您现在的位置是:Nhận định >>正文
Những ứng dụng phải có để chỉnh ảnh Tết đẹp hơn
Nhận định511人已围观
简介Hậu kỳ là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng ảnh chụp. Vì thế,ữngứngdụngphảicóđểchỉnhảnhTế...
Hậu kỳ là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng ảnh chụp. Vì thế,ữngứngdụngphảicóđểchỉnhảnhTếtđẹphơmu ngoại hạng anh khá nhiều người ưa chuộng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh để bản thân, phong cảnh có màu ảnh phù hợp với ý đồ chụp ảnh hơn.
Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn một số phần mềm chỉnh sửa ảnh trên điện thoại dễ sử dụng, được nhiều người yêu thích.
Picsart Photo Editor
Picsart là một trong những ứng dụng chỉnh sửa ảnh miễn phí phổ biến nhất trên di động.
![](https://static2-images.vnncdn.net/files/publish/2023/1/22/picsart-217.jpg)
Với nhiều công cụ chỉnh sửa ảnh nâng cao, bộ lọc màu sắc đa dạng, hàng trăm nhãn dán sinh động, kho thư viện thiết kế phong phú... Picsart giúp bạn thỏa sức sáng tạo ngay trên chiếc điện thoại của mình mà không cần đến máy tính.
Ưu điểm lớn nhất của ứng dụng này là việc nó rất dễ sử dụng, không cần có nhiều kiến thức chuyên môn nhưng vẫn đảm bảo chỉnh sửa ảnh ở mức hài lòng người dùng.
VSCO
Đây là ứng dụng người dùng phải trả phí để sử dụng. VSCO là ứng dụng biên tập ảnh chuyên nghiệp có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, với nhiều công cụ chỉnh sửa ảnh nâng cao được phát triển trên cả 2 nền tảng Android và iOS.
![](https://static2-images.vnncdn.net/files/publish/2023/1/22/vsco-ung-dung-218.jpg)
Ứng dụng nổi tiếng nhờ bộ lọc màu sắc cực chất, gam màu cổ điển cùng các công cụ chỉnh sửa chuyên nghiệp như cân bằng sáng tối, làm mờ nét ảnh... giúp bạn xuất bản những bức ảnh độc đáo với chất lượng cao.
Ứng dụng cung cấp nhiều tỉ lệ khung hình để phù hợp chia sẻ lên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, VSCO còn có cộng đồng sáng tạo cùng chia sẻ ảnh đẹp.
Adobe Lightroom
Lightroom dành cho điện thoại là ứng dụng chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp đến từ nhà phát hành Adobe Lightroom.
![](https://static2-images.vnncdn.net/files/publish/2023/1/22/lightroom-219.jpg)
Ứng dụng hỗ trợ đầy đủ các tính năng chỉnh sửa ảnh, hỗ trợ ảnh RAW, phơi sáng, cắt và xoay ảnh... cho phép bạn tự tạo và lưu lại bộ màu của riêng mình.
Một số tính năng nổi bật nữa của Lightroom có thể kể đến như chỉnh sửa ảnh theo đường cong để thay đổi màu sắc, độ phơi sáng, chỉnh sửa ảnh hàng loạt, quản lý và xuất ảnh cùng lúc...
Lightroom hoàn toàn miễn phí, nhưng nếu bạn muốn sử dụng tính năng đồng bộ giữa các thiết bị và các tính năng cao cấp khác, bạn sẽ phải mua gói Photography Creative Cloud của Adobe.
Snapseed
Snapseed là một ứng dụng chỉnh ảnh được phát triển bởi Google hỗ trợ trên cả 2 nền tảng Android và iOS, với hơn 29 công cụ chuyên nghiệp bao gồm: Chỉnh sửa, bút vẽ, HDR, phối cảnh… và bộ lọc màu sắc đa dạng.
![](https://static2-images.vnncdn.net/files/publish/2023/1/22/snapseed-220.jpg)
Prisma Photo Editor
Prisma là ứng dụng biến ảnh của bạn thành tranh vẽ với hàng chục bộ lọc miễn phí.
Sử dụng các bộ lọc nghệ thuật của Prisma, bạn có thể biến những bức ảnh của mình trông giống tranh vẽ của các họa sĩ nổi tiếng như Picasso, Munch hoặc thậm chí chính Salvador Dali đã vẽ cho bạn.
![](https://static2-images.vnncdn.net/files/publish/2023/1/22/prisma-221.jpg)
Foodie
Foodie là ứng dụng chụp, chỉnh sửa ảnh khá được ưa chuộng, đặc biệt là trong cộng đồng giới trẻ bởi màu sắc đa dạng, chân thật.
![](https://static2-images.vnncdn.net/files/publish/2023/1/22/foodie-222.jpg)
Tương tự như Prisma, Foodie nổi bật với việc sở hữu hơn 30 bộ lọc màu từ tươi sáng đến màu tối, đen trắng để bạn có thể chọn theo ý thích.
Trên đây là một số ứng dụng chỉnh sửa ảnh phổ biến trên điện thoại. Hy vọng có thể giúp cho bạn có những tấm ảnh Tết chất lượng, ghi lại khoảnh khắc đẹp của dịp Tết đến xuân về.
Tags:
相关文章
Soi kèo góc Girona vs Getafe, 3h00 ngày 15/2
Nhận địnhPhạm Xuân Hải - 14/02/2025 06:14 Kèo phạt góc ...
阅读更多iPhone thống trị thị trường smartphone cao cấp, điện thoại Samsung 'hụt hơi'
Nhận địnhiPhone thống trị thị trường smartphone cao cấp
Thống kê của Counterpoint Researchtrước đây cho biết, Apple giữ vị trí thống trị doanh số bán smartphone tại Mỹ. Có tới 7/10 điện thoại bán chạy nhất trên toàn cầu là iPhone trong năm 2021.
Trong báo cáo mới nhất của Counterpoint Research, iPhone giữ vị trí số 1 trên thị trường smartphone cao cấp và là sản phẩm bán chạy nhất mọi thị trường.
iPhone của Apple chiếm giữ thị phần smartphone cao cấp tại tất cả thị trường lớn Apple dẫn đầu thị trường smartphone cao cấp tại Bắc Mỹ, Mỹ Latin, Đông Âu, Tây Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi. Trong khi đó, Samsung chỉ đứng ở vị trí thứ hai.
Giám đốc nghiên cứu Counterpoint, Tarun Pathak cho biết, sự tăng trưởng thị trường smartphone cao cấp vào năm 2021 được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm: nhu cầu thay thế, chiến lược kinh doanh khôn ngoan và năng lực của chuỗi cung ứng.
Ông Pathak cũng nói thêm rằng nhu cầu về 5G đã thúc đẩy tăng trưởng và các công ty bao gồm cả Apple đã ngay lập tức tận dụng khoảng trống thị trường smartphone cao cấp mà Huawei để lại, đặc biệt là tại Trung Quốc và Tây Âu.
Thị trường smartphone cao cấp năm 2021 so với 2020 Apple không công bố số liệu bán hàng, vì vậy tất cả dữ liệu đều được Counterpointtổng hợp từ các nguồn riêng. Theo đó, trong năm 2021, Apple lần đầu tiên đạt 60% thị phần smartphone cao cấp kể từ năm 2017. Điều này cũng có thể là do việc ra mắt iPhone 12 bị trì hoãn vì đại dịch và doanh số bán hàng bị đẩy sang năm 2021.
Nhà phân tích cấp cao của Counterpoint, Varun Mishra cho biết, trong tương lai, việc tung ra các thiết bị màn hình gập với mức giá phải chăng có thể là động lực tiếp theo cho phân khúc cao cấp. Samsung cho thấy những thành công bước đầu ở phân khúc này. Một chiếc iPhone màn hình gập sẽ cho thấy sự hoàn thiện của công nghệ và thúc đẩy thị trường tăng trưởng mạnh hơn nữa.
Hải Phong(theo Appleinsider)
iPhone 15 sẽ là smartphone đầu tiên của Apple ẩn Face ID?
Theo The Elec, iPhone 15 Pro dự kiến ra mắt vào năm 2023 sẽ được sử dụng thiết kế đục lỗ, cảm biến Face ID được ẩn dưới màn hình.
">...
阅读更多Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường điện toán đám mây trong nước
Nhận địnhTheo Phó Cục trưởng Cục ATTT Nguyễn Khắc Lịch, việc làm sao để các nền tảng đám mây "Make in Việt Nam" được dùng rộng rãi cũng là một mục tiêu mà những doanh nghiệp Việt Nam phải đạt được.
Mục tiêu kép của lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam
Trao đổi tại tọa đàm, ông Lịch cho biết, Bộ TT&TT coi nền tảng điện toán đám mây là hạ tầng viễn thông thế hệ mới. Đây cũng là một nền tảng đóng góp cho hạ tầng số, có vai trò quan trọng và các doanh nghiệp Việt Nam cần làm chủ.
Với định hướng này, Bộ TT&TT đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật gồm 153 tiêu chí để đánh giá, lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Kết quả đánh giá thực tế các nền tảng điện toán đám mây do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, như ICTnews đã đưa tin, vừa được Bộ TT&TT công bố. Theo đó, 5 nền tảng đám mây “Make in Việt Nam” của Viettel, VNPT, VNG, CMC, VCCorp đã được Cục ATTT xác nhận đạt tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, ở góc độ thị trường, theo đại diện Cục ATTT, phần lớn “miếng bánh” điện toán đám mây tại Việt Nam thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. “Chúng ta cần hướng tới mục tiêu kép: vừa thúc đẩy phát triển các nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam”, vừa phải làm sao để những nền tảng này được sử dụng rộng rãi. Có như vậy, chúng ta mới có thể thành công”, ông Lịch nhấn mạnh.
Nhiều cơ hội mở rộng thị trường
Thông tin rõ hơn về bức tranh thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam, ông Hoàng Văn Ngọc, Giám đốc Viettel IDC cho hay, trong khoảng 200 triệu USD doanh thu năm 2019 của thị trường Cloud Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài chiếm hơn 80%, các doanh nghiệp Việt chỉ chiếm gần 20%. Một nguyên nhân là doanh nghiệp Việt đi sau nhiều so với các "ông lớn" công nghệ thế giới trong lĩnh vực này.
Đại diện Viettel IDC cho biết thêm, tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm gần đây của thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam khoảng 40-45%, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới là 29%. Dự kiến đến 2025, tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt Nam duy trì mức 40%, dù con số trung bình thế giới được dự báo vẫn từ 25-29%.
“Việt Nam là một trong những thị trường thuận lợi. Công cuộc chuyển đổi số đang được các bộ, ban ngành, đặc biệt là Bộ TT&TT thúc đẩy mạnh. Chúng tôi cho rằng, thị trường điện toán đám mây Việt Nam còn phát triển hơn nữa, không dừng lại ở tốc độ tăng trưởng 40% như dự báo”, ông Ngọc phân tích.
Theo ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom, thị trường Cloud về cơ bản thường chia làm 3 giai đoạn: Cloud như một giải pháp ưu tiên, dần trở thành giải pháp bắt buộc trong hệ thống CNTT và được định hướng chuyển thành hành động chiến lược. Cách đây 1 - 2 năm, Việt Nam ở vào giai đoạn coi Cloud như giải pháp ưu tiên.
Tuy nhiên, ông Sơn nhận định, vừa qua, Việt Nam có 2 yếu tố rất mạnh thúc đẩy sự thay đổi của thị trường, dẫn đến tăng trưởng 3 con số, đưa Cloud Việt Nam chuyển sang giai đoạn bắt buộc. Yếu tố đầu tiên là sự chỉ đạo xuyên suốt từ Đảng, Chính phủ, Bộ TT&TT và các bộ về thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, công nghệ số… “Đây chính là nền tảng quan trọng đưa đến sự thay đổi trong các vấn đề về tiêu dùng, nhất là với những khách hàng lớn khối cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính. Và yếu tố thứ hai, ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân là đại dịch Covid-19”, ông Sơn chia sẻ.
Các doanh nghiệp Việt đang và sẽ cung cấp giải pháp điện toán đám mây tham dự tọa đàm đều thống nhất mục tiêu hướng tới là chiếm 50% thị trường trong nước (Ảnh minh họa) Bên cạnh cơ hội để mở rộng “miếng bánh” thị phần, các diễn giả tham gia tọa đàm cũng thảo luận về những thách thức của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Theo Phó Chủ tịch VNISA Vũ Quốc Khánh, điện toán đám mây càng phổ biến thì điểm yếu về ATTT sẽ trở thành vấn đề lớn. Dẫn ra kết quả bình xét danh hiệu “Chìa khóa vàng” 2020 cho các sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa được VNISA thực hiện mới đây, ông Khánh cho hay, trong 45 sản phẩm, dịch vụ được trao danh hiệu, chỉ có 1 giải pháp là nhắm trực tiếp tới điện toán đám mây.
Nói về thách thức mà CMC cũng như các doanh nghiệp cung cấp nền tảng điện toán mây đều phải đối mặt, ông Sơn cho rằng có 3 rào cản cần vượt qua là: sự nhận thức “rời khỏi vùng an toàn”, sự tin tưởng về tính toàn vẹn và ATTT khi dịch chuyển lên Cloud; bài toán cạnh tranh với các Cloud quốc tế có tiêu chuẩn và quy mô toàn cầu; bài toán về nhân lực CNTT cấp cao nói chung và ATTT nói riêng.
Phát triển dựa trên công nghệ mở
Chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các vấn đề trên, ông Sơn cho hay, bên cạnh việc tuân thủ các chính sách để nâng cao mức độ sẵn sàng lên Cloud, CMC đã nghiên cứu, xây dựng nhiều giải pháp ngành vừa đáp ứng nhanh bài toán thực tiễn, đáp ứng các tiêu chí khắt khe về an toàn dữ liệu “đặt tại Việt Nam”, vừa song song kết hợp cung cấp Multi Cloud thông qua nền tảng CMC Cloud. Ngoài ra, doanh nghiệp liên tục bổ sung mạnh mẽ, tăng cường đào tạo, liên kết đội ngũ chuyên gia, cộng đồng chuyên gia Cloud.
Ở góc độ của Cục ATTT, ông Lịch cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam đi sau nên phải dựa trên công nghệ mở để làm chủ nền tảng điện toán đám mây, tạo niềm tin số. Theo ông Lịch, 5 doanh nghiệp sở hữu các nền tảng điện toán đám mây “Make in Việt Nam” được Bộ TT&TT công nhận đáp ứng tiêu chuẩn đều đã phát triển nền tảng dựa trên mã nguồn mở.
““Đây cũng là định hướng lớn của Bộ TT&TT. Chúng ta phải dùng mã nguồn mở, nền tảng mở và cả tư tưởng công nghệ mở để xây dựng những sản phẩm công nghệ số Việt Nam”, ông Lịch nhấn mạnh.
Chia sẻ về lý do VNPT chọn OpenStack để phát triển nền tảng dịch vụ VNPT Cloud, Tổng giám đốc VNPT IT Ngô Diên Hy cho hay, 2 năm trước khi bắt đầu với OpenStack, VNPT đã chọn đối tác để cung cấp dịch vụ Cloud trên môi trường ảo hóa Vmware và gặp phải một số vấn đề, trong đó có việc người dùng không sẵn sàng bỏ chi phí cao để sử dụng, dẫn đến bài toán kinh doanh không hiệu quả.
Từ năm 2012, VNPT đã thí điểm với ý tưởng phát triển Private Cloud (đám mây riêng - PV) nguồn mở cho tập đoàn để triển khai các ứng dụng nội bộ, tiếp đó nhân rộng và từ 2017 đã cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng OpenStack cho người dùng.
Vân Anh
Bộ TT&TT công bố 5 nền tảng điện toán đám mây Make in Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn
Bộ TT&TT vừa công bố, trao chứng nhận cho 5 doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ nền tảng điện toán đám mây đã đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử gồm Viettel, VNG, CMC, VNPT và VCCorp.
">...
阅读更多
热门文章
- Kèo vàng bóng đá Girona vs Getafe, 03h00 ngày 15/2: Khách thắng thế
- 10 mẫu siêu xe dù đã 60 năm tuổi vẫn đẹp mê mẩn
- Đến năm 2025, TP.HCM dự kiến phát triển 30.500 căn nhà ở xã hội
- Nhân viên Twitter lo sợ khi Elon Musk thành cổ đông lớn nhất rồi tham gia HĐQT
- Nhận định, soi kèo Gulf Heroes vs Dubai United, 20h20 ngày 14/2: Khó cho chủ nhà
- Xe Toyota Fortuner đi sau ô tô tải nặng bất ngờ bị sụt hố và mắc kẹt
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Crystal Palace vs Everton, 00h30 ngày 16/2
-
“Đơn vị cũng đang nghiên cứu tổ chức đấu giá theo hình thức khác cho phù hợp, tránh tình trạng người tham gia đấu giá trả giá cao nhưng bỏ cọc, gây mất thời gian”, vị lãnh đạo này cho biết.
Người trúng đấu giá chiếc xe biển xanh đã bỏ cọc. Ảnh CTV Trước đó, ngày 9/11, Công ty đấu giá hợp danh Hoàng Đức đã tổ chức đấu giá tài sản là một chiếc xe ô tô 5 chỗ, nhãn hiệu Land Rover, biển kiểm soát 36B-1771, sản xuất năm 2008, xuất xứ Anh. Xe có số khung SALLDHMT89A772369, số máy 081001152315244DT, số km đã sử dụng là 308.214 km.
Đây là tài sản thanh lý của Chi cục Bảo vệ môi trường Thanh Hóa, thuộc Sở TNMT Thanh Hóa.
Chiếc xe ban đầu có giá khởi điểm là 71 triệu đồng. Trong vòng đấu giá đầu tiên, xe đã được trả giá hơn 1 tỷ đồng. Đến vòng thứ 2, có 17 hồ sơ tham gia đấu giá, người trả giá cao nhất chính là anh V.N.S với mức trả 3 tỷ đồng.
Theo giới chơi xe ở Thanh Hóa, đây là dòng Land Rover Defender phiên bản TD5 máy dầu, là hàng hiếm ở Việt Nam. Trên thị trường xe cũ giá Land Rover Defender cũng không hề rẻ và còn được quyết định tùy theo chất lượng cũng như độ nguyên bản của xe.
Mẫu xe Land Rover Defender TD5 sử dụng động cơ dầu 5 xy lanh thẳng hàng dung tích 2.5L tăng áp, cho công suất tối đa 120 mã lực tại 4.200 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 300Nm từ 1.950 vòng/phút. Sức mạnh được truyền xuống hai cầu thông qua hộp số sàn 5 cấp, dẫn động 2 cầu.
Là một dòng xe SUV việt dã của hãng xe Anh quốc xuất xưởng lần đầu vào năm 1983, cái tên Defender gắn liền với kiểu thiết kế vuông vức cổ điển kiểu “hộp diêm” và duy trì đặc điểm nhận dạng này cho đến thế hệ mới hiện nay. Ở thế hệ mới đang bán tại Việt Nam, xe có nhiều phiên bản và giá từ 4 tỷ đến trên 7 tỷ đồng.
Người trúng đấu giá xe Land Rover biển xanh 3 tỷ sẵn sàng bán lại nếu được giá
Anh V.N.S., người trúng đấu giá chiếc xe Land Rover đời 2008, biển xanh với giá 3 tỷ đồng ở Thanh Hóa cho biết, bản thân không phải là dân chơi xe hay sưu tầm xe cổ. Nếu được giá, anh sẵn sàng bán lại." alt="Người trúng đấu giá xe Land Rover biển xanh 3 tỷ ở Thanh Hóa bỏ cọc">Người trúng đấu giá xe Land Rover biển xanh 3 tỷ ở Thanh Hóa bỏ cọc
-
Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030 hướng tới mục tiêu Việt Nam có thể chủ động tận dụng có hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng này (Ảnh minh họa: Internet)
Chủ động tận dụng có hiệu quả cơ hội của CMCN 4.0
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến năm 2030 là chủ động tận dụng có hiệu quả các cơ hội của CMCN 4.0, cơ bản làm chủ và ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, từng bước sáng tạo được công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước.
Phát triển mạnh mẽ kinh tế số, phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi và sức khỏe của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và gắn kết chặt chẽ quá trình ứng dụng CMCN 4.0 với công tác bảo vệ an ninh mạng.
Chiến lược cũng đề ra mục tiêu cụ thể cho các giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 gồm có: Duy trì xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức sở hữu trí tuệ thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN; Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) của Liên minh viễn thông quốc tế thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu; Chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI) theo xếp hạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN; Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP, năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm; Hạ tầng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; 80% dân số sử dụng Internet; 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam) và triển khai mạng 5G tại các đô thị này.
7 định hướng trọng tâm
Tại Chiến lược mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ theo quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, chủ trương, chính sách của Nghị quyết 52-NQ/TW; theo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết 50/NQ-CP và Quyết định 749/QĐ-TTg, còn cần tập trung vào 7 định hướng trọng tâm: Nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; Phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; Phát triển nguồn nhân lực; Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; Đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0; Mở rộng hợp tác quốc tế, hội nhập về khoa học và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.
Trong đó, về phát triển nguồn nhân lực, theo Chiến lược, sẽ mở rộng, nâng cao chất lượng những chương trình đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nghề, đặc biệt trong các ngành phục vụ CMCN 4.0.
Bên cạnh đó, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông theo hướng tăng hoạt động thực hành, nhất là giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM). Xây dựng chương trình thực tập trong các trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tăng cường kết nối nghiên cứu khoa học, đào tạo và sản xuất kinh doanh.
Đảm bảo hạ tầng số đi trước và sẵn sàng cho CMCN 4.0
Thủ tướng Chính phủ trong Chiến lược mới ban hành, cũng đưa ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cho các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương.
Cụ thể như với Bộ TT&TT, Bộ có trách nhiệm rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TT&TT để đảm bảo hạ tầng số đi trước và sẵn sàng cho các ngành khác triển khai CMCN 4.0.
Bộ TT&TT còn có một số nhiệm vụ, giải pháp khác như: Phát triển hạ tầng số an toàn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các ngành trong quá trình chuyển đổi số, thực hiện thành công CMCN 4.0; Tập trung nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin mạng, nhất là an toàn thông tin của hạ tầng viễn thông, thiết bị IoT, bảo vệ thông tin cá nhân, đẩy mạnh triển khai các trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; Nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách về dữ liệu mở; hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các giải pháp chia sẻ dữ liệu; phát triển nền tảng tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia để cùng khai thác, sử dụng; tạo thuận lợi cho thương mại hóa dữ liệu…
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quán triệt và phổ biến tinh thần và nội dung của Chiến lược cho các đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương. Đồng thời, xây dựng những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo, tư vấn chuyển giao công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KH&ĐT là cơ quan đầu mối theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả triển khai Chiến lược về CMCN 4.0 đến năm 2030.
Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất kiện toàn, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử để đảm nhận thêm chức năng, nhiệm vụ về tham mưu, theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0.
Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất kiện toàn, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chính sách KH&CN quốc gia để đảm nhận thêm chức năng, nhiệm vụ về tham mưu, theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0." alt="Ban hành Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030">Ban hành Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030
-
Ông Nguyễn Toàn Thắng phát biểu tại buổi tọa đàm Cụ thể, đối với trường hợp trên 80% người dân đã chấp thuận nhận bồi thường trong các dự án đã được Nhà nước chấp thuận chủ trương thì Nhà nước cần có quy định để chủ đầu tư tiếp tục bồi thường phần đất còn lại để dự án sớm được triển khai.
“Theo tôi, cần tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án (hoặc dự án) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tổ chức thực hiện độc lập”, ông Thắng kiến nghị.
Đồng thời, áp dụng chính sách hỗ trợ đối với các trường hợp chậm chi trả tại các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt trước ngày 1/7/2014 theo hướng: “Không thay đổi chính sách và đơn giá tái định cư đã phê duyệt tại phương án, thực hiện hỗ trợ lãi suất phần giá trị bồi thường, hỗ trợ chậm chi trả”.
Ông Thắng cũng đề xuất, trong dự thảo Luật Đất đai tới cần có quy định cho phép “việc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, tạo sự chủ động trong việc chuẩn bị mặt bằng đối với các dự án đầu tư nói chung và đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển”.
Cho phép thực hiện dự án đầu tư công để phục vụ riêng cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Đặc biệt, theo ông Thắng, cần phân cấp cho HĐND TP được quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa; Rút ngắn thời gian thông báo đối với đất nông nghiệp từ 3 tháng xuống còn 1 tháng, đất ở từ 6 tháng xuống còn 3 tháng; Phân cấp việc xác định giá đất để bồi thường, hỗ trợ cho UBND cấp huyện thực hiện...
TP.HCM đề xuất cho phép HĐND TP được quyết định chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất lúa Về xác định giá đất, theo ông Thắng, cần hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất cụ thể. Theo đó, quy định rõ ràng việc xác định giá đất theo từng phương pháp; bỏ cơ chế khung giá đất; trên cơ sở kết quả tư vấn, thẩm định giá đất, các địa phương ban hành bảng giá đất để sử dụng vào mục đích thu thuế, phí.
Cho phép xây công trình tạm trên đất vướng quy hoạch
Cũng tại buổi tọa đàm, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Huỳnh Thanh Khiết cho biết, Luật đất đai lần này cũng còn vướng đối với các dự án phát triển nhà ở. Ví dụ, trong luật nhà ở quy định phải là 100% đất ở thì mới làm dự án nhà ở được. Tuy nhiên thực tế, khi làm dự án nhà ở thì cũng phải bồi thường đất nông nghiệp và các loại đất khác mà không phải hoàn toàn là đất ở, như vậy sẽ không thể thực hiện được đối với các dự án nhà ở có nhiều loại đất.
Vấn đề thứ hai, theo ông Khiết cần phải điều chỉnh là: Luật hiện nay lại áp dụng chung cho tất cả các vùng từ nông thôn đến đô thị. Trong khi các tỉnh, thành, các vùng núi hay đồng bằng đều có sự khác nhau, do đó không thể áp dụng chung như Luật quy định.
Luật đất đai phải áp dụng theo vùng, theo khu vực đặc thù, chứ áp dụng chung sẽ không bao giờ thực hiện được, vẫn sẽ có vướng mắc khó gỡ.
Về phương pháp tính giá đất, ông Khiết cho rằng hiện nay có 5 phương pháp nhưng đều là phỏng đoán và không chính xác. Do đó, cần tính lại hoặc là thực hiện theo bảng giá đất mà TP.HCM đã đề xuất, sẽ mang lại tính ổn định hàng năm.
Về vấn đề xây dựng công trình trên đất vướng quy hoạch hay đất nông nghiệp, ông Khiết cho rằng, cần linh hoạt cho phép người dân xây dựng tạm đến mức độ nào và người ta được toàn quyền việc xây dựng đó.
Cần linh hoạt cho phép người dân xây công trình tạm trên đất nông nghiệp hay đất bị vướng quy hoạch treo Qua đó, ông Khiết để xuất phải điều chỉnh trong Luật đất đai và Luật xây dựng theo hướng linh hoạt như trên.
Vấn đề này ông Khiết đưa ra, vì trước đó, có mặt tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Tư, người dân có đất nông nghiệp ở xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TP.HCM chia sẻ về nguyện vọng được cất ngôi nhà tạm để che mưa, che nắng trên khu đất bị vướng quy hoạch đã hơn 10 năm.
Theo ông Tư, khu đất nông nghiệp ông nhận chuyển nhượng có diện tích 1.089m2, có sổ đỏ, nhưng bị vướng quy hoạch đã hơn 10 năm.
“Tôi muốn xin xây một cái nhà nho nhỏ để nuôi gà, vịt tại phần đất nông nghiệp nói trên, nhưng chính quyền địa phương cho biết, bị vướng quy hoạch, không được xây dựng. Muốn xây nhà, tôi phải làm dự án trình lên UBND xã. Tôi mong chính quyền địa phương cho chúng tôi cất ngôi nhà tạm để cải thiện thu nhập. Khi chính quyền địa phương yêu cầu tháo dỡ thì tôi sẽ phá dỡ ngay, không đòi hỏi bồi thường”, ông Tư tha thiết.
Trả lời về vấn đề của ông Nguyễn Văn Tư, ông Dương Văn Phúc, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Hóc Môn cho biết, giấy chứng nhận của ông Nguyễn Văn Tư là đất nông nghiệp. Cần xem lại hiện trạng trên đất có gì? Nếu có sẵn công trình thì được sửa chữa nhưng không thay đổi hiện trạng, vì phải theo quy hoạch. Sau buổi tọa đàm này, ông Nguyễn Văn Tư có thể gặp Phòng TN-MT huyện để xem xét thực tế và giải quyết.
Tại buổi tọa đàm, Ts Trần Du Lịch cho rằng, Luật Đất đai lần này chưa giải quyết được hai vấn đề lớn, cụ thể:
1/ Tình trạng lãng phí đất hoang, quá trình đô thị hóa chuyển đất nông nghiệp thành đất hoang, xây nhiều khu đô thị ma mua đi bán lại để đầu cơ.
2/ Từ đầu cơ đẩy giá đất lên vượt sức chịu đựng của nền kinh tế và người dân, nếu không giải quyết vấn đề này thì khó phát triển kinh tế.
Ông Lịch cho rằng, hễ làm Luật hay sửa đổi Luật thì càng dài, càng phức tạp hơn. “Chúng ta làm Luật mà cứ như đan một tấm lưới để bắt hết mọi loại cá, làm như thế sẽ không bao giờ hết các vướng mắc”.
Cũng theo ông Trần Du Lịch, trong Luật chỉ cần nêu các vấn đề quan trọng, mang tầm quốc gia; những vấn đề còn lại thì phân cấp để các địa phương tự làm.
" alt="TP.HCM đề xuất được quyết định chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất lúa">TP.HCM đề xuất được quyết định chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất lúa
-
Nhận định, soi kèo Wolfsberger vs Sturm Graz, 23h00 ngày 15/2: Chủ nhà tự tin
-
Golden City, dự án NƠXH được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách duy nhất hiện nay tại tỉnh Tây Ninh. (Ảnh: C.T.V) Đối với các dự án NƠXH đề xuất đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2022 - 2025, tại TP.Tây Ninh có các dự án tại P.1, P.3 và xã Bình Minh, tổng quy mô 650 căn.
Thị xã Hoà Thành có 2.240 căn thuộc các dự án NƠXH và tái định cư; Thị xã Trảng Bàng có 500 căn nhà ở công nhân tại xã Đôn Thuận và 2.240 căn tại các dự án NƠXH thuộc các phường, xã;
Các huyện như Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu, Tân Biên dự kiến phát triển 1.120 căn/huyện; huyện Tân Châu có 600 căn NƠXH. Hầu hết các dự án này đều dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có duy nhất một dự án NƠXH đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách. Đó là dự án Chung cư NƠXH Thành phố Vàng (Golden City), P.2, TP.Tây Ninh với quy mô 1.624 căn hộ. Đã có 864 căn, gồm 822 căn NƠXH và 42 căn nhà thương mại, trong số này đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Dự án nhà ở xã hội rục rịch bung hàng, nhiều chủ đầu tư muốn vay vốnTrong thời gian tới, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ dồi dào khi nhiều dự án đã và sắp mở bán. Không ít chủ đầu tư phân khúc nhà ở này có nhu cầu tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng." alt="Tây Ninh dự kiến phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội trong năm nay">Tây Ninh dự kiến phát triển 3.800 căn nhà ở xã hội trong năm nay