Giải trí

Họa sĩ Đào Hải Phong nói về vụ triển lãm tranh giả chấn động

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-19 11:28:36 我要评论(0)

Họa sĩ Đào Hải Phong đã nói như vậy khi được hỏi về thị trường tranh tại Việt Nam sau màn treo tranhlịch bóng đá ýlịch bóng đá ý、、

Họa sĩ Đào Hải Phong đã nói như vậy khi được hỏi về thị trường tranh tại Việt Nam sau màn treo tranh giả ở Bảo tàng mỹ thuật đang gây chấn động dư luận.

{ keywords}
Bức tranh của họa sĩ Thành Chương bị tảy xóa tên và 'hô biến' thành tranh Tạ Tỵ trong cuộc triển lãm.

Sự giả thì đương nhiên nó lòi ra ngay

Anh có quan tâm đến cuộc triển lãm 'Những bức tranh trở về từ châu Âu' diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM gây xôn xao giới mỹ thuật vì hầu hết là tranh giả không?ọasĩĐàoHảiPhongnóivềvụtriểnlãmtranhgiảchấnđộlịch bóng đá ý

- Tôi có nghe bàn về việc này nhưng không quan tâm lắm dù có đọc thông tin trên mạng rằng hầu hết các tác phẩm được trưng bày đều là tranh giả. Khách quan mà nói, khi một dân tộc, một đất nước mà văn hóa cũng có sự giả dối là rất nguy rồi.  Trong giai đoạn hội nhập mà có những tệ nạn văn hóa kiểu như thế để đi lừa công chúng người Việt thì tôi cho đó là dấu hiệu của sự nguy nan vì người ta không còn coi trọng văn hóa nữa. Khi một xã hội mà văn hóa cũng bị làm giả thì nó còn liên quan đến đạo đức.

Nhưng nghệ thuật rất hay ở chỗ nó không thể đánh lừa được, dù làm giả có tinh vi đến mấy. Ví dụ nhà sưu tập Lê Minh vừa rồi có mang tranh Lê Phổ về Việt Nam nhưng không ai nói đó là tranh Lê Phổ giả, dù tranh đó với tôi không phải là bức xuất sắc nhất Lê Phổ. Không phải mọi bức tranh của các họa sĩ đều xuất sắc nhất nhưng tình cảm, phong cách đích thực thì chan hòa khắp các tác phẩm của họ. Sự giả thì đương nhiên nó lòi ra ngay. Tôi cho nghệ thuật là giá trị đích thực không thể làm giả được còn nếu họ cố tình làm giả giá trị nghệ thuật thì cần phải xem xét lại sự lâm nguy của một xã hội.

Tuy nhiên, trong trường hợp triển lãm lần này, có ý kiến cho rằng 'sự cố tình' nhiều hơn là vô tình trưng bày tranh giả. Bởi không thể mang triển lãm một bộ sưu tập mà người ta không biết tất cả đều là giả?

Tôi nghĩ cố tình hay không thì kết luận còn phụ thuộc vào cơ quan điều tra. Còn nghệ sĩ, công chúng thì chỉ cảm thấy một sự thất vọng trước các tác giả mình yêu mến. Biết đâu người chủ sở hữu tranh đó cũng bị lừa thì sao? Có thể người ta được mua rẻ những bức tranh đó thì sao? có nhiều động cơ lắm mà tôi nghĩ mình không thể chụp mũ cho họ bởi tôi chưa được gặp họ. Bởi chuyện bị mắc lừa là chuyện thường xuyên xảy ra, nhất là nghệ thuật tương đối trừu tượng với những người thiếu tri thức. Những người quan tâm đến nghệ thuật đôi khi họ xem tranh bằng tai, cứ nghĩ tác giả đó nổi tiếng thì đương nhiên bức tranh của họ là đẹp.

{ keywords}
Phác thảo bức 'Trừu Tượng' vẫn được họa sĩ Thành Chương lưu giữ.

 Tôi nhớ câu chuyện anh chia sẻ với tôi cách đây vài năm về việc hiện tại xuất hiện tầng lớp những người giàu nhanh chóng và tranh như một thứ trang sức làm sang cho họ. Nhiều khi họ bỏ tiền ra mua cho oai mà không biết tường tận về tác phẩm mình mua, đó có phải lý do dẫn đến việc xuất hiện tranh giả ngày càng nhiều?

Tôi biết có nhiều đại gia, đặc biệt là ở Trung Quốc, trước hết họ cứ bỏ tiền ra mua để 'chiếm đoạt' tranh của những họa sĩ nổi tiếng đã xong rồi sẽ đi tìm hiểu. Và con cái họ, dù mới ngoài 20 tuổi nhưng được đi học ở nước ngoài sẽ về 'giáo dục' lại bố mẹ cách thưởng thức nghệ thuật. Họ có thể không nghe bạn bè khuyên nhưng lại nghe lời con cái mình với sự vui mừng rằng chúng đã trưởng thành. Cùng với đó, họ được sự cổ xúy của những người xung quanh, nó trở thành niềm vui lớn, to hơn cả tiền bạc. Lúc đó họ sẽ quan tâm tìm hiểu thêm về tác giả những bức tranh ấy.

Việt Nam đang là thị trường ê chề nhất về tranh

Với sự xuất hiện của tầng lớp những người siêu giàu, xem ra thị trường tranh sẽ ngày một sôi động?

Không! Việt Nam hiện giờ đang là thị trường ê chề nhất về tranh vì nhiều yếu tố. Thứ nhất người ta không tin VN có những họa sĩ có được những điều đó. Thứ hai là tệ nạn tranh giả và rởm. Điều đó làm người mua nước ngoài nản và không muốn dây vào thứ đó làm gì. Còn người giàu trong nước thì đa số văn hóa không song hành với túi tiền của họ. Cuối cùng, tranh không dành cho số đông.

{ keywords}
Họa sĩ Đào Hải Phong

Anh nói nhiều người sưu tập tranh thì tri thức không tỉ lệ thuận với túi tiền, đó là nguyên cớ khiến thị trường tranh giả trở nên sôi động?

Có nhiều người sở hữu tranh của những họa sĩ tên tuổi không đơn thuần là giữ tranh cho mai sau mà có yếu tố đầu cơ trong đó. Khi đã có động cơ trục lợi thì đương nhiên có người lừa. Còn khi thưởng thức tranh thật, yêu bằng con tim thật thì những người sở hữu những bức tranh của các họa sĩ tên tuổi quá cố cũng chỉ có 50% giữ cho xã hội chứ không giữ cho bản thân mình. Tất cả các bộ sưu tập của các tỷ phú khi quá cố họ đều hiến tặng hết cho các bảo tàng chứ không giữ cho riêng mình.

Trong thời buổi mọi giá trị đảo lộn như hiện nay thì chuyện một triển lãm bày toàn tranh giả tại bảo tàng có gì là lạ?

Tôi cho đó là dấu hiệu đáng buồn khi chính người Việt cũng hoang mang không biết mình lưu giữ những bản tranh này là thật hay giả. Chưa kể những người có điều kiện sở hữu thì đáng buồn là họ không được giáo dục về nghệ thuật.

Nhưng triển lãm ở gallery thì không sao, đằng này họ ngang nhiên mang tranh giả triển lãm ở một bảo tàng lớn như bảo tàng mỹ thuật, anh nghĩ sao?

Chính vì điều đó là cái rất đau đớn. Tôi tin những người ở bảo tàng có khi họ không đủ kiến thức chứ không phải không có. Và tôi nghĩ có thể không coi đó là chuyện quan trọng để kiểm duyệt.

Hoàng Vy

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Renault Kwid luôn là một trong những chiếc ô tô bán chạy nhất tại thị trường Ấn Độ. Lý do mẫu xe này hút khách một phần quan trọng là xe có giá rất rẻ. 

Để tiếp nối thành công kể trên, mới đây, hãng xe Pháp Renault vừa tung ra mẫu Renault Kwid tương thích BS6. Mẫu ô tô này có đến 12 phiên bản để khách hàng lựa chọn.

Chiếc Renault Kwid tương thích BS6 được bán tại thị trường Ấn Độ với giá Rs 2,92 lakh (tương đương 95 triệu đồng). Bản cập nhật của Renault Renault cũng tăng giá ở tất cả các biến thể với số tiền là 9.000 rupee (khoảng 2,93 triệu đồng).

{keywords}
  Renault Kwid tương thích BS6 dành cho thị trường Ấn Độ.

Cung cấp sức mạnh cho chiếc hatchback này là các động cơ xăng, giống như trước đây. Tuy nhiên, những động cơ này đã được cập nhật để tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về khí thải.

Mẫu hatchback Renault Kwid này có 2 lựa chọn động cơ xăng. Đó là động cơ xăng 0.8 lít, ba xi-lanh tạo ra công suất 54 mã lực và mô-men xoắn 72Nm. Lựa chọn thứ 2 là động cơ xăng 1.0 lít, ba xi-lanh tạo ra công suất 68 mã lực và mô-men xoắn 91Nm. Công suất này giống với chiếc xe đáp ứng tiêu chuẩn BS4.

Về tùy chọn hộp số, động cơ 1.0 lít có 2 tùy chọn hộp số là hộp số tự động AMT 5 cấp độ và động cơ thủ công 5 cấp độ. Còn động cơ 0.8 lít lại không có sẵn các tùy chọn này mà sẽ được bổ sung sau.

Thiết kế và danh sách các thiết bị của Renault Kwid mới không có gì thay đổi so với phiên bản trước đây. Mẫu hatchback này được cung cấp túi khí cho người lái, ABS, EBD, cảm biến phía sau, nhắc nhở thắt dây an toàn và hệ thống cảnh báo tốc độ theo tiêu chuẩn.

Đặc biệt, biến thể Renault Kwid hàng đầu được trang bị hệ thống thông tin giải trí màn hình cảm ứng 8.0 inch với hỗ trợ Android Auto và Apple CarPlay, camera đỗ xe phía sau, tựa tay cho hàng ghế sau và nhiều tiện ích khác.

Tại thị trường Ấn Độ, Renault Kwid sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của một số mẫu ô tô giá rẻ khác như Maruti Suzuki Alto, Alto K10, Datsun Redigo và Maruti Suzuki S-Presso. Các đối thủ cạnh tranh đều có động cơ tuân thủ BS6 và có giá bán hấp dẫn. Chẳng hạn, mẫu Maruti Suzuki S-Presso có giá từ Rs 3,71 - 4,99 lakh (tương đương 121 - 162 triệu đồng), còn K10 Alto có giá từ Rs 2,95 - 4,17 lakh (khoảng 96 - 136 triệu đồng).

Phương Linh (Theo Autocarindia)

45 triệu chơi xe đạp hoài cổ Craftsman 1924, chất chơi dân Đồng Tháp

45 triệu chơi xe đạp hoài cổ Craftsman 1924, chất chơi dân Đồng Tháp

Mẫu xe đạp máy dáng hoài cổ Craftsman 1924 có giá khá chát, từ 2.000 USD trở lên nhưng vẫn có không ít dân chơi Việt Nam săn tìm như một cách để thể hiện đẳng cấp và đam mê của mình.

" alt="Ô tô Pháp giá 95 triệu gây sốt" width="90" height="59"/>

Ô tô Pháp giá 95 triệu gây sốt

Măng là món ăn phổ biến nhưng không nên lạm dụng. Ảnh: Instagram.

Theo Tiến sĩ Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, trong Đông y, măng có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu thực.

Măng khô là món ăn truyền thống, vừa chống ngán, vừa bổ sung chất xơ. Thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần giảm mỡ máu và rối loạn cholesterol. Măng còn chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường miễn dịch.

Tuy nhiên, chất xơ trong măng khó tiêu hóa hơn so với các loại rau xanh khác. Măng khô có tính lạnh nên chỉ ăn với liều lượng vừa phải, việc sử dụng quá nhiều có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Tiến sĩ Hoàng cho rằng người có bệnh đường tiêu hóa ăn măng sẽ gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản cũng không nên sử dụng loại thực phẩm này.

Hiện nay, trên thị trường, măng khô có thể bị tẩm các hóa chất chống nấm mốc như lưu huỳnh. Sản phẩm chứa chất này có thể khiến người dùng bị ngộ độc, dẫn đến các triệu chứng như say, nôn, ói. Vì vậy, bác sĩ Hoàng cho biết người dân nên ngâm măng vài ngày và luộc kỹ, sau đó ninh 2-3 giờ để lưu huỳnh bay hơi. Đặc biệt, canh măng không nên để qua đêm vì có thể gây ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi sinh vật. 

Cách chế biến măng khô ngày Tết để loại bỏ độc tố

Cách chế biến măng khô ngày Tết để loại bỏ độc tố

Măng khô là món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyên chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn nhiều." alt="Ai không nên ăn canh măng để tránh gây hại cho sức khỏe? " width="90" height="59"/>

Ai không nên ăn canh măng để tránh gây hại cho sức khỏe? 

Trong 2 giờ tại Tòa soạn báo VietNamNet, TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trưởng phòng khám, tư vấn tiêm chủng (Bệnh viện Nhi Trung ương) và ThS.BS Trần Thị Lan Anh - Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) nói về Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 12-17 tuổi đang được triển khai trên toàn quốc, và tư vấn trực tuyến về mọi vấn đề liên quan tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em; như lứa tuổi tiêm, loại vắc xin, hạn dùng, bảo quản, liều lượng, cách tiêm, chăm sóc sau tiêm…

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:

 

Vắc xin Covid-19 an toàn với trẻ em

Hoài A, Nữ - 34 Tuổi

Việc tiêm vắc xin Covid-19 ở trẻ em có điều gì khác biệt so với người lớn mà không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới đều đang rất thận trọng trong vấn đề này? Bà nghĩ gì về điều này?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Vắc xin Covid-19 hiện được sử dụng nhiều triệu liều cho nhóm từ 18 tuổi trở lên, điều này cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm số ca mắc, ca nhập viện và ca tử vong. Để tăng miễn dịch cộng đồng, trên thế giới, vắc xin Covid-19 đã được sử dụng cho nhóm dưới 18 tuổi tại nhiều nước.

Tuy nhiên, khi chúng ta tiêm vắc xin này, ở một số cộng đồng còn khá thận trọng là do trẻ em là nhóm tuổi luôn được quan tâm chăm sóc của gia đình cũng như toàn xã hội. Do đó, khi triển khai vắc xin mới như vắc xin Covid-19, sự thận trọng đối với nhóm tuổi này là cần thiết. Hơn nữa, nhóm dưới 18 đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện thể chất, tâm sinh lý. Vì vậy, hiệu quả đáp ứng miễn dịch và những phản ứng sau tiêm có thể không hoàn toàn giống nhóm trên 18 tuổi. Việc đánh giá hiệu quả sau tiêm tức thì và lâu dài ở nhóm tuổi này cần đặc biệt được quan tâm.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hiệu quả phòng bệnh và rủi ro về sức khỏe tiềm ẩn sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở dưới nhóm 18 tuổi thấp hơn rất nhiều so với trẻ bị mắc bệnh. Theo tôi, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ là cần thiết.

Nguyễn Mạnh Hùng, Nam - 42 Tuổi

Tôi muốn hỏi vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ em có thành phần gồm những gì? Có khác vắc xin cho người trưởng thành (trên 18 tuổi)?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Vắc xin Pfizer hiện nay đang tiêm cho nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi có thành phần tương tự với vắc xin dành cho người trên 18 tuổi, bao gồm thành phần có trong nhiều loại thực phẩm như chất béo, đường, muối và mảnh vô hại mARN của virus SARS-CoV-2. Các thành phần này sẽ được cơ thể đào thải tự nhiên giống như việc các tế bào đào thải những chất không dùng đến.

Thái Hạnh, Nữ - 29 Tuổi

Các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả bảo vệ và độ an toàn, tin cậy của vắc xin Pfizer với trẻ em là như thế nào?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Về hiệu quả bảo vệ, vắc xin Pfizer sau khi tiêm mũi 2 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi  tương tự với nhóm trên 18 tuổi (từ 93 - 95%). Về độ an toàn, vắc xin Pfizer đã được thử nghiệm lâm sàng trên hàng nghìn trẻ em và không có mối lo ngại nghiêm trọng nào được tìm thấy. Vắc xin Pfizer hiện đang được giám sát về tính an toàn toàn diện nghiêm ngặt nhất trong lịch sử cấp phép sử dụng tại Mỹ.

Cũng như một số vắc xin khác, vắc xin Pfizer có một số phản ứng thường gặp tại chỗ và toàn thân như sưng đau, sốt, mệt mỏi, đau cơ, ớn lạnh, buồn nôn... Một số phản ứng được hiếm gặp như là viêm hạch nách, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim (đáp ứng tốt với điều trị), phản vệ sau khi tiêm vắc xin Pfizer rất hiếm gặp.

Hoàng Thuỳ Linh, Nữ - 32 Tuổi

Loại vắc xin nào được sử dụng để tiêm cho trẻ em hiện nay tại Việt Nam trên 12 tuổi?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Hiện nay, Việt Nam đã phê duyệt 2 loại vắc xin là Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi. Thực tế, do nguồn cung nên chúng ta đang sử dụng vắc xin Pfizer.

Minh Minh, Nữ - 51 Tuổi

Ở Việt Nam có bao nhiêu loại vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt tiêm cho trẻ em?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Hiện nay ở Việt Nam đã chính thức phê duyệt 2 loại vắc xin là Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Mạnh Dũng, Nam - 47 Tuổi

Việt Nam có kế hoạch gì để cung ứng đủ vắc xin và đảm bảo đúng khoảng cách tiêm 2 mũi cho tất cả trẻ 12-17 tuổi?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh:Từ tháng 11/2021 Việt Nam đã chính thức tiêm vắc xin Covid-19 cho nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi. Lượng vắc xin hiện có và có kế hoạch về Việt Nam trong tháng 12 đủ để tiêm 2 mũi cho nhóm tuổi này, dự kiến đến đầu tháng 1/2022 sẽ hoàn thành.

{keywords}
ThS.BS Trần Thị Lan Anh - Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế). Ảnh: Phạm Hải

Trịnh Việt Long, Nam - 42 Tuổi

Việt Nam có bao nhiêu trẻ em dưới 18 tuổi đã tiêm? Kế hoạch tiêm phủ vắc xin như thế nào?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Tính đến thời điểm này, khoảng 80% trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin Pfizer. Kế hoạch đến khoảng tháng 1/2022, 100% trẻ nhóm này (đủ điều kiện tiêm chủng) sẽ hoàn thành tiêm 2 mũi.

Trẻ em tiêm vắc xin Covid-19 chỉ có lợi

Duy Linh, Nam - 36 Tuổi

Xin hỏi bác sĩ, hệ thống miễn dịch của trẻ em khác người lớn, vậy liều lượng vắc xin cho trẻ em và thanh thiếu niên như nào? Có khác người lớn?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Vắc xin thì không giống như thuốc, không phải dựa vào cân nặng mà cần dựa vào tuổi tại thời điểm tiêm. Tại Việt Nam, hiện tại đang sử dụng vắc xin Pfizer để tiêm cho nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi, liều lượng giống như với người trên 18 tuổi.

Ngô Đức Duy, Nam - 44 Tuổi

Nguy cơ nhiễm Covid-19 của trẻ chưa tiêm vắc xin là như thế nào, thưa bác sĩ?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Hiện tại khi các ca bệnh tăng lên thì đồng nghĩa nguồn nhiễm tăng lên, như vậy đối với trẻ em chưa được bảo vệ bằng vắc xin, nguy cơ mắc tăng lên. Khi đã mắc Covid-19 rồi thì trẻ có bệnh nền, bệnh mãn tính, bệnh bẩm sinh có nguy cơ trở nặng và có thể tử vong. Thêm vào đó, nếu càng ít em trẻ chưa được tiêm vắc xin, mức độ miễn dịch cộng đồng cũng chưa được đầy đủ và chính trẻ em cũng tăng nguy cơ mắc Covid-19.

Văn Minh, Nam - 31 Tuổi

Tại sao trẻ em và thanh thiếu niên nên được tiêm chủng ngừa Covid-19?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Nếu không tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên thì nhóm này có thể mắc Covid-19 như người lớn. Khi đó, dẫn đến mắc bệnh nặng, thậm chí có thể tử vong. Ngoài ra, có thể gặp những biến chứng ngắn hạn và lâu dài (hội chứng hậu Covid-19, hội chứng viêm đa hệ thống (MAS-C)...), có thể lây Covid-19 cho những người khác.

Tiêm chủng vắc xin Covid-19 sẽ giúp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nặng phải nhập viện, giảm tử vong, bảo vệ các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng (những người chưa được tiêm và không có chỉ định tiêm chủng). Hơn nữa, trẻ được tiêm có thể quay lại trường và tham gia các hoạt động xã hội an toàn hơn.

Thu Hiền, Nữ - 30 Tuổi

Hoạt động tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Đối tượng tiêm chủng sẽ được tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, theo nhóm tuổi từ lớn đến nhỏ ở khu vực có nguy cơ cao, dân cư đông đúc, khu vực đã áp dụng giãn cách xã hội. Việc thực hiện tiêm sẽ được tổ chức tại các cơ sở tiêm chủng cố định và cơ sở tiêm chủng lưu động (trường học, nhà văn hóa...). Đối với trẻ có bệnh mãn tính, tiền sử dị ứng, bất thường về sức khỏe sẽ được chuyển đến các cơ sở y tế để khám tiêm chủng và theo dõi. 

Quy trình và lớp tập huấn tổ chức tiêm chủng an toàn đã được triển khai đến tất cả các địa phương. Quy trình khám sàng lọc và các chuyên đề về tim mạch, xử lý phản ứng sau tiêm chủng đã được các chuyên gia đầu ngành tập huấn cho tất cả các cán bộ tham gia tiêm chủng. Chiến dịch này có sự tham gia hỗ trợ trực tiếp của Viện Nhi Trung Ương và các Viện Nhi tại các tỉnh trên toàn quốc, đảm bảo an toàn tiêm chủng đến tận các địa điểm tiêm khi cần. Phương châm tiêm vắc xin là tỷ lệ tiêm cao nhất và đảm bảo an toàn nhất.

Cường, Nam - 47 Tuổi

Do còn e ngại ảnh hưởng sau này của vắc xin đến sức khỏe sau này của trẻ, gia đình tôi quyết định chưa vội vàng tiêm vắc xin cho con. Xin hỏi khi học sinh đi học trở lại con tôi có gặp nguy hiểm không, mức độ như nào?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Có thể khẳng định là nếu không tiêm vắc xin trong giai đoạn dịch đang bùng phát, trẻ có nguy cơ cao mắc Covid-19, các vắc xin được đưa ra sử dụng đã trải qua giai đoạn thử nghiệm và có đủ các dữ liệu, bằng cớ về tính an toàn. Chính vì vậy, việc cho trẻ tiêm sớm vắc xin vừa giúp cho trẻ bảo vệ khỏi lây nhiễm Covid-19 đồng thời tạo thêm cơ hội cho trẻ được sớm trở lại trường học.

{keywords}
TS.BS Lê Kiến Ngãi - Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trưởng phòng khám, tư vấn tiêm chủng (Bệnh viện Nhi Trung ương). Ảnh: Phạm Hải

Duy Hiếu, Nam - 26 Tuổi

Tôi muốn hỏi vắc-xin ngừa Covid-19 làm giảm khả năng sinh sản, hoặc gây các trục trặc khác về sinh sản mà sau này mới thấy?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Dựa trên những nghiên cứu hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vắc xin Covid-19 liên quan đến vấn đề sinh sản. Các tổ chức chuyên môn y khoa phục vụ cho người trong độ tuổi sinh sản (gồm cả thanh thiếu niên) nhấn mạnh, tiêm vắc xin Covid-19 không làm mất khả năng thụ thai.

Ngay cả những người có kế hoạch mang thai và những người đang mang thai thì đều cần tiêm vắc xin Covid-19. Vì đây là nhóm đối tượng nguy cơ tiến triển bệnh nặng nếu mắc Covid-19. Tại Việt Nam, đang chỉ định tiêm cho người có thai từ tuần thứ 13 trở lên.

Ánh Mai, Nữ - 31 Tuổi

Vắc xin Covid-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc kinh nguyệt không?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh:Hiện chưa có những báo cáo về ảnh hưởng của việc tiêm vắc xin Covid-19 đối với sinh sản và kinh nguyệt.

Đinh Thu An, Nữ - 39 Tuổi

Trước thông tin tiêm vắc xin Covid-19 có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản (rối loạn vô sinh) hoặc ung thư… khiến tôi rất lo lắng quyết định cho con tiêm hay không. Xin hỏi chuyên gia thực hư thông tin này như thế nào?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Trước hết về cơ chế tác dụng phòng bệnh của các vắc xin phòng Covid-19 đang sử dụng hiện nay không có việc vắc xin Covid-19 gây biến đổi gen hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Ngay cả vắc xin công nghệ mới hiện nay (vắc xin mRNA) thì khi thành phần kháng nguyên được đưa vào trong tế bào để gây đáp ứng miễn dịch thì ngay sau đó cũng sẽ cũng bị các enzym ở trong tế bào tiêu hủy chứ các thành phần này không thể xâm nhập vào nhân tế bào để gây biến đổi gen. Thêm vào đó, tất cả các thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng thì đều không có đề cập đến các vắc xin này gây ra biến đổi gen hay sức khỏe sinh sản.

Xuân Hiếu, Nam - 33 Tuổi

Nếu chưa tiêm mũi 2 của vắc xin ngừa Covid-19, chỉ mới tiêm được mũi 1, vậy có giá trị phòng Covid-19 không?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Để có hiệu quả cao nhất phòng Covid-19 cần phải tiêm đủ mũi và đúng lịch. Tuy nhiên, nếu tiêm 1 mũi thì hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao, không bền vững. Do đó, bạn cần phải tiêm mũi 2 ngay khi tiếp cận được nguồn vắc xin.

Huỳnh Ngọc, Nam - 46 Tuổi

Xin bà Lan Anh cho biết bao giờ có thể tiêm chủng ngừa Covid-19 đối với trẻ nhỏ hơn (từ 5 - 11 tuổi).

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Ngày 12/10/2021, Bộ Y Tế đã có công văn số 8616/BYT-DP, trong đó yêu cầu các tỉnh thống kê số trẻ từ 3 - 11 tuổi, đề xuất nhu cầu vắc xin Covid-19 và xây dựng kế hoạch tiêm cho nhóm tuổi này. Như vậy, Bộ Y Tế đã chuẩn bị sẵn việc tiêm vắc xin cho nhóm tuổi nhỏ. Thời gian triển khai cụ thể sẽ được Bộ Y Tế thông báo đến các địa phương dựa vào tình hình dịch bệnh cụ thể và tiến độ cung ứng vắc xin.

{keywords}
ThS.BS Trần Thị Lan Anh giải đáp thắc mắc của bạn đọc báo VietNamNet. Ảnh: Phạm Hải

Thực hiện đúng quy trình tiêm, bảo đảm an toàn, hiệu quả

Thu Quỳnh, Nữ - 28 Tuổi

Khi đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng phụ huynh nên làm gì?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Trước hết, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ trước khi đến phòng tiêm, lý do là bản thân trẻ khi nói tiêm vắc xin đã ít nhiều có tâm lý lo lắng. Thêm vào đó, trẻ có thể vô tình đọc được các bình luận hoặc các clip không tích cực về tiêm vắc xin trên mạng xã hội, vì vậy trẻ rất có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Thực tế là, đã có những phòng tiêm có nhóm trẻ có tâm lý ảnh hưởng lẫn nhau, do đó việc đầu tiên phụ huynh cần làm là giải thích cho trẻ về sự an toàn và được theo dõi đầy đủ sau khi tiêm.

Thứ 2, phụ huynh cần chuẩn bị thể chất tốt. Trẻ được khuyến cáo là không có các hoạt động gắng sức, ngủ đủ giấc trước khi đến phòng tiêm.

Thứ 3 là chế độ dinh dưỡng và chế độ ăn. Trẻ phải được ăn uống đầy đủ trước khi đến điểm tiêm chủng.

Mạnh Linh, Nam - 34 Tuổi

Những trẻ em nào chống chỉ định tiêm vắc xin Covid-19?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Chỉ có một chống chỉ định duy nhất là trẻ có phản vệ mức độ nặng đối với vắc xin phòng Covid-19 lần tiêm trước.

Đức Thành, Nam - 49 Tuổi

Cách chăm sóc sau tiêm? Nên có chế độ ăn như thế nào khi tiêm vắc xin? Có cần ăn kiêng hoặc hạn chế hoạt động sau tiêm vắc xin?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Trẻ sau khi được tiêm vắc xin, trong vòng 3 ngày đầu tại nhà cần được hỗ trợ chăm sóc và theo dõi. Trẻ không nên sử dụng các chất kích thích, tránh vận động thể lực nhiều, mạnh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và được tư vẫn hỗ trợ tâm lý tốt sau khi tiêm. Trong 3 ngày đầu sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần có người lớn bên cạnh để được chăm sóc và hỗ trợ.

Hoàng Văn Cường, Nam - 43 Tuổi

Trẻ sau tiêm vắc xin có thể bị sốt. Vậy trong trường hợp nào sốt là bình thường, cha mẹ không cần lo lắng?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Sốt là một phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin, tuy nhiên tỷ lệ cũng chỉ gặp dưới 10%. Những trường hợp sốt không cao, đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường, hết nhanh trong khoảng 1 - 2 ngày và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân của trẻ thì các bậc phụ huynh có thể yên tâm, tiếp tục theo dõi con.

Nguyễn Lan Anh, Nữ - 28 Tuổi

Trẻ em khi tiêm vắc xin Covid-19 có thể gặp phải các phản ứng phụ nào và nguy cơ phản ứng phụ có cao hơn ở người lớn không?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Các phản ứng sau tiêm vắc xin Covid - 19 nhìn chung tương tự các phản ứng gặp sau khi tiêm các vắc xin khác. Đó là các phản ứng tại chỗ có thể gặp như sưng, đau tại chỗ tiêm; vùng tiêm có thể rắn hơn các vùng xung quanh; các phản ứng toàn thân có thể gặp như mệt mỏi, sốt. Các phản ứng này thường hết sau độ 1 - 3 ngày. Các phản ứng nặng như liệt mặt, dị ứng rất hiếm xảy ra. Đặc biệt, kết quả thử nghiệm cho thấy tỉ lệ gặp các phản ứng nặng như phản vệ rất thấp, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho trẻ, trong thời gian theo dõi sau tiêm, nếu thấy trẻ có các tình trạng cảnh bảo các biến cố nặng như sốt cao liên tục, đau tức ngực, thở rít, khó thở, đau bụng dữ dội... thì phải cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được đánh giá và điều trị kịp thời nếu cần.

Vĩnh Xuân, Nữ - 52 Tuổi

Sốc phản vệ sau tiêm vắc xin Covid-19 là gì? Mức độ phổ biến của nó như thế nào với trẻ em, thưa bác sĩ?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Phản vệ là một phản ứng quá mức của quá trình đáp ứng miễn dịch, trong phản vệ kháng nguyên kích hoạt tế bào miễn dịch giải phóng ra rất nhiều hóa chất trung gian như Histamin, Leucotrien... Các hóa chất này làm co thắt cơ trơn gây ra các tình trạng như khó thở, thở rít, đau bụng dữ dội; giãn mạch gây ra tình trạng các ban dưới da nặng hơn, gây nên tình trạng sốc.

Các dữ liệu về thử nghiệm cho thấy, phản vệ rất hiếm gặp sau tiêm vắc xin Covid-19. Thậm chí, các dữ liệu trong quá trình thử nghiệm vắc xin Comirnaty của Pfizer - BioN Tech không ghi nhận bất cứ một tình trạng phản vệ nào. Nhìn chung phản vệ là một tình trạng rất hiếm gặp sau tiêm vắc xin Covid-19.

Quỳnh Mai, Nữ - 25 Tuổi

Vắc xin Covid-19 có thể ảnh hưởng đến tim mạch trẻ em không? Đã từng có trường hợp sức khỏe nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin (như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, các phản ứng dị ứng nghiêm trọng...)?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Có một số vắc xin Covid-19 sau khi đưa vào sử dụng được một số quốc gia thông báo có một số biến chứng ảnh hưởng như viêm cơ tiêm, viêm màng ngoài tim tuy nhiên với tỉ lệ rất thấp. Các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin phòng Covid-19 sử dụng cho trẻ em hiện nay như Comirnaty của Pfizer - BioN Tech không thấy báo cáo các phản ứng như viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim. Thực tế qua sử dụng vắc xin nói trên tại đơn vị tiêm chủng của chúng tôi trong thời gian vừa qua cũng không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim.

{keywords}
TS.BS Lê Kiến Ngãi tư vấn về quy trình tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em. Ảnh: Phạm Hải 

Lan Hương, Nữ - 42 Tuổi

Có phải tất cả bệnh nhân tim mạch đều được khuyên nên tiêm vắc-xin hay có các tiêu chuẩn loại trừ cụ thể nào không? Con tôi bị bệnh tim có nên tiêm vắc xin Covid-19?

TS.BS Lê Kiến Ngãi:Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y Tế, các trẻ có bệnh mãn tính, bệnh bẩm sinh trong đó có bệnh tim mạch hoặc bị phát hiện phát hiện có bệnh tim mạch bất thường trong khi khám sàng lọc, thì sẽ được tiêm chủng tại bệnh viện. Nếu con bạn có các bệnh về tim mạch vẫn có đầy đủ cơ hội tiêm chủng vắc xin Covid-19 an toàn.

Hữu Đạt, Nam - 15 Tuổi

Cháu muốn hỏi tác động của vắc-xin đối với trẻ 15 tuổi có bệnh tim tiềm ẩn như nào?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Với trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, sau khi tiêm vắc xin thì các phản ứng miễn dịch xảy ra thì sẽ làm cho trẻ mệt hơn. Trên nền một quả tim không khỏe, khi trẻ có sốt, nhịp tim nhanh thì quả tim phải làm việc nhiều hơn dẫn đến trẻ mệt hơn và có thể có những biến chứng xảy ra trên nền bệnh tim bẩm sinh. Thêm vào đó, các biểu hiện vốn có trước của bệnh tim bẩm sinh có thể làm lu mờ, nhầm lẫn với các phản ứng sau tiêm nếu có. Chính vì vậy, theo hướng dẫn hiện hành, những trẻ có bệnh tim bẩm sinh được khám sàng lọc và tiêm chủng ở các bệnh viện.

Lâm, Nam - 41 Tuổi

Có cần thiết làm test nhanh kháng thể trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19? Nếu chưa tiêm mũi 2 trong thời gian khuyến nghị thì nên làm gì? Có cần tiêm nhắc lại? Có cần tiêm mũi 3?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Về mặt chuyên môn, sau một quá trình tiếp xúc kháng nguyên hay tiêm vắc xin hoàn toàn có thể làm các xét nghiệm nồng độ kháng thể để đánh giá đáp ứng miễn dịch. Tuy nhiên đối với vắc xin phòng Covid-19 thì quá trình đánh giá đáp ứng miễn dịch đã được các nhà sản xuất đánh giá trong quá trình thử nghiệm. Trong bối cảnh chống dịch hiện nay, nếu quá quan tâm đến việc xét nghiệm kháng thể sau tiêm vắc xin sẽ tạo ra hiệu ứng đi làm xét nghiệm kháng thể, khi thấy có nồng độ kháng thể cao, dễ sinh tâm lý chủ quan, coi thường các biện pháp chống dịch khác. Nếu chẳng may có xét nghiệm kháng thể thấp thì lại phát sinh tâm lý lo lắng. Do vậy, cần phải có niềm tin các kết quả thử nghiệm vắc xin đã công bố và tuân thủ các phác đồ tiêm chủng hiện hành là tốt nhất.

Các trường hợp chưa tiêm mũi 2 trong thời gian khuyến nghị thì cần phải tiêm mũi 2 càng sớm càng tốt. Tùy hoàn cảnh diễn biến của dịch, việc tiêm mũi vắc xin bổ sung hoặc nhắc lại sẽ được Bộ Y tế đưa ra các khuyến cáo và người dân sẽ tuân thủ theo các khuyến cao chuyên môn chính thức.

Hoàng Bình, Nam - 36 Tuổi

Vắc xin Covid-19 có hiệu quả bao lâu, có tác dụng với các biến thể mới không, thưa bác sĩ?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Với những nghiên cứu hiện tại, vắc xin Pfizer cần phải tiêm bổ sung ít nhất 28 ngày sau khi tiêm đủ 2 mũi với những người bị suy giảm miễn dịch ở mức độ vừa và nặng. Mũi nhắc lại đang được khuyến cáo sau khi hoàn thành tiêm liều cơ bản hoặc tiêm liều bổ sung ít nhất 6 tháng. Hiện tại ở Việt Nam, Bộ Y Tế đã hướng dẫn, tổ chức tiêm liều bổ sung và nhắc lại. 

Mỹ Lan, Nữ - 39 Tuổi

Con tôi đã được tiêm vắc xin Pfizer ngừa Covid-19, nhưng sau đó có triệu chứng nghi Covid-19, tôi có nên khai báo y tế và làm xét nghiệm PCR?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Người đã tiêm vắc xin vẫn có thể mắc Covid-19, vì vậy nếu có các triệu chứng nghi ngờ thì anh chị vẫn cần liên hệ với cơ sở y tế, khai báo đầy đủ đồng thời tuân thủ theo các quy định hiện hành về xét nghiệm, cách ly, theo dõi, điều trị....

Nguyễn Xuân Sơn, Nam - 67 Tuổi

Sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đủ liều, có cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa không (giữ khoảng cách, khẩu trang, rửa khử khuẩn tay… 5K)?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Sau khi tiêm vắc xin Covid-19 đủ 2 mũi, bạn vẫn phải cần tiếp tục các biện pháp phòng ngừa như là 5K. Nguyên nhân là sau khi tiêm vắc xin, bạn vẫn có thể nhiễm virus mặc dù triệu chứng nhẹ, như vậy là có khả năng lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh, cho cộng đồng (những người không có chỉ định tiêm và người chưa được tiêm chủng).

Ngọc Trang, Nữ - 43 Tuổi

Sau tiêm vắc xin, để xem có hiệu quả với trẻ không thì có nên làm test nhanh kháng thể sau tiêm vắc xin?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Hiện tại Bộ Y Tế chưa có hướng dẫn nào về việc xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm vắc xin Covid-19. 

Thành, Nam - 41 Tuổi

Sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đủ liều, con tôi đến trường và có thể mắc bệnh Covid-19  không?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Khi tiêm đủ vắc xin Covid-19, người được tiêm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tuy nhiên vẫn có thể mắc Covid-19 vẫn các biện pháp phòng ngừa khác không được tuân thủ. Vì vậy, đã có vắc xin nhưng vẫn phải tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như thông điệp 5K thì mới có thể phòng tránh được bệnh, đặc biệt là trong môi trường tập thể.

Lưu Trâm, Nữ - 39 Tuổi

Con tôi còn 4 tháng nữa mới đủ 12 tuổi, liệu cháu có được tiêm và nếu tiêm thì có an toàn?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Độ tuổi tiêm chủng được khuyến cáo đều dựa trên các bằng cớ khoa học và các dữ liệu thử nghiệm trước khi đưa vắc xin vào sử dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em được khuyến cáo trẻ phải đủ 12 tuổi trở lên mới được tiêm vắc xin Covi-19. Vì vậy, gia đình nên đợi trẻ đủ 12 tuổi thì đưa cháu đi đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trong thời gian này thì gia đình và trẻ cần tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng ngừa Covid-19 như nguyên tắc 5K để bảo vệ trẻ khỏi lây nhiễm Covid-19.

Nguyễn Văn Đạt, Nam - 50 Tuổi

Con tôi đã tiêm mũi 1 Pfizer nhưng chưa được tiêm liều vắc xin thứ hai trong khoảng thời gian khuyến cáo. Tôi phải làm gì?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Bạn nên tiếp tục áp dụng biện pháp 5K và tiêm ngay cho trẻ khi có vắc xin.

Kim Duyên, Nữ - 37 Tuổi

Xin bác sĩ cho biết có thể tiêm trộn nếu không có vắc xin không?

ThS.BS Trần Thị Lan Anh: Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, tốt nhất nên tiêm cùng loại vắc xin. Trong trường hợp không có vắc xin cùng loại khi đến lịch tiêm, bạn có thể tiêm thay thế bằng loại vắc xin phù hợp do cán bộ y tế chỉ định theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

Phùng Kim Thanh, Nữ - 32 Tuổi

Khi nào trẻ em được coi là tiêm chủng đầy đủ vắc xin Covid-19?

TS.BS Lê Kiến Ngãi: Với phác đồ tiêm chủng hiện nay thì hầu hết các loại vắc xin khi trẻ tiêm được 2 mũi thì được coi là tiêm đủ các mũi cơ bản. Tùy diễn biến của dịch thì trẻ cũng có thể có những mũi tiêm nhắc theo định kỳ.

Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi bạn đọc gửi đến quá lớn, nên một số câu hỏi chưa được giải đáp, VietNamNet đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị đến các chuyên gia.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị!

VietNamNet

Bộ Y tế yêu cầu bao phủ vắc xin mũi 1 cho 100% dân số từ 12 tuổi trở lên trong năm 2021

Bộ Y tế yêu cầu bao phủ vắc xin mũi 1 cho 100% dân số từ 12 tuổi trở lên trong năm 2021

Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

" alt="Chuyên gia tư vấn: Tiêm vắc xin Covid" width="90" height="59"/>

Chuyên gia tư vấn: Tiêm vắc xin Covid