫn đến kinh tế lâm vào bế tắc.
Mỗi tháng, Kiều phải truyền hoá chất 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 10 ngày tuỳ vào thể trạng phục hồi. Số tiền thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm hỗ trợ cho mỗi lần như vậy, cùng với chi phí sinh hoạt, đi lại có khi lên tới 30 triệu đồng.
Trong khi đó, anh Lê Văn Vinh (SN 1982), bố của Kiều làm công nhân điện lực, mẹ em làm thủ thư trường học. Thu nhập của cả hai chỉ đủ trang trải sinh hoạt và nuôi các con. Để có tiền cho con gái chữa bệnh ung thư và cha già, hai vợ chồng phải chật vật xoay xở, vay mượn gần 250 triệu đồng từ người quen, họ hàng.
Số tiền này nhanh chóng cạn kiệt sau một thời gian Kiều đi bệnh viện. Hiện tại, cha mẹ em đã nghỉ việc, tiền không làm ra, khả năng vay cũng chẳng còn, gia đình hết sức lo lắng vì sợ con gái sẽ phải dừng việc chữa trị.
Chứng kiến con gái héo mòn trên giường bệnh, chị Hoàng Thị Thiệp buồn bã: "Cháu cũng đã đủ lớn, đủ biết bệnh mình nặng không chữa được. Thấy con như vậy, vợ chồng tôi đau lòng lắm".
Mỗi lần có bạn cùng phòng được trở về nhà để duy trì tái khám, Kiều lại mong ngóng, ao ước quay trở lại trường học. Con khao khát được đến trường, còn cha mẹ đang chờ đợi tia hy vọng ít ỏi sẽ có chút tiền lo cho đợt điều trị tiếp theo.
Bà Lường Thị Thuyết, tổ trưởng tổ 8 thị trấn Bằng Lũng chia sẻ: Cháu Liêu Thị Kiều, con gái chị Hoàng Thị Thiệp và anh Liêu Văn Vinh không may mắc bệnh ung thư. Mặc dù hai vợ chồng trước đây đều có việc làm nhưng thu nhập không đủ lo thuốc men chữa bệnh cho con. Nay cả nhà đã vay mượn quá nhiều, lại nghỉ việc chăm con nên không làm ra kinh tế. Rất mong hoàn cảnh của họ nhận được sự quan tâm, tương trợ từ phía cộng đồng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Hoàng Thị Thiệp, tổ 8, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. SĐT: 0977618311. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.294 (em Liêu Thị Kiều) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Ngoài ra, khám phá kiến trúc trên các tuyến phố đẹp Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt và Hai Bà Trưng cũng như tham quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hay Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội Maison Centrale) là cách hay để có cái nhìn tổng quan nhất về lịch sử phong phú của Hà Nội.
Michelin cũng gợi ý du khách đến một số công viên, vườn hoa và di tích văn hóa trong ngày thứ hai.
Tham quan Công viên Thống Nhất, một trong những công viên lớn nhất ở trung tâm thành phố, là cách để tận hưởng bầu không khí nhộn nhịp khi người dân địa phương tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau.
Nhà hát Lớn Hà Nội mang tính biểu tượng, được coi là ví dụ điển hình về phong cách kiến trúc thời Pháp thuộc hay Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, nơi lưu giữ bộ sưu tập hiện vật hấp dẫn giới thiệu lịch sử sâu sắc của dân tộc, được mệnh danh là viên ngọc văn hóa của thủ đô, chắc chắn là những điểm đến ấn tượng với mọi du khách.
Hà Nội được đánh giá là thủ đô sôi động, là một thành phố giàu lịch sử, văn hóa, nhưng cũng năng động, hiện đại. Hà Nội có những con phố nhộn nhịp, nhiều xe máy, những người bán hàng rong nhưng cũng yên bình với nhiều hồ nước xinh đẹp, các ngôi đền, đình, chùa cổ.
Kết thúc bài viết, Michelin nhấn mạnh các con phố tại Hà Nội hầu như đều ngập bóng cây rợp mát, kiến trúc Pháp cổ và các quán cà phê náo nhiệt là điểm đến không thể bỏ qua với bất kỳ du khách nào.