Đội hình kết hợp Brazil vs Argentina: Messi đá cặp Neymar
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs BG Pathum United, 18h00 ngày 18/1: Cửa dưới thắng thế -
Viettel, FPT, Zalo, Eway đã toàn cầu hóa như thế nào ?"> -
Startup này vừa ra đời nhưng sẽ vượt Thế Giới Di Động trong 5 năm nữaMặc dù tăng trưởng 50% nhưng chuỗi Thế Giới Di Động đang tăng trưởng chậm lại so với Điện máy Xanh. Ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc MWG, hôm 13/1 cho biết năm 2017 sẽ ngưng mở thêm cửa hàng Thế Giới Di Động hoặc chỉ mở khoảng 100 cửa hàng vì cho rằng hơn 1.000 cửa hàng hiện nay đã đủ phủ rộng. Công việc sắp tới của chuỗi này sẽ tập trung vào chất lượng dịch vụ bán hàng.
Với việc chiếm khoảng 35-40% thị phần bán lẻ điện thoại, có thể thấy chuỗi Thế Giới Di Động sẽ không còn tăng trưởng thần kỳ trong những năm tới nữa, đồng nghĩa với mức doanh thu sẽ khó vượt xa mức doanh thu hiện tại.
Để tiếp tục tăng trưởng, MWG cần phải mở rộng ngành nghề. Sau Điện máy Xanh, MWG tung Bách hóa Xanh và dự định trở thành chuỗi “có số má trên thị trường vào năm 2020”, tức lọt vào top 3 – như lời ông Nguyễn Đức Tài (Chủ tịch HĐQT MWG) – chia sẻ trong hôm 13/1. Tiếp theo Bách hóa Xanh, MWG vừa đẻ ra một sản phẩm mới, trang thương mại điện tử Vuivui.com – chính thức ra mắt hôm 13/1 sau thời gian chạy thử nghiệm.
Ông Nguyễn Đức Tài cho biết Vuivui là một công ty khởi nghiệp của MWG. Từ mức doanh thu không đáng kể hiện nay, Vuivui sẽ vượt Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trong 5-7 năm nữa, có lúc ông cho biết thời điểm vượt có thể trong 3-5 năm tới. Ông không nói rõ Vuivui sẽ vượt chuỗi Thế Giới Di Động hoặc Điện máy Xanh, hay vượt cả tổng doanh thu hai chuỗi đó.
Như vậy, từ một công ty khởi nghiệp chưa được người tiêu dùng biết tới, có thể trong vòng 5 năm nữa, Vuivui sẽ vượt doanh thu của “ngôi sao” Thế Giới Di Động – với hơn 1.000 cửa hàng phủ khắp Việt Nam hiện nay.
Trong khi thị trường điện máy, điện thoại khá chuyên biệt và tốc độ tăng trưởng không còn cao như trước, thị trường bán lẻ nói chung lại có quy mô lớn hơn và thương mại điện tử Việt Nam đang tăng trưởng nhanh.
"> -
Đam mê là yếu tố quan trọng đưa startup đến thành công“Thời cơ vàng” cho khởi nghiệp IoT
Năm 2016 vừa qua được Thủ tướng Chính phủ chọn là năm quốc gia khởi nghiệp. Tại Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp hồi cuối tháng 4/2016, cùng với việc nhấn mạnh doanh nghiệp tư nhân là động lực của nền kinh tế, Thủ tướng cũng khuyến khích khởi nghiệp để Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp, trong đó khởi nghiệp sáng tạo giữ vai trò quan trọng.
Đặc biệt, ngày 18/5/2016, tại Quyết định 844, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) quốc gia đến 2025” (Đề án 844) đã được phê duyệt, hướng tới mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và mở rộng cơ hội để doanh nghiệp KNĐMST Việt Nam hội nhập với khu vực, quốc tế. Quyết định 844 đã ghi dấu lần đầu tiên Việt Nam có một Đề án quốc gia về KNĐMST.
Trao đổi với báo chí bên lề sự kiện Techfest 2016, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng, Trưởng Ban điều hành Đề án 844 chia sẻ: “Là người đang theo dõi quản lý về hoạt động khởi nghiệp, tôi cho rằng hiện đang là thời điểm rất thuận lợi cho phong trào khởi nghiệp cũng như khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Điều này thể hiện qua các chỉ đạo của Đảng, văn bản của Chính phủ, Nhà nước và các Bộ, ngành đều nói về khởi nghiệp… Bên cạnh đó, trong tâm lý của xã hội hiện nay mọi người nói đến khởi nghiệp rất nhiều, các cơ quan truyền thông cũng đề cập nhiều về khởi nghiệp”.
Với riêng lĩnh vực IoT, các chuyên gia về khởi nghiệp và công nghệ đều có chung nhận định hiện đang là thời điểm thuận lợi cho các bạn trẻ Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT. TGĐ Công ty công nghệ DTT Nguyễn Thế Trung cho rằng: “Kết hợp sự bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp và “cơ hội vàng” từ làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với IoT là cơ hội tuyệt vời để tạo ra các khởi nghiệp thành công, đồng thời đóng góp vào giai đoạn mới của ứng dụng khoa học công nghệ tại Việt Nam”.
Có cùng quan điểm với ông Trung, bà Thạch Lê Anh - Chủ nhiệm Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam” (Vietnam Silicon Valley - VSV) do Bộ KH&CN khởi xướng và bảo trợ cho biết: đứng vai trò là một nhà đầu tư, VSV cũng đã nhìn thấy cơ hội để đầu tư vào những doanh nghiệp startup về IoT, đặc biệt là IoT cho lĩnh vực nông nghiệp. Theo bà Lê Anh, tại thung lũng Silicon (Mỹ), từ năm 2013 - 2015, tỷ lệ đầu tư cho startup IoT đã tăng gần gấp đôi. Riêng với IoT trong nông nghiệp, cũng tại Silicon Valley, vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup IoT nông nghiệp trong năm 2014 là 2,36 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư cho startup công nghệ. “Số liệu thống kê này cho thấy khởi nghiệp IoT trong nông nghiệp đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người, là một xu hướng của thế giới”, bà Lê Anh nói.
Con người là yếu tố quan trọng nhất
Bên cạnh những thuận lợi, Bộ KH&CN cũng nhận thức rõ những khó khăn, thách thức của phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, phong trào khởi nghiệp cũng như khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là việc làm sao để các startup “hiểu và biết” khởi nghiệp đúng nhất.
">