Thanh Bùi hiếm hoi xuất hiện sự kiện sau thời gian vắng bóng showbiz

Thanh Bùi xuất hiện hiếm hoi tại sự kiện ra mắt học viện nghệ thuật múa của vũ công Đỗ Hải Anh. Từ sau khi lập gia đình,ùihiếmhoixuấthiệnsựkiệnsauthờigianvắngbóthời tiết hom nay anh hạn chế hoạt động showbiz và chuyên tâm vào công tác giáo dục đào tạo. Nam nhạc sĩ cho biết anh hoạt động nghệ thuật 20 năm nên giờ đây mong muốn được dùng kinh nghiệm, kiến thức mình tích lũy để hỗ trợ các tài năng trẻ.
![]() |
Thanh Bùi hỗ trợ Đỗ Hải Anh sau thời gian tập trung cho công việc đào tạo. |
Nhạc sĩ Tình về nơi đâu cho biết Đỗ Hải Anh là một người trẻ mà anh rất yêu quý vì sự cầu thị và tinh thần làm nghề hết mình. Thế nên khi nhận được lời ngỏ ý từ cô, Thanh Bùi sẵn sàng hỗ trợ hết mình.
"Đỗ Hải Anh cũng là người tiên phong, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về nhảy múa. Trước thời So you think you can dance, múa ở Việt Nam chưa phải là bộ môn được các bạn trẻ quan tâm và được giáo dục bài bản, rất khác với nước ngoài. Chính sự nỗ lực của Hải Anh và những người tâm huyết đã kéo mọi người đến gần hơn với bộ môn này. Tôi mong cô ấy tiếp tục phát triển nghệ thuật múa trong tương lai. Về phần mình, tôi sẽ hỗ trợ cô ấy trong khả năng có thể", anh nói.
![]() |
Nữ vũ công phát biểu trong ngày khai trương học viện của mình. |
Hiện Đỗ Hải Anh là người đứng đầu ở học viện múa do cô sáng lập. Môi trường này là nơi đào tạo cho thế hệ trẻ kế cận về lĩnh vực múa chuyên nghiệp được cấp bằng quốc tế. "Tôi mong muốn sẽ tổ chức nhiều hoạt động giao lưu với quốc tế mang các diễn viên múa tài năng của Việt Nam đến sân khấu thế giới và mang các nghệ sĩ lớn của khu vực đến trình diễn và giao lưu với khán giả Việt", cô nói.
Nữ vũ công sinh năm 1990 hy vọng sự nỗ lực của cô và các đồng nghiệp sẽ nhận được "quả ngọt" với mong mỏi bộ môn múa Việt Nam có thể được nhìn nhận đúng đắn, từ đó có cơ hội hội nhập thế giới.
Đỗ Hải Anh năm nay 30 tuổi, là một trong những nữ vũ công nổi bật nhất trong làng múa hiện nay với nhiều thành tích, giải thưởng nghệ thuật trong và ngoài nước. Trong năm qua, cô cũng lọt vào "top 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật của Việt Nam".
Nữ vũ công được đào tạo múa từ năm 3 tuổi cùng với NSND Kim Quy, NSND Vương Linh – Đặng Hùng. Năm 11 tuổi, cô bắt đầu con đường vũ công ballet chuyên nghiệp và tốt nghiệp thành tích xuất sắc khoa múa cổ điển châu Âu của trường Múa TP.HCM.
Sau tốt nghiệp, dưới sự dẫn dắt của NSƯT Tố Như và biên đạo múa Tấn Lộc, Hải Anh làm việc tại Nhà hát Giao hưởng nhạc Vũ kịch TP.HCM và một công ty múa có tiếng. Hơn 20 năm gắn bó với nghề múa, cô gái sinh năm 1990 cũng trải qua nhiều vai trò: từ nghệ sĩ múa đến biên đạo và đạo diễn sân khấu cho các chương trình truyền hình.
Cột mốc giúp Hải Anh gây ấn tượng với giới chuyên môn nghệ thuật là trở thành Quán quân chương trình Thử thách cùng bước nhảy năm 2015. Đây được coi như bệ phóng giúp Hải Anh tiếp tục theo đuổi đam mê của bản thân.
Hậu đăng quang, Hải Anh tiếp tục tham gia các vở diễn quốc tế như Lost or Found, Rain or Shine, Heavenly Touchtại Singapore, Yên Lamtại Hong kong, Overseastại Pháp, Đức... Ngoài ra, cô còn đảm nhận vai trò biên đạo kiêm nghệ sĩ biểu diễn cho nhiều vở diễn quốc tế đáng chú ý khác.
Thúy Ngọc

'Vũ công cần được đối xử công bằng như ca sĩ'
- Thanh Bùi cho biết nghệ thuật Việt Nam vẫn chưa công bằng khi ca sĩ được tôn trọng, săn đón nhiều hơn nghệ sĩ múa. Nghệ sĩ múa chỉ đứng sau, hỗ trợ cho ca sĩ và đôi khi chỉ được xem là người thay thế khi cần.
相关文章
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Everton, 18h30 ngày 26/4: Khó cho Blues
Hư Vân - 26/04/2025 04:35 Ngoại Hạng Anh2025-05-01Phụ huynh dạy trẻ cách xì mũi không đúng, trẻ có thể bị điếc
Chị Huyền chia sẻ trường hợp của con gái mình trên một diễn đàn làm mẹ:
"Cháu nhà mình năm này 6 tuổi, thời gian giao mùa vừa rồi cháu có bị cúm, dẫn đến tình trạng bị ngạt mũi, nên mũi lúc nào cũng ứ đọng nước mũi rất khó thở. Mới đầu mình mua công cụ hút mũi về hỗ trợ bé lấy mũi ra, tuy nhiên sau đọc được nhiều thông tin nói rằng sử dụng dụng cụ đó dễ gây ảnh hướng đến não, nên mình để con tự xì mũi.
Vì con còn nhỏ nên mỗi lần con xì mũi mình đều hỗ trợ, mình dùng khăn giấy rồi bóp nhẹ hai bên cánh mũi của con, rồi bảo con xì thật mạnh, ngày 3-4 lần.
Hôm sau, thấy con kêu đau tai, mình cũng lo lắng kiểm tra nhưng không thấy gì, cứ nghĩ là bị ngạt mũi nên đường tai cũng có chút ảnh hưởng. Ngày hôm sau, mình tiếp tục cho con xì mũi như thế và vệ sinh lại bằng nước muối vì thấy con có vẻ dễ thở hơn, nhưng đến đêm thì bé lên cơn sốt và liên tục khóc kêu "mẹ ơi con đau tai lắm", mình cho bé uống thuốc hạ sốt, chườm khăn lạnh cho bé dễ chịu ngủ tiếp vì lúc đấy đã là nửa đêm rồi. Sáng hôm sau cho con ăn uống xong mình tức tốc đưa con đi viện, đến nói bác sĩ kiểm tra xong kết luận là bé bị viêm tai giữa.
Nhiều bà mẹ thường bịt cả hai bên mũi của con khi xì mũi, đây là phương pháp hoàn toàn sai
Mình giật mình, không hiểu nguyên nhân vì sao, rõ ràng hàng ngày mình vệ sinh cho con rất sạch sẽ. Sau đó, bác sĩ có hỏi qua cách mình vệ sinh mũi cho con, bác sĩ bảo, cháu bị viêm tai giữa là do mình cho cháu xì mũi sai cách, dẫn đến dịch mũi dễ chảy ngược vào trong, gây ứ đọng ở tai, có nguy cơ dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch, tuy không thấy dịch chảy ra ngoài nhưng làm cho trẻ nghe kém, nghễnh ngãng, giao tiếp khó khăn. Không được điều trị kịp thời, bố mẹ và trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ khó lường đó là bị điếc.
Mình nghe vậy mới tá hỏa và hối hận vô cùng, chỉ vì sự bất cẩn và thiếu hiểu biết của mình mà thiếu chút nữa mình để lại hậu quả nặng nề cho con.
Do bé nhà mình tình trạng ứ đọng đã xảy ra hơn 2 ngày nên không thể điều trị bằng thuốc thông thường, bé phải ở lại để bác sĩ chữa trị và theo dõi để không gây di chứng về sau (có thể dẫn đến trẻ bị điếc nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách).
Cũng may, con không bị làm sao, nếu không mình sẽ hối hận cả đời mất. Mình chia sẻ lên đây để mong những bà mẹ trẻ như mình rút ra kinh nghiệm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các con!"
Việc xì mũi sai cách, mũi có thể đi ngược vào trong và ứ đọng ở tai
Khi trẻ bị sổ mũi hoặc nghẹt mũi, dịch ứ đọng trong mũi rất nhiều và đặc. Nếu xì mũi quá mạnh hoặc bố mẹ bịt hai lỗ mũi của con khi con xì mũi sẽ khiến dịch này dễ dàng bị đẩy ngược lên tai bởi ống dẫn từ mũi họng lên tai trẻ em rất ngắn, chỉ khoảng 0,5cm, lại nằm ngang, thẳng. Từ đó khiến trẻ bị viêm tai giữa hoặc ù tai.
Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, do cấu trúc vòi nhĩ ngắn, dịch mũi dễ chảy ngược vào trong, gây ứ đọng ở tai, có nguy cơ dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch, tuy không thấy dịch chảy ra ngoài nhưng làm cho trẻ nghe kém, nghễnh ngãng, giao tiếp khó khăn. Không được điều trị kịp thời, bố mẹ và trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ khó lường đó là bị điếc.
Việc rửa mũi quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến con
Ngoài ra, thói quen rửa mũi quá nhiều cũng làm hại hệ hô hấp của trẻ. Theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), mũi của trẻ bình thường luôn có cơ chế tự làm sạch. Nếu trẻ hoàn toàn bình thường mà ngày nào cũng cẩn thận xịt, rửa mũi là bố mẹ đang làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bủi bẩn.
Khi bị mất đi chấy nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng dễ bị viêm mũi họng hơn. Không những thế việc sử dụng thuốc xịt, rửa mũi quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.
Khi trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi, việc bố mẹ dùng xi lanh xịt rửa mũi sai cách như xịt quá mạnh, trẻ nuốt phải nước rửa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp khác.
Cách xử lý khi trẻ bị ngạt, sổ mũi
1. Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ.
2. Với trẻ nhỏ chưa biết cách xì mũi, bố mẹ có thể hỗ trợ xịt mũi và hút mũi cho bé. Khi trẻ nhiều mũi, nước mũi đặc, ngạt mũi, sổ mũi, bố mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé để nước mũi ẩm và loãng sau đó mới hút dịch ra rồi dùng thuốc điều trị ngạt mũi, sổ mũi.
Bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ chưa biết xì mũi bằng cách nhỏ nước muỗi và hút mũi ra
Nếu trời lạnh, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, các mẹ nên ngâm nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm rồi nhỏ vào mũi trẻ, thực hiện khoảng 3-4 lần/ngày.
3. Với trẻ lớn khi trẻ bị sổ mũi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập xì mũi. Không nên dùng tay bịt hai bên lỗ mũi khi bé xì mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi, dễ dẫn đến viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng, viêm khí phế quản. Dùng giấy mềm, sạch cho trẻ xì mũi để tránh lây lan cho người xung quanh và chỉ dùng một lần.
4. Xì mũi đúng cách: Chỉ bịt một bên lỗ mũi trẻ, một bên để thông thoáng. Hướng dẫn trẻ hơi cúi đầu xuống, ngậm miệng và thở mạnh ra. Mỗi bên mũi làm 2-3 lần cho sạch.
5. Tuyệt đối không ép trẻ xì mũi ngay khi trẻ đang bị ngạt hoặc tắc mũi. Trước tiên, phải nhỏ thuốc co mạch cho trẻ, đợi 1-2 phút sau đó mới hướng dẫn trẻ thực hiện xì mũi
6. Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài trong tiết trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ.
(Theo Phụ nữ TP.HCM)
8 bí mật của người không bao giờ bị bệnh'/>Nhận định, soi kèo FC Tokyo vs Shimizu S
Hồng Quân - 28/04/2025 21:02 Nhật Bản2025-05-01Hàng loạt ứng dụng, dịch vụ Apple tê liệt
最新评论