Rất khó khăn để ông chủ Mark Zuckerberg của Facebook "dọn dẹp" mạng xã hội lớn nhất của mình nhằm chắc chắn rằng mọi ứng dụng không tìm cách khai thác dữ liệu của bạn.
Mọi chuyện thậm chí còn khó hơn những gì anh ta nghĩ sau khi trang tin CNETkiểm tra nhanh vài ứng dụng liên kết với Facebook, bao gồm cả các ứng dụng của Apple và Samsung, 2 nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, và tìm thấy những thông tin họ nắm giữ.
Có thể bạn sẽ giật mình khi xem kỹ hơn những thông tin mà chúng thu thập. Một số ứng dụng cũ, vốn đã được cho "về vườn" từ vài năm trước yêu cầu nhiều thông tin như tôn giáo, tình trạng quan hệ và hình ảnh. Ngay cả các lập trình viên cũng có thể không nhận ra rằng ứng dụng cũ của họ vẫn còn xuất hiện trên Facebook.
Nhưng may mắn thay, Apple và Samsung khá quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin và dữ liệu người dùng, họ khẳng định không lưu trữ thông tin của chúng ta trong máy chủ của họ. Trên thực tế, cả 2 đã không còn cung cấp các ứng dụng Facebook như thế nữa, và nếu tìm thấy chúng trong danh sách, rất có thể bạn đã từng liên kết tài khoản Facebook của mình với những thiết bị của 2 thương hiệu trên từ nhiều năm trước, đơn cử như ứng dụng của Samsung xuất hiện từ thời điện thoại "cục gạch", trước khi Facebook có ứng dụng chính chủ cho di động.
Nhưng điều đáng nói là chúng vẫn nằm "chễm chệ" trong tài khoản của bạn, cho thấy một mớ hỗn độn mà Zuckerberg phải tìm cách dọn dẹp. Facebook đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội về cách mà hãng "lợi dụng" ứng dụng cũ ngay cả khi chính sách yêu cầu các ứng dụng hạn chế tiếp cận thông tin người dùng đã được công bố từ năm 2014.
Đó là một trong những lý do khiến Facebook đang rơi vào cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử 14 năm hoạt động của mình.
Ứng dụng cũ có tên Samsung Mobile của Samsung yêu cầu truy cập vào 36 loại thông tin khác nhau về bạn và bạn bè
Tin tức lan truyền từ tuần trước cho biết hơn 50 triệu tài khoản Facebook đã bị lợi dụng bởi Cambridge Analytica, một công ty phân tích dữ liệu được thuê trong chiến dịch bầu cử của Tổng thống Mỹ Trump cách đây 2 năm. Trước đó vào năm 2013, thông tin cá nhân của khoảng 300 ngàn người dùng cũng từng bị thu thập cho một ứng dụng giải đố mang tên "thisisyourdigitallife" do Aleksandr Kogan, nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge thiết kế.
Theo một giám đốc điều hành của Facebook, vì chính sách của công ty vào thời điểm đó mà Kogan có thể truy cập vào thông tin của "hàng chục triệu" bạn bè từ 300 ngàn người dùng này và chia sẻ chúng với Cambridge Analytica.
Theo CNET, trong thông báo của mình, Zuckerberg đã xin lỗi 2,2 tỷ người dùng, hứa sẽ tìm kiếm tất cả các ứng dụng có quyền truy cập vào nhiều thông tin khác nhau, cũng như "xem xét toàn bộ bất kỳ ứng dụng nào có hoạt động đáng nghi ngờ",theo Zuckerberg là hàng ngàn ứng dụng.
Nhà sáng lập 33 tuổi của Facebook cũng cho biết ứng dụng nào không được dùng trong 3 tháng sẽ bị thu hồi quyền truy cập dữ liệu. Và đối với tất cả ứng dụng sau này, Facebook có kế hoạch chỉ cung cấp cho lập trình viên từ bên thứ ba họ tên, ảnh đại diện và địa chỉ email khi người dùng đăng nhập vào ứng dụng đó bằng Facebook.
Trong trường hợp của Samsung ở trên, hãng từng phát hành vài ứng dụng giúp liên kết điện thoại người dùng với tài khoản Facebook của họ nhiều năm trước, nhất là những thiết bị "cục gạch", không thể cài Facebook. Chúng vẫn tồn tại trên những thiết bị ra mắt từ năm 2012 như Galaxy SIII hay Note II, Galaxy S4 và Note 3 của 2013 hay Galaxy S5 và Note 4 của năm 2014.
Chúng đều là những thiết bị Samsung rất phổ biến, giúp hãng trở thành nhà sản xuất số 1 thế giới. Nhà phân tích Neil Shah từ Counterpoint Research ước tính rằng tổng số máy Galaxy bán ra trong danh sách trên là 348 triệu.
Như tấm ảnh ở đầu bài, một ứng dụng tên là Samsung Mobile yêu cầu quyền truy cập vào 36 thông tin khác nhau về bạn và bạn bè, từ bài đăng trên trang cá nhân, hình ảnh của bạn bè cho đến quan điểm tôn giáo, chính trị. Một ứng dụng khác tên là Galaxy S4 yêu cầu ít thông tin hơn, gồm ngày sinh, cập nhật trạng thái, sự kiện, ảnh và video.
Trong thông cáo của mình, Samsung cho biết họ thu thập thông tin giúp người dùng sử dụng Facebook một cách dễ dàng hơn để đăng nhập vào các dịch vụ của Samsung như Social Hub, ứng dụng tổng hợp email, tin nhắn và mạng xã hội từ nhiều dịch vụ khác nhau.
"Samsung tôn trọng quyền riêng tư của người dùng, ứng dụng của chúng tôi luôn được thiết kế với sự an toàn, bảo mật đặt lên hàng đầu", nhà sản xuất Hàn Quốc tuyên bố thêm rằng dữ liệu được ứng dụng thu thập qua hệ thống đăng nhập của Facebook không được giao hoặc lưu trữ bên ngoài thiết bị mà không có sự cho phép của người dùng, và từng thông tin chỉ được dùng cho từng dịch vụ cụ thể, không nhằm mục đích nào khác.
Nhưng hiện tại không còn bất cứ ứng dụng Samsung liên kết với Facebook nào còn tồn tại và hoạt động, nhưng chúng vẫn nằm trong tài khoản của người dùng. Nếu không tin, bạn có thể xem bằng cách vào Cài đặt(trên Facebook) -> Ứng dụngđể xem danh sách ứng dụng đăng nhập bằng Facebook được bạn cấp phép.
iPhoto, Aperture và iMovie, 3 ứng dụng của Apple cũng không nằm ngoài trường hợp này. Chúng yêu cầu một số thông tin nhất định liên quan đến bạn như mối quan hệ, ngày sinh, cập nhật trạng thái và một số thông tin khác.
Vào thời điểm đó, Apple cho biết việc tích hợp Facebook giúp người dùng chia sẻ ảnh và video từ iPhoto hay Aperture, 2 ứng dụng chỉnh sửa ảnh, lên mạng xã hội một cách dễ dàng hơn.
Nhưng hãng khẳng định không bao giờ truy cập vào bất kỳ dữ liệu nào trừ danh sách bạn bè của người dùng. Những thông tin cũng không được gửi tới máy chủ Apple hay iCloud mà chỉ nằm trong thiết bị giúp người dùng "tag" bạn bè dễ dàng hơn. Và Facebook thì tất nhiên không có quyền truy cập vào tất cả ảnh hay video trên iPhone hay Mac nếu chưa được cho phép, chỉ những ảnh được người dùng chia sẻ lên mạng xã hội.
Ứng dụng iPhoto khi được liên kết giúp người dùng chia sẻ ảnh thẳng lên Facebook từ công cụ sửa ảnh
Sau khi giới thiệu ứng dụng Photos mới, Apple đã ngừng phát triển iPhoto và Aperture từ năm 2014, việc liên kết với Facebook trên iOS cũng chấm dứt từ 2016.
Apple là một trong những công ty ủng hộ quyền riêng tư của người dùng trong nhiều năm qua. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, CEO Tim Cook thậm chí đã cảnh báo về sự nguy hiểm của mạng xã hội và các dịch vụ trực tuyến miễn phí. Cụ thể hơn, trong cuộc phỏng vấn năm 2014 với Charlie Rose, Cook nói rằng "mọi người phải thắc mắc tại sao các công ty kiếm được tiền từ họ. Nếu họ kiếm tiền chủ yếu bằng việc thu thập thông tin cá nhân, tôi nghĩ rằng bạn nên lo lắng đi. Bạn cần hiểu rõ điều gì đang xảy ra với dữ liệu của mình, và các công ty cũng nên minh bạch về mục đích sử dụng những dữ liệu đó".
Zuckerberg và Sheryl Sandberg, giám đốc điều hành Facebook đã xin lỗi công khai người dùng sau vụ việc để lộ thông tin 50 triệu tài khoản cho bên thứ ba. Cùng với việc kiểm soát dữ liệu và những thông tin người dùng bên thứ ba có thể truy cập, Facebook cũng sẽ giúp người dùng dễ dàng biết được những thông tin nào về họ đang được chia sẻ. Đại diện của Facebook cũng cho biết sẽ chấp hành các quy định của chính phủ về an toàn thông tin và quảng cáo.
Không nhiều nhà sản xuất thực sự quan tâm đến vấn đề riêng tư của người dùng như Apple và Samsung.
" alt="Việc 'dọn dẹp' các ứng dụng trên Facebook sẽ khó hơn Mark Zuckerberg tưởng" width="90" height="59"/>