Lý Hùng: 'Ba đi thanh thảnh, chỉ căn dặn 2 điều'
NSND Lý Huỳnh đã qua đời vào lúc 5h sáng 22/10 tại nhà. Nghệ sĩ Lý Hùng chia sẻ,ýHùngBađithanhthảnhchỉcăndặnđiềlichthidauhomnay thời khắc ra đi của ông, cả 6 người con và các cháu đều có mặt. Ông đảo mắt nhìn mọi người lần cuối rồi ra đi thanh thản.
"Gia đình đã chuẩn bị tâm lý và hậu sự hết cho ba nhưng lúc tiễn biệt tôi không thể nào chịu được. Mất mát này với tôi là quá lớn. Suốt những năm tháng tuổi già, ông đã bị quá nhiều bệnh, tuần nào cũng chạy thận, mệt mỏi vô cùng", diễn viên Lý Hùng chia sẻ.
Lý Hùng là người gần gũi với ba mẹ nhất. |
Trước khi về với thế giới bên kia, Lý Hùng chia sẻ, ba anh đã căn dặn các con phải chăm lo mẹ, nhất là anh bởi trong 6 người con, Lý Hùng là người gần gũi với ba mẹ nhất. Thứ nữa, ông mong muốn Lý Hùng theo đuổi nghề nghiệp một cách vững vàng - như trước nay anh vẫn được rèn với thái độ đúng mực của "con nhà võ". Lý Hùng cho biết anh rất may mắn khi được di truyền "máu" võ thuật lẫn nghệ thuật từ ba anh.
"Từ khi 6 - 7 tuổi, tôi đã được dạy võ thuật và chính võ thuật giúp tôi thuận lợi hơn khi đến với điện ảnh, đặc biệt các phim hành động. Tôi còn nhớ lần đầu ra phim trường và có vai diễn đầu đời luôn, năm 12 tuổi, đó là lúc theo ba đi đóng phim Phượng của đạo diễn Lê Văn Duy. Bác Duy thấy tôi têu tếu và nhanh nhẹn nên mời tôi đóng vai cậu bé bán báo, vai vui thôi, trong đó có cảnh tôi lấy ná thun bắn vào mông tay cảnh sát…, anh nhớ lại.
Khi bắt đầu theo đuổi con đường nghệ thuật và cho tới tận bây giờ, Lý Hùng vẫn còn nhớ như in 2 điều ba căn dặn, đó là ba anh luôn gạch từng dòng thoại của anh trong kịch bản cho dễ nhìn và bắt anh phải học cho thật thuộc, sau đó bắt anh phải nhìn vào gương để thoại và tập diễn.
"Để thành công như ngày hôm nay, tôi không phải là diễn viên ăn may từ phim mỳ ăn liền mà đó là do sự nghiêm túc của ba rèn luyện anh em chúng tôi bài bản. Tất nhiên cũng do cả sự cố gắng của chính bản thân mình nữa", diễn viên Lý Hùng tâm sự.
Diễn viên Lý Hùng bên ba NSND Lý Huỳnh. |
Diễn viên Lý Hùng bảo sau khi tốt nghiệp, dù rất thành công với những vai diễn, liên tiếp được mời đóng phim nhưng anh vẫn quyết định thi vào lớp Diễn viên Điện ảnh khoá 1 (1986–1991) của trường Điện ảnh TP.HCM cùng khoá với Ngọc Hiệp, Thiệu Ánh Dương, Lê Tuấn Anh, Diễm Hương… Đó cũng là nhờ ba anh, diễn viên kiêm võ sư Lý Huỳnh luôn nhắc nhở con trai muốn làm nghề nào thì phải học đến nơi đến chốn.
Có học mới tồn tại được lâu, nghề mình mới vững chắc. Đến giờ, Lý Hùng càng ngẫm càng thấy ba nói đúng. Trong hơn 10 năm “hoàng kim” tham gia diễn xuất anh đã tham gia đóng trên 90 bộ phim, đưa cái tên Lý Hùng trở thành cái tên “hot” bậc nhất lúc bấy giờ. Và giờ đây, cái tên Lý Hùng vẫn chưa một lần nguội lạnh trong lòng người hâm mộ.
Nghệ sĩ Lý Huỳnh và Lý Hùng trên trường quay Tây Sơn hào kiệt - phim được Trung tâm kỷ lục VN chứng nhận là Bộ phim được dàn dựng hoành tráng nhất Việt Nam. |
Với Lý Hùng, NSND Lý Huỳnh vừa là người ba đáng kính trọng, vừa là đồng nghiệp tận tận tâm với lớp nghệ sĩ trẻ. Điều anh cảm thấy hạnh phúc nhất chính là những bộ phim anh đóng và cả trước đó là phim của ba anh đóng, cho đến nay vẫn còn được công chúng nhắc đến và sự nghiệp nghệ thuật của gia đình không có bất kỳ những ồn ào nào.
"Ba tôi luôn dạy chúng tôi, muốn nổi tiếng đã trăm lần khó, giữ được tiếng đó ngàn lần khó hơn. Với tôi, sự thương, quý và nhớ đến của khán giả chính là giải thưởng lớn nhất trong sự nghiệp nghệ thuật. Đó mới là giải thưởng viên mãn cho ba và gia đình chúng tôi", anh bày tỏ.
Xem thêm các bài mới nhất liên quan đến NSND Lý Huỳnh:
>> NSND Lý Huỳnh qua đời ở tuổi 78
>> NSND Lý Huỳnh: Vinh quang và nỗi buồn
>> Xem lại những vai diễn ấn tượng của NSND Lý Huỳnh
Ngân An
NSND Lý Huỳnh: Vinh quang và nỗi buồn
Sau một thời gian dài chiến đấu với nhiều căn bệnh, sáng 22/10, NSND Lý Huỳnh đã qua đời.
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Marseille vs Lille OSC, 03h10 ngày 15/1: Vé đi tiếp cho chủ nhà
- Cuộc triển lãm đương đại 'Ranh giới vô định' đang diễn ra tại Hà Nội là một trải nghiệm lạ với những người quan tâm tới nghệ thuật." alt="Trải nghiệm nghệ thuật lạ lùng" />
- Theo KTS Phạm Thanh Truyền (Giám đốc công ty Kiến trúc - Xây dựng - Đào tạo Cát Mộc), nhiều gia đình, đặc biệt là ở khu vực thành thị, không quan tâm hoặc ít có điều kiện chú trọng đến việc bố trí lối thoát hiểm. Với dạng nhà ống được xây san sát nhau, nếu lối thoát hiểm chưa tuân theo quy chuẩn, thi công không đúng kỹ thuật sẽ làm hạn chế việc tiếp cận vào trong và thoát ra ngoài khi có tình huống cấp bách.
Ngay từ khâu thiết kế, gia chủ cần tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, tránh những lỗi dưới đây.
Không đảm bảo mật độ xây dựng nhà
Tùy vào diện tích đất, công trình sẽ được quy định về mật độ xây dựng. Chủ nhà cần đảm bảo thực hiện đúng mật độ đã được phê duyệt, chừa những khoảng trống hợp lý để phục vụ phòng cháy chữa cháy và các tiện ích hàng ngày. Đồng thời, làm đúng những quy hoạch trong khu vực, tránh cơi nới, xây thêm hay lấn chiếm.
KTS ví dụ, theo quy định, một số quy hoạch có khoảng lùi sau của công trình nhà ống là 2 m. Khoảng không gian này rất cần thiết để hỗ trợ cho công tác ứng cứu. Tuy nhiên, người dân thường hay lấn chiếm sau hoàn công để xây cổng, hàng rào... làm khoảng mở trở nên bít bùng, lối thoát hiểm không đáp ứng được yêu cầu an toàn.
Chỉ làm một lối thoát hiểm
Nhà ống thường chỉ có một mặt tiền, cũng là lối thoát nằm ở phía trước. Nếu xảy ra cháy ở mặt sau (khu bếp, nhà kho...) hoặc giữa nhà (không gian thờ), mất điện và khói bụi sẽ khiến người trong nhà khó tiếp cận với đường ra. Còn trong trường hợp cháy xảy ra ở mặt trước, nhà lại không có đường thoát phía sau, gia chủ sẽ gặp bế tắc.
Theo KTS, nhà phải có ít nhất 2 lối thoát, bố trí dựa vào cấu trúc từng công trình. Gia chủ cần hình dung nếu có cháy xảy ra ở khu vực cụ thể trong ngôi nhà thì người bên trong sẽ thoát ra bằng đường nào. Có thể dự phòng trước những lối thoát ở ban công các tầng, tầng mái, lối thông với nhà hàng xóm... để thoát thân khỏi đám cháy nhanh nhất.
Mỗi sáng, ông Cường đều ra rạch Ông Đồ chèo ghe đi vớt rác.
Trầm mình dưới dòng nước đen vớt rác
Xỏ vội đôi giày ống, ông Hồ Chí Cường (SN 1952, ngụ ấp 1, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM) lên chiếc xe cà tàng, đi thẳng ra rạch Ông Đồ. Từ mấy năm nay, ông cùng người cháu trai liên tục ra con rạch này dọn rác, khơi thông dòng chảy.
Ông nói, năm 2018, rạch Ông Đồ ô nhiễm nặng. Rác thải sinh hoạt hòa vào những mảng lục bình dày đặc chặn đứng dòng chảy. Rạch đọng nước, rác thải phân hủy tạo thành lớp màng dày nổi trên mặt nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối.
Thấy vậy, chính quyền xã Bình Chánh vận động nhiều đơn vị tham gia cải tạo. Ngay lập tức, ông Cường xung phong tham gia vớt rác, khơi dòng con rạch ô nhiễm nặng.
“Cải tạo chưa được bao lâu, người dân thiếu ý thức lại xả rác xuống rạch. Dòng chảy lại bị chặn, nước rạch lại đen ngòm. Tôi thấy ô nhiễm quá nên rủ thằng cháu tình nguyện đi vớt rác”, ông Cường kể.
Trước đây, khi chưa được hỗ trợ ghe, ông và người cháu trai phải trầm mình dưới dòng nước đen ngòm như thế này để dọn rác. Tìm được người “cùng chí hướng”, sáng sáng ông và người cháu trai cùng ra rạch Ông Đồ. Cả hai trầm mình xuống dòng nước đen bốc mùi hôi thối để vớt rác. Ông kể: “Thời điểm này, rạch ô nhiễm dữ lắm, nước đen ngòm như nhớt thải”.
“Lúc đó, tôi chưa có phương tiện gì để dọn rác, chỉ còn cách trầm mình xuống nước mà vớt từng bao nilon, hộp nhựa, thùng xốp… Sau mỗi lần như thế, tôi phải bỏ luôn bộ đồ vì không tài nào giặt sạch được. Tay chân, người tôi cũng bị nước bẩn “ăn” đến lở loét, phồng rộp hoài”, ông Cường chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, đã quyết làm gương cho những người thiếu ý thức, ông không từ bỏ công việc không lương. Mỗi sáng, ông vẫn cùng người cháu dùng lưới cá thu gom, kéo rác dưới kênh lên.
Bỏ việc nhà để trầm mình dưới nước dọn rác không công, ông Cường bị nhiều người gièm pha, chê cười.
Ông Cường kể, sau mỗi lần như thế, ông phải bỏ luôn bộ quần áo. Thậm chí, chân tay, cơ thể ông cũng bị nước bẩn "ăn" đến lở loét, phồng rộp. Ông kể: “Nhiều người nói tôi được trả tiền nên mới đi nhặt rác, chứ ai khùng mà làm vậy. Có người còn nói tôi khùng, “rảnh hơi” nên mới đi làm cái việc không bao giờ có kết quả… Tôi kệ. Vợ con tôi hiểu và ủng hộ là được. Tôi làm việc có ích cho xã hội chứ có phải làm chuyện xấu đâu mà nghĩ ngợi”.
Bảo vệ môi trường sống
Thương ông tuổi đã cao nhưng vẫn tình nguyện vớt rác trên kênh rạch, chính quyền địa phương hỗ trợ cho ông một chiếc ghe tự chế từ ca nô cũ. Ông khoe, phương tiện này không chỉ giúp ông không phải “vứt bỏ quần áo” mà còn vớt rác nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
Ông neo ghe trên rạch. Sáng sớm, ông chạy xe ra đây, gửi ở nhà người quen rồi cùng người cháu chèo ghe đi vớt rác. “Tôi chèo ghe, cháu tôi dùng cây gắp để gắp rác. Chỗ nào nhiều rác quá, nó dùng vợt gom lại, hốt bỏ vào bao. Chừng nào rác đầy ghe, chúng tôi tấp vào bờ, đưa lên xử lý”, ông Cường nói.
Thương ông nhiệt tình làm công việc thiết thực, ý nghĩa, chính quyền địa phương hỗ trợ cho ông một chiếc ghe tự chế từ ca-nô cũ. Rác được vớt lên, ông chất đống cho khô rồi phân loại để xử lý theo những phương pháp hợp lý. Cứ vậy, ngày nào, hai chú cháu ông Cường cũng bỏ ra mấy tiếng đồng hồ đi vớt rác trên rạch Ông Đồ. Thấy chúng tôi thắc mắc nguyên nhân, ông nói ngay: “Tôi lớn tuổi rồi, làm được việc gì có ích thì làm thôi”.
“Gia đình tôi thuộc diện khó khăn ở địa phương. Vợ tôi được hội phụ nữ hỗ trợ nhiều, tôi mang ơn nên góp chút sức mọn cải tạo môi trường sống. Hơn thế, tôi muốn việc làm của mình sẽ tác động đến lớp trẻ, giúp các cháu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của mình”, ông nói thêm.
Ông Cường cho rằng, hiện nay, nhiều người vẫn chưa có ý thức về việc bảo vệ môi trường sống. Sau khi ông dọn rác xong, họ lại lén lút, thậm chí công khai vứt rác xuống kênh, rạch. Điều này khiến ông rất buồn. Tuy nhiên, ông không nản chí mà càng quyết tâm hơn.
Chiếc ghe giúp công việc vớt, dọn rác của ông trên kênh, rạch dễ dàng, an toàn hơn. Bên cạnh đó, mỗi ngày, ngoài những giờ phải đưa, rước cháu đi học, ông Cường thường đến công viên xã, các tuyến đường, tuyến rạch trồng hoa để nhổ cỏ, tỉa cành, quét dọn và vớt rác.
“Không phải ai cũng thiếu ý thức, chỉ là chưa có người để họ nhìn, làm theo thôi. Để làm sạch môi trường sống xung quanh mình, phải làm sạch nơi mình sống đã. Đường trước nhà tôi dơ, tôi và vợ lấy chổi ra quét. Mấy đứa nhỏ ăn bánh vứt ra đường, tôi đi lượm về... Tôi tin rằng, người ta thấy việc mình làm tốt thì bắt chước thôi. Nhiều người cùng làm như thế, môi trường sống xung quanh sẽ sạch”, ông nói thêm.
Ông chỉ trở về nhà khi đã khơi dòng, dọn sạch rác ở một đoạn kênh nhất định. Đến nay, những việc làm thiết thực, không mệt mỏi của ông Cường đã được phần lớn người dân địa phương ghi nhận, noi theo. Người dân sinh sống 2 bên con rạch Ông Đồ cũng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, biết bỏ rác đúng nơi quy định.
Mới đây, ông Cường được UBND huyện Bình Chánh vinh danh bằng hình thức trao tặng giấy khen cho việc thực hiện tốt cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”.
Người cựu binh 6 năm vớt rác, nhặt kim tiêm trên kênh Sài Gòn
Mưa lớn, nước kênh dâng đen ngòm, rác thải theo dòng nước kéo vào nhà dân. Thấy vậy, người cựu chiến binh tình nguyện vớt rác, nhặt kim tiêm, khơi dòng kênh đen.
" alt="Người đàn ông vớt rác mỗi ngày trên dòng kênh" />- - Mỹ Linh bày tỏ sự thất vọng khi Phương Mỹ Chi thất bại trong việc hóa thân thành danh ca Bảo Yến trên sân khấu Gương mặt thân quen nhí.
Paraguay sốc vì đăng quang HH Siêu quốc gia, Việt Nam trượt Top 20" alt="Hoài Linh, Mỹ Linh thất vọng về Phương Mỹ Chi" />
- Giữa cái nắng oi ả của mùa hè, có bao giờ bạn muốn lạc vào một khoảng không xanh với những hàng cây rủ bóng mát? Với những sinh viên thuộc trường đại học Trịnh Châu (Trung Quốc), ước muốn này trở nên quá đơn giản khi họ có hẳn một "mê cung xanh" giữa lòng trường.Không gian xanh đáng mơ của chủ nhân biệt thự The Harmony" alt="Mê cung xanh giữa lòng trường khiến sinh viên Trung Quốc mê mẩn" />
- Bức tranh thêu Phật Quan Âm kích cỡ 11,8m x 16m được khai mở cho đại chúng chiêm bái tại Lễ hội Quan Âm Đại Bảo Tháp Tây Thiên ngày 16/3 tới đây.
Đây là bức tranh cuộn có kích thước 11,8 m x 16 m, trọng lượng trên 100 kg, được làm trên gấm và chỉ thêu cao cấp. Bức tranh thể hiện hình ảnh Đức Đại Bi Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ở chính giữa. Đức Đại Trí Văn Thù ở phía dưới bên phải, Đức Đại Lực Kim Cương Thủ phía dưới bên trái, ở trên là hình ảnh Ngũ Trí Phật.
Tranh cuộn này thuộc thể loại Thongdrol - tranh cuộn Phật giáo khổng lồ vùng Himalaya, được sản xuất trong thời gian kỷ lục 6 tháng để kịp khai mở vào dịp Lễ hội Quan Âm Đại Bảo Tháp Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
Hình ảnh Đức Phật A Di Đà trong Bức tranh thêu kỷ lục được
Đức Gyalwang Drukpa tặng Đại Bảo tháp Tây Thiên
" alt="Chiêm ngưỡng bức tranh thêu Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam" />
- ·Soi kèo góc Al
- ·Những quán ăn khách 'cạch đến già' ở Hà Nội
- ·Khắc Cường: Từ người chơi Ai là triệu phú tới BLV bóng đá
- ·Khi chị em 'bám đuôi' chồng đi 'mát xa'
- ·Soi kèo phạt góc Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1
- ·Châu Đăng Khoa: Tôi đủ tự trọng để không muốn mang tiếng ăn cắp
- ·Lương Nguyệt Anh gây xúc động khi hát về mẹ nhân ngày 20/10
- ·Những nữ diễn viên sexy của màn ảnh Việt
- ·Nhận định, soi kèo Barcelona vs Betis, 3h00 ngày 16/1: Đang đà hưng phấn
- ·Tại sao máy bay mới chế tạo thường sơn màu xanh lá?
- Theo số liệu từ Cục thuế TP HCM, 9 tháng, thu thuế thu nhập cá nhân và phí trước bạ từ chuyển nhượng bất động sản đạt 6.540 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ. Trong đó, 75% là thu thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng địa ốc, còn lại phí trước bạ.
Hai khoản thu này tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, theo lý giải của ngành thuế thành phố, chủ yếu do người dân có tâm lý muốn hoàn tất giao dịch mua bán trước ngày 1/8 - thời điểm Luật Đất đai 2024 có hiệu lực.
Điều này thể hiện qua số thu thuế thu nhập cá nhân trong tháng 6 và 7, tăng 50-80% so với cùng kỳ. Sau 1/8, lượng người giao dịch bất động sản giảm, kéo theo số lượt nộp thuế tháng 8 sụt 32% và giảm 28% về tiền nộp.
Đến 21/9, khi UBND TP HCM cho tạm áp dụng bảng giá đất cũ, số lượt nộp thuế tăng 9% so với một tháng trước đó. Số tiền nộp cũng cao hơn 19% so với cùng kỳ, với 446 tỷ đồng. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với khoản thu lệ phí trước bạ từ giao dịch bất động sản.
Việc trục lợi và thương mại hóa lễ hội hay hội không chỉ bằng sản phẩm cụ thể (bán ấn, bán quà lưu niệm, bán thịt trâu, vật phẩm, sản vật...) mà còn có nhiều cách tinh vi hơn, khó phân tích và đoán định hơn...
Đơn cử như việc một số nơi tổ chức Hội Chọi trâu, nhưng lại thường gọi là lễ hội Chọi trâu nhằm quan trọng hóa việc tổ chức để có điều kiện trục lợi nhiều hơn.
Sau màn chọi trâu kết thúc là màn mổ thịt trâu không thương tiếc kể cả trâu thắng cũng như trâu thua và bán càng đắt, càng nhiều càng tốt, bất chấp việc cơ quan quản lý nhà nước có cho phép hay không, có đúng thuần phong mỹ tục hay không, có đúng quy định hay không.
Cùng với những hành vi cụ thể đó, việc vô tư hoặc cố tình vi phạm, xâm hại di tích, di sản diễn ra tương đối nhiều tại các di tích, di sản nổi tiếng trong hàng chục năm qua đã cho chúng ta thấy thực trạng đáng báo động về vấn đề tôn trọng Tâm-Linh như thế nào.
Lễ hội: Trục lợi và thương mại hóa
Từ đây, chúng ta đã rõ bức tranh hội chọi trâu truyền thống ở một số nơi như đã quảng cáo nhuốm màu trục lợi vật chất thô thiển, thương mại hóa rõ ràng ẩn núp dưới truyền thống văn hóa sinh hoạt cộng đồng, tính nhân văn của lễ hội.
Việc trục lợi và thương mại hóa lễ hội hay hội không chỉ bằng sản phẩm cụ thể (bán ấn, bán quà lưu niệm, bán thịt trâu, vật phẩm, sản vật...) mà còn có nhiều cách tinh vi hơn, khó phân tích và đoán định hơn, nếu không có kinh nghiệm để đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan.
Bên cạnh những di tích di sản, ban tổ chức, ban quản lý nghiêm túc chấp hành thì còn rất nhiều các địa điểm khác, các ban tổ chức, ban quản lý, những người trông coi di tích di sản dường như không biết hoặc không quan tâm việc thực hiện nghiêm túc theo quy định. Có những nơi khi bị phát hiện thì cũng không xử lý ngay (có thể do cả nể, không có chế tài cụ thể hoặc những lý do tế nhị khác...) nên dẫn đến việc từ năm này qua năm khác không được thực hiện, gây bức xúc và có nguy cơ làm ảnh hưởng đến những nơi thực hiện nghiêm túc. Nhiều điểm bức xúc và tiêu cực chỉ được các cơ quan chức năng quan tâm xử lý khi xảy ra những sự cố hoặc khi truyền thông đưa tin và lãnh đạo cấp trên phải vào cuộc chỉ đạo..
Việc trục lợi có thể chỉ là những hành vi như mời đại biểu đến dự để làm cầu nối đặt quan hệ công việc sau này hoặc để góp phần thu hút càng nhiều người tham gia càng tốt.
Việc trục lợi có thể chỉ đơn cử việc đặt hòm công đức tại các di tích, di sản: Từ năm 2012, Quyết định số 2245 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể về số hòm công đức và tiền giọt dầu tại mỗi di tích, mỗi di tích đặt không quá 3 hòm công đức tại 3 ban thờ chính. Nhưng biến tướng của hòm công đức hiện nay đã bị đánh tráo khái niệm khi không ghi tên hòm công đức nữa mà ghi tên hòm dầu nhang hay thùng đèn nhang... Hiện tượng này đã làm cho những di tích di sản, nơi thờ tự bị "rẻ rúng", bị xem thường khi bị một bộ phận lợi dụng để trục lợi cho bản thân vì lợi ích trước mắt.
TS Khoa học Phan Đình Tân - Phó chủ nhiệm chuyên trách Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung Ương.
" alt="Lễ hội: Trục lợi và thương mại hóa" />- Tôi năm nay 36 tuổi, đang sống và làm việc tại Bình Dương. Sau nhiều năm tích góp, hiện tôi có 2,5 tỷ đồng, muốn đầu tư bất động sản. Vì không có nhiều kinh nghiệm nên tôi muốn chọn sản phẩm an toàn, dễ quản lý như chung cư. Tuy nhiên tôi phân vân nên mua chung cư cũ ở TP HCM hay tìm dự án mới ở Bình Dương.
Mong chuyên gia và độc giả kinh nghiệm tư vấn giúp tôi trường hợp này!
Độc giả Duy Khánh