Như ICTnews đã đưa tin, ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Chương trình nhằm giải quyết thách thức, tận dụng tối đa cơ hội, khai thác lợi thế đặc thù của Việt Nam để đi nhanh và đi đầu, tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn lực, huy động sức mạnh toàn dân trong thực hiện chuyển đổi số, thay đổi thứ hạng quốc gia trên thế giới.
Tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mới được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ 6 quan điểm: Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; Người dân là trung tâm của chuyển đổi số; Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số; Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số
Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.
Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Người dân là trung tâm của chuyển đổi số
Thiết bị di động thông minh là phương tiện chính của người dân trong thế giới số. Hình thành văn hóa số gắn với bảo vệ văn hóa, giá trị đạo đức căn bản của con người và chủ quyền số quốc gia. Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất công nghiệp.
Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số
Thể chế phải đi trước một bước. Chính phủ kiến tạo thể chế, chính sách nhằm sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát; hình thành văn hóa chấp nhận và thử nghiệm cái mới; làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng; thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo. Chính phủ đẩy nhanh tiến trình phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu.
Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cũng xác định, phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.
Hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt là thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội, từ đó, tạo lực kéo tiến trình chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước. Tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, tiên phong áp dụng công nghệ mới, mô hình mới vào Việt Nam.
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công, bền vững
Cùng với đó, theo Chương trình, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cũng được xác định là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.
Yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nêu rõ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán khi triển khai, có một cơ quan điều phối chung.
Trong đó, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có tính động, mở, bao trùm, tạo nền móng, làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp phải coi chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng trong chỉ đạo, điều hành và căn cứ tình hình cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp để quyết định xây dựng đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong hoạt động của mình. Nội dung chuyển đổi số quốc gia phải được chỉ đạo, giám sát, đánh giá định kỳ hằng năm, giữa nhiệm kỳ, 5 năm.
Vân Anh
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt=""/>Huy động sức mạnh toàn dân thực hiện chuyển đổi số tại Việt NamSự phục hồi của các bệnh viện chuyên khoa ở TP.HCM được xem là nét tươi sáng sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ở nhóm các bệnh viện đa khoa, bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức), chia sẻ số lượng người dân đến khám chữa bệnh trong năm qua đã tăng hơn, bệnh viện đã nỗ lực phục hồi sau một năm đại dịch, tập trung chi tiêu tiết kiệm và cải cách hành chính.
Bác sĩ Khanh đánh giá thu nhập của nhân viên y tế ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh năm 2022 có cải thiện so với 2021, trung bình tăng từ 7-10%. Tết Nguyên đán 2023, Bệnh viện Lê Văn Thịnh chi thưởng cho nhân viên bằng một tháng lương cơ bản của mỗi người.
“Phần thu nhập tăng thêm cho nhân viên y tế dù không nhiều nhưng cũng giảm bớt gánh nặng kinh tế. Một số nhân viên y tế khó khăn còn được hỗ trợ thêm chi phí tàu xe”, bác sĩ Khanh nói.
Bác sĩ Cao Tấn Phước, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, cho hay năm nay, mỗi nhân viên nhận thưởng Tết 5 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng số tiền nhận được của các y bác sĩ cao hơn nhiều vì được chi trả tiền thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03.
“Chúng tôi nằm trong 17 bệnh viện được hỗ trợ do khó khăn trong chi trả thu nhập tăng thêm. Trong năm 2022, ai chưa được chi đủ sẽ được trả đầy đủ trong lần này. Nhân viên lao động xuất sắc sẽ được chi bù ở mức 1,2 của hệ số lương, lao động tốt là 0,96. Anh em được lĩnh tổng thu nhập lần này khá hơn nhiều nên Tết cũng vui hơn”, bác sĩ Phước nói.
Tuy nhiên, bác sĩ khác lại cho rằng khi thông tin về tiền thưởng Tết của một số bệnh viện được công bố, áp lực sẽ dồn lên giám đốc các cơ sở y tế có mức thưởng thấp hơn.
"Tâm lý nhân viên y tế cũng dao động, cả tích cực và tiêu cực. Đôi khi, chúng tôi cũng rất khó xử” - nữ bác sĩ đang làm việc tại một bệnh viện đa khoa hạng 2 thuộc Sở Y tế TP.HCM cho biết.
Nhiều lãnh đạo bệnh viện tại TP.HCM từ chối chia sẻ hay bình luận về câu chuyện thưởng tết của nhân viên y tế. "Đây là câu chuyện buồn và rất khó", một bác sĩ chia sẻ.
Cuối năm 2022, Sở Y tế TP.HCM đã phân bổ nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố hỗ trợ cho 17 bệnh viện đang gặp khó khăn trong chi trả thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03.
Cơ quan này cũng nhìn nhận đang có khoảng cách về mức thu nhập tăng thêm giữa các nhân viên y tế công lập đang công tác ở bệnh viện trực thuộc sở. Theo đó, tổng thu nhập tăng thêm trung bình dao động từ 7 triệu đồng đến 39 triệu đồng/tháng, các bệnh viện đa khoa thường có mức thu nhập tăng thêm bình quân thấp hơn các bệnh viện chuyên khoa.
Giao Linh
Âm 91 tỷ đồng, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM hết quỹ lươngNgoài quỹ lương đã cạn, bệnh viện còn thiếu tiền bảo trì máy móc trang thiết bị ở cơ sở mới." alt=""/>Thưởng Tết của bác sĩ: Nơi trăm triệu đồng, chỗ từ chối chia sẻ