
Tại hội nghị Triển khai thực hiện Chỉ thị 23 của Thành uỷ và Kế hoạch số 3333 của UBND TP.HCM về các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố mới diễn ra tại TP.HCM, Thanh tra Xây dựng các quận, huyện trên địa bàn đã báo cáo tình hình vi phạm trật tự xây dựng những tháng đầu năm 2019.
Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn quận Bình Tân đã xảy ra 164 vụ sai phạm trong xây dựng, trong đó 106 trường hợp xây dựng không phép, 58 trường hợp xây dựng sai phép, tăng 69 vụ (72%) so với cùng kỳ 2018.
Thanh tra Xây dựng quận Bình Tân đã xử lý 99 trường hợp sai phạm (61%), đang xử lý 65 trường hợp (39%).
Theo Thanh tra Xây dựng quận Bình Tân, một số trường hợp vi phạm chỉ chấp hành hình thức phạt tiền, còn biện pháp khắc phục hậu quả thì không thực hiện hoặc thực hiện không triệt để dẫn đến vi phạm kéo dài phải áp dụng biện pháp cưỡng chế tháo dỡ.
 |
Một công trình ở quận 2 xây dựng khi chưa được cấp phép. Ảnh: Zing News |
Nguyên nhân nữa khiến các vụ vi phạm trật tự xây dựng gia tăng do địa bàn quận Bình Tân rộng, đất trống, đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư còn nhiều, dân số tăng nhanh theo cơ học, nhu cầu nhà ở lớn, công tác giám sát chủ đầu tư xây dựng công trình theo giấy phép và hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt chưa được thường xuyên và kịp thời, chủ đầu tư cố tình vi phạm dù đang bị xử lý nhưng vẫn tiếp tục thi công.
Còn theo số liệu báo cáo từ Thanh tra Xây dựng quận 7, có đến 80% số vụ vi phạm về trật tự xây dựng tại Khu A – Phú Mỹ Hưng chủ yếu thuộc địa bàn phường Tân Phong, Tân Phú.
Các phát sinh vi phạm chủ yếu là tăng diện tích tầng lửng, nâng cao độ dốc mái, làm thêm khung sắt để bảo vệ, mái kính trên khoảng lùi tầng trệt, sử dụng ban công, lô gia các tầng thành phòng, phát sinh tầng hầm…
Quận 9 cũng là điểm "nóng" về xây dựng khi mỗi năm bình quân tăng 14.000 người (tương đương một phường), cùng với 150.000 lao động tại Khu công nghệ cao, 200 dự án phát triển nhà ở đã được phê duyệt chi tiết 1/500... đang là áp lực lớn về xây dựng tại đây.
Theo Thanh tra Xây dựng quận 9, hiện các hành vi vi phạm xây dựng chủ yếu về vi phạm chỉ giới, xây dựng trên khoảng lùi công trình, xây dựng tăng diện tích, lấp ô thông tầng, xây dựng sai thiết kế được phê duyệt, xây dựng không phép trong các dự án 1/500 (người mua không có nhu cầu xây dựng nhà ở, cho người khác thuê xây dựng công trình làm quán ăn, sàn giao dịch bất động sản…)
Tại Quận Gò Vấp, Thanh tra Xây dựng quận trong những tháng đầu năm 2019 chỉ phát hiện được 29 trường hợp vi phạm xây dựng, trong đó 17 trường hợp sai phép, 01 không phép và 09 trường hợp sai phạm khác.
Thanh tra Xây dựng tại các quận đều cho rằng, nguyên nhân làm cho việc vi phạm trật tự xây dựng vẫn xảy ra trên địa bàn là do không được áp dụng các chế tài để đình chỉ thi công, như: cắt điện, nước… dẫn đến việc ngăn chặn, xử lý công trình vi phạm dứt điểm ngay từ đầu không hiệu quả.
Việc thực hiện tháo dỡ “nóng” các công trình vi phạm pháp luật hiện không được phép (trường hợp thực hiện mà có đơn thư khiếu nại, tố cáo dẫn tới cán bộ tốt trở thành cán bộ xấu, vi phạm quy định của pháp luật) nên tính răn đe không cao, người vi phạm cố tình không hợp tác khi khoá trái cửa, chây ỳ không thực hiện sửa sai…
Hàng loạt giải pháp mạnh đã được ban bố
Thành uỷ TP.HCM đã ra Chỉ thị số 23 về các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, theo đó, TP.HCM sẽ tổ chức lại lực lượng thanh tra xây dựng và quản lý trật tự xây dựng theo tinh thần việc thanh tra, xử lý các sai phạm trong xây dựng không phép, xây dựng trên đất không được phép xây dựng, xây dựng sai phép là trách nhiệm của UBND các quận, huyện, phường – xã – thị trấn.
Bố trí lại cán bộ, công chức ở quận, huyện, phường -xã - thị trấn có nhiều sai phạm, uy tín thấp.
Công khai kết quả xử lý các tổ chức, các nhân sai phạm cần công khai kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng trong quý IV/2019.
Sở Xây dựng sẽ phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở thông tin và Truyền thông sẽ ra mắt tài liệu “Hỏi – Đáp về xây dựng nhà ở, nhà xưởng” để phát tới các hộ dân, làm cơ sở cho người dân chủ động thực hiện đúng pháp luật và tố giác sai phạm.
Thành phố sẽ thực hiện yêu cầu: công trình xây dựng nào không niêm yết "Giấy phép xây dựng" thì không được xây dựng.
Năm 2017, số vụ vi phạm trật tự xây dựng tại TP.HCM là 2.856 công trình, bình quân 7,8 vụ sai phạm/ngày. Năm 2018 là 2.419 công trình, bình quân 6,6 vụ/ngày. Trong 6 tháng đầu năm 2019 là 1.550 công trình, bình quân 8,5 vụ/ngày. Mức độ sai phạm 6 tháng đầu năm 2019 tăng hơn 28% so với năm 2018.
Theo BizLIVE

Video: Cận cảnh chung cư 'nhún mạnh là sập' ở TP.HCM
Xuống cấp trầm trọng, chung cư Trúc Giang (quận 4, TP.HCM) bị gọi là khu nhà nhún mạnh là sập nhưng hơn 100 hộ dân vẫn sống tại đây vì chưa thể di dời.
" alt=""/>TP.HCM “điểm danh” các quận có nhiều vi phạm trật tự xây dựng
Đà Nẵng xuất hiện việc rao bán rầm rộ căn hộ condotel ở các dự án lớn trên địa bàn. Các tin rao vặt, quảng cáo trên internet cam kết với khách hàng nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua như có thể ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ), cam kết lợi nhuận cao khi mua…Rao bán cam kết có sổ đỏ sở hữu 50 năm
Lần theo các tin rao bán chúng tôi liên lạc với một người phụ nữ tên Ng. xưng là nhân viên phân phối sản phẩm dự án Hòa Bình Green Đà Nẵng (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng).
Theo lời của Ng. dự án này đã đi vào hoạt động mỗi căn có diện tích khoảng 34m2 giá dao động từ 1,6 đến 1,9 tỉ đồng, lợi nhuận ba năm đầu 23%.
 |
Một trang condotel ở Đà Nẵng rao bán cam kết có sổ đỏ. |
“Mỗi căn hiện nay có giá từ 1,6 tỷ đến 1,9 tỷ và được nhận trước lợi nhuận 3 năm nên còn 1,3 tỷ đến 1,4 tỷ. Mỗi năm khách hàng sẽ có 20 đêm nghỉ dưỡng trong căn hộ”, Ng. cho biết.
Trước câu hỏi về hồ sơ pháp lý, căn hộ được cấp sổ đỏ vĩnh viễn hay không, người này cho biết sẽ ra được sổ sở hữu 50 năm. “Chủ đầu tư dự án Hòa Bình Green không cam kết ra sổ vĩnh viễn nhưng có cam kết sẽ ra được sổ sở hữu 50 năm vào cuối năm 2019. Trước kia các chủ đầu tư hay hứa ra sổ lâu dài nhưng nếu cố tình ra sổ sẽ bị thu hồi. Pháp luật hiện hành sẽ có điều chỉnh đó là condotel sẽ ra sổ tầm 50 năm”, nhân viên này nói.
Trên tin quảng cáo của mình một người tên N. xưng là nhân viên bán hàng tại dự án Hòa Bình Green cho biết dự án có pháp lý đầy đủ và cam kết ra sổ hồng cho khách. Nhưng khi trao đổi người này cho hay hiện tại chủ đầu tư đang thương lượng với chính quyền Đà Nẵng để đảm bảo thủ tục pháp lý cho dự án.
Nhân viên này thừa thận codotel là một khái niệm rất mới tại Việt Nam nên thủ tục về pháp lý hầu như không đảm bảo mà chủ yếu là cam kết giữa hai bên để thu về lợi nhuận.
“Xác định mua căn hộ ở đây chủ yếu là “lướt sóng” lấy lời vì chỉ cần nộp 35% tiền là đã có thể bán lại để kiếm lời. Chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán và thỏa thuận lợi nhuận trong 10 năm đầu, năm đầu tiên lợi nhuận là 8% từ tiền cho thuê căn hộ. Các năm sau tăng lên dần 1%” – N. cho hay.
Ngoài dự án Hòa Bình Green, nhiều dự án nằm ở ven biển Đà Nẵng thuộc quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn cũng rầm rộ rao bán với giá khoảng 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng, cam kết lợi nhuận cao. Như dự án TMS Luxury Đà Nẵng, dự án Cocobay Đà Nẵng đang xây dựng tòa nhà Coco Ocean - Spa Resort, Coco Wonderland.
Chưa cấp sổ cho người mua condotel
Theo ông Tô Văn Hùng, GĐ Sở TN-MT Đà Nẵng loại hình bất động sản dạng condotel đã xuất hiện ở Đà Nẵng vào khoảng năm 2015.
Tuy nhiên, đến nay hệ thống văn bản pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho khách hàng ký hợp đồng mua căn hộ loại này.
 |
Dự án Hòa Bình Green Đà Nẵng đang rao bán condotel với lợi nhuận cao. |
Ông Hùng khẳng định đến thời điểm này, Sở TN-MT cũng như Văn phòng Đăng ký đất đai các quận, huyện của TP chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) với thời gian ổn định lâu dài cho các căn hộ condotel.
Trong khi đó, ông Dương Đức Hiển – GĐ kinh doanh nhà ở, miền Bắc và miền Trung Savills Việt Nam - cho hay về bản chất, condotel được vận hành như một khách sạn cho thuê.
Theo ông Hiển, mức lợi nhuận các chủ đầu tư đưa ra khi mua condotel cho thấy sự liều lĩnh của các chủ đầu tư. "Những dự án cam kết trên 10%, tôi khẳng định rất khó để thực hiện, bởi nó cao hơn lãi suất ngân hàng tại nhiều thời điểm, chưa kể những yếu tố liên quan đến rủi ro và yếu tố khách quan khó thể lường trước được" - ông Hiển nói.
Mới đây, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, một số địa phương trước đây đã cấp sổ đỏ có thời hạn sử dụng lâu dài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư phát triển mô hình condotel, biệt thự biển. Tuy nhiên, việc cấp sổ này đã vi phạm quy định của Luật Đất đai.
Vừa qua, để khắc phục sai phạm này, chính quyền TP Đà Nẵng đưa ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài, đã cấp cho một dự án BĐS nghỉ dưỡng và cấp lại sổ đỏ chỉ còn thời hạn 50 năm (kể từ khi giao đất).
Chuyên gia bất động sản cho rằng, việc TP Đà Nẵng đưa ra phương án thu hồi sổ đỏ có thời hạn lâu dài ít nhiều có tác động đến thị trường condotel và BĐS nghỉ dưỡng. Nó khiến phân khúc này bớt sôi động hơn do nhiều doanh nghiệp ngâm hàng chờ chính quyền thay đổi cơ chế pháp lý.
Condotel tiếp tục ế ẩm Theo thống kê của Hội Môi giới tại báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý II/2019, tổng nguồn cung ra thị trường bất động sản nghỉ dưỡng condotel trong 6 tháng đầu năm là 11,855 sản phẩm tuy nhiên lượng giao dịch chỉ đạt 2,967 sản phẩm tương đương với 25%. Cụ thể, trong quý II/2019 ghi nhận có hơn 5.000 sản phẩm mới đưa ra thị trường nhưng chỉ giao dịch thành công gần 1.400 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ thấp, chỉ đạt hơn 27%. Đơn vị này đánh giá nguồn cung mới sản phẩm condotel trong 6 tháng đầu năm tương đối thấp, sản phẩm chào bán chủ yếu từ các dự án năm 2018 được tiếp tục chào bán. Tính hấp thụ chỉ đạt 25%. |
Vĩnh Định

Condotel lao dốc sau cú sốc thu hồi sổ đỏ lâu dài
Sau khi TP Đà Nẵng thu hồi sổ đỏ thời hạn lâu dài cấp cho condotel, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trở nên trầm lắng. Tâm lý dè chừng của khách hàng khiến phân khúc này càng lao dốc.
" alt=""/>Đà Nẵng chưa cấp sổ đỏ nào cho loại hình condotel