Soi kèo phạt góc Shakhtar Donetsk vs Real Madrid, 2h00 ngày 12/10
(责任编辑:Nhận định)
Nhận định, soi kèo nữ Besiktas vs nữ Fenerbahce, 18h00 ngày 27/3: Cửa trên đáng tin
Hiện nay, một số địa phương cho học sinh lớp 9 và 12 quay trở lại trường sau thời gian cách ly xã hội phòng Covid-19. Nhiều tỉnh, thành khác cũng đang xem xét việc cho học sinh trở lại trường.
Trước diễn biến của dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết quan điểm của Bộ là trường học phải an toàn thì mới đón học sinh quay trở lại.
Với những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ, Bộ GD-ĐT khuyến nghị chưa nên cho học sinh đi học. Địa phương có nguy cơ thấp, nhà trường có thể cho học sinh đi học trở lại, nếu đảm bảo điều kiện an toàn.
Cà Mau là địa phương đầu tiên trên cả nước quyết định cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đi học lại từ ngày 20/4. Bộ GD-ĐT cùng với Bộ Y tế đã ban hành công văn số 550/BGDĐT-GDTC ngày 25/2/2020 về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học. Theo đó đã hướng dẫn chi tiết về trường học an toàn.
Cụ thể, trước khi đến trường, học sinh cần được thăm khám sức khỏe, đặc biệt trường học phải đo nhiệt độ để đảm bảo các em đến trường với thân nhiệt cơ thể tốt.
Thứ hai, trường học phải có đủ nơi rửa tay, nước khử khuẩn cho học sinh.
Thứ ba, học sinh phải đeo khẩu trang, không nhất thiết là khẩu trang y tế mà có thể là khẩu trang vải kháng khuẩn.
Thứ tư, không tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể. Hoạt động chào cờ diễn ra trong lớp học.
Thứ năm, để đảm bảo giãn cách xã hội, yêu cầu học sinh phải đảm bảo khoảng cách ngồi là 1,5m. Nếu lớp học quá đông, phải tách ra làm đôi hoặc hơn nữa để giúp cho học sinh đảm bảo trong phòng học không quá 20 em và khoảng các giữa các em là 1,5m.
Ông Độ cho biết, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn gửi các địa phương để cụ thể hóa văn bản số 550, trong điều kiện có dịch thì sẽ thêm một số các yêu cầu đảm bảo môi trường an toàn.
Khử khuẩn ôtô đưa đón học sinh 2 lần/ngày
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT cũng có công văn số 696/BGDĐT-GDTC để phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Nhà trường cần vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, y tế.
Trường học chuẩn bị nước sát khuẩn hoặc nơi rửa tay bằng nước sạch có xà phòng tại vị trí thuận lợi. Giáo viên, nhân viên cần tập huấn phòng dịch, thường xuyên theo dõi, giám sát và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy trình phòng, chống dịch bệnh như Bộ Y tế hướng dẫn.
Lớp học phải được vệ sinh, tẩy trùng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan chuyên môn. Môi trường xung quanh, vật dụng thường xuyên cầm, nắm như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa phải được vệ sinh sạch sẽ. Trang bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học và học liệu được được khử khuẩn, đam bảo ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
Những cơ sở giáo dục có dịch vụ đưa, đón học sinh bằng ôtô đều phải tiến hành khử khuẩn mỗi ngày 2 lần, trước và sau khi đưa đón học sinh. Những em tự đi học hoặc được bố mẹ đưa đón, gia đình phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà.
Khuôn viên nhà trường phải được kiểm soát chặt chẽ. Nhà trường thực hiện việc giao nhận trẻ em, học sinh tại cổng. Các trường có biện pháp phù hợp để không cho người có biểu hiện sức khỏe không bình thường vào trong.
Kết thúc mỗi buổi học, nhà trường duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo đúng quy định. Nhà trường kiểm tra, bổ sung nước sát khuẩn, xà phòng và các vật dụng cần thiết khác, chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.
Thanh Hùng
Dự kiến vẫn thi THPT, các địa phương tổ chức để xét tốt nghiệp
- Sáng 21/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì buổi làm việc với Bộ GD-ĐT về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020.
" alt="Thứ trưởng Bộ Giáo dục yêu cầu học sinh đến trường phải ngồi cách nhau 1,5m" />Thứ trưởng Bộ Giáo dục yêu cầu học sinh đến trường phải ngồi cách nhau 1,5mĐo nhiệt độ, sát khuẩn trước cống trường sáng 4/5. Ảnh: Thanh Hùng
Kỷ niệm đặc biệt trong nghề giáo
Đi dạy từ năm 1994, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay đây là lần đầu trong nghề chị được đón học trò đến trường vào tháng 5- khoảng thời gian mà ở các năm học trước cô trò sắp sửa chia tay.
Háo hức có, nhưng cô Nhiếp cho hay tâm trạng chủ yếu vẫn là hồi hộp, pha chút lo lắng bởi tâm lý vẫn phải phòng chống dịch.
Học sinh của trường vốn có ý thức học tập cao, nên điều cô mong mỏi nhất là các học trò cũng có được ý thức chống dịch như thế. “Bởi các con gặp nhau sau bao ngày không đến trường sẽ rất vui nên có thể quên cảnh giác phòng dịch mà tụ tập, ôm lấy nhau”.
Học sinh quận Hà Đông (Hà Nội) chào cờ trong lớp học. Ảnh: Thanh Hùng Cô Nhiếp tâm sự: “Thương nhất học trò lớp 12. Mọi năm, giờ này chúng tôi đã phổ biến xong cho các con về quy chế thi và xét tuyển ĐH, kỹ năng làm bài và tâm lý làm bài. Năm nay thì chưa có gì”.
Tuy nhiên, cô Nhiếp cho hay, tập thể giáo viên nhà trường sẽ cùng nhau cố gắng, động viên, tạo động lực để các học sinh hoàn thành tốt năm học này, đặc biệt các học sinh lớp 12 vẫn có được kiến thức và tâm thế tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.
Cô Trần Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa cho hay đây là lần đầu tiên sau 20 năm đứng trên bục giảng được đón học trò vào những ngày đầu tháng 5.
Học sinh Đà Nẵng trở lại trường vào sáng 4/5. Ảnh: Hồ Giáp Nỗi nhớ trò, nhớ trường, nhớ đồng nghiệp và niềm vui khó có thể miêu tả bằng lời sau gần 100 ngày chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19.
"Tháng 5, mùa của hoa phượng nở, mùa của giây phút bịn rịn chia tay học trò ra trường. Nhưng năm nay, ngày mai lại là ngày hội ngộ, ngày thầy trò chúng tôi được đến trường sau 3 tháng xa nhau".
Ngày hạnh phúc trở lại với mỗi người giáo viên
Tối 3/5, thay vì ngồi bên máy tính chuẩn bị bài giảng trực tuyến, cô Nguyễn Hồng Yến, giáo viên Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp quay trở lại việc soạn sửa giáo án quen thuộc trước đây. Xong việc, cô kiểm tra đi kiểm tra lại máy đo nhiệt độ, khẩu trang, nước rửa tay khô, nước sát khuẩn... Tất cả đều đã sẵn sàng để ngày mai lên lớp đón học trò.
“Mình cứ kiểm đi kiểm lại xem còn quên thứ gì không, bởi nghĩ nếu quên thì các học trò của mình ngày mai sẽ không được đón trở lại được chu đáo nhất”, cô Yến nói.
Dọn dẹp trong ngày nghỉ lễ để đón học sinh trở lại trường. Sau ba tháng “nghỉ xuân” chống dịch, cô Yến cho hay cảm giác quay trở lại trường rất vui, nhưng không giống ngày tựu trường.
“Thay cho cảm giác xốn xang là tâm lí âu lo nhưng trên hết vẫn phải mạnh mẽ để cô và trò bắt tay vào cuộc sống “bình thường mới”.
Trong đầu cô Yến lúc này, vẩn vơ những suy nghĩ thú vị và háo hức với chính bản thân mình: “Gặp học sinh, mình sẽ bắt đầu giờ sinh hoạt lớp bằng nội dung gì nhỉ?”. Chị dự tính sẽ thảo luận với với các con thế nào là cuộc sống “bình thường mới” ở trường học thời Covid-19,...
Chị hiểu, trở lại trường học những ngày này, người giáo viên phải có thêm tâm thế mới, không chỉ dừng lại ở kiến thức trong bài học như trước đây mà còn phải thêm kỹ năng, kiến thức mới bồi đắp cho học trò.
“Đây cũng là lúc dạy các con về giá trị sống, giá trị của sức khỏe, giá trị của sự tự học. Những bài học sống động bởi những thay đổi của cuộc sống hàng ngày. Giúp các con biết trân quý cả sự khó khăn, sự bất thường vì đó suy cùng cũng là giá trị của cuộc sống. Cuối cùng thì cuộc sống vẫn diễn ra, trường học vẫn luôn mở cửa để đón các em trở lại”.
Các cô giáo Trường Phổ thông liên cấp song ngữ Wellspring (Hà Nội) chuẩn bị đón học trò. Ảnh: Thu Thuỷ Chị muốn các học trò của mình biết rằng, ngay cả trong đại dịch Covid-19 thì nhà trường vẫn luôn dành cho các em sự ưu tiên trước nhất. Các học sinh đã được nhà trường lo cho từ chỗ ăn, chỗ ngủ, cách thức học hành để đảm bảo an toàn nhất cho các con.
“Giữa bộn bề công việc phải lo lắng cho ngày học đầu tiên sau 3 tháng không đến trường. Cuối cùng thì mình vẫn thấy mình là người hạnh phúc. Và người thầy chỉ thực sự hạnh phúc khi được làm nghề và gặp gỡ học trò trong niềm mong cháy bỏng những ngày qua. Ngày mai là một ngày đặc biệt, một ngày bình thường trở lại, ngày hạnh phúc trở lại với mỗi chúng tôi”, chị Yến nói.
Cô giáo Ngọc Phương, giáo viên khối THCS của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam chia sẻ: “Mình và các học trò đều rất vui mừng và háo hức được trở lại trường học sau 3 tháng. Tuy vậy, cô trò cũng có tinh thần thận trọng. Ngày mai chắc chắn gặp nhau các con sẽ rất vui, nhưng giáo viên sẽ nhắc nhở các con tuân thủ quy định giãn cách và đeo khẩu trang, sát khuẩn trong thời gian học để đảm bảo an toàn”.
Chuẩn bị sẵn tâm thế để vừa dạy học vừa hướng dẫn và giám sát các con thực hiện quy định, ngày mai chị sẽ dành thời gian chào đón các học sinh và cho những dặn dò.
Thầy cô Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) tới trường dọn dẹp chuẩn bị đón học sinh. Cô Trần Thị Tuyến, giáo viên Trường THPT Chu Văn An chia sẻ: “Năm nay thật đặc biệt, đặc biệt với nghề giáo nói chung, và với giáo viên ở mái trường Chu Văn An nói riêng. Bởi lẽ nhà giáo chúng tôi cùng học trò đã bõ lỡ một mùa xuân ở trường vì dịch bệnh Covid -19. Học trò lớp 10 chưa được tận hưởng mùa xuân đầu tiên ở trường, chưa được thưởng thức mùi thơm của hoa bưởi đầu hồi, chưa được dạo trong tiết trời sương mù huyền ảo. Còn khối 12 thì nhiều nỗi niềm lắm.
Cô giáo Trường THPT Việt Đức nhắc nhở học sinh những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn. Ảnh: Thuý Nga Theo chị Tuyến, có lẽ trong tất cả nhà giáo khi đón học sinh trở lại trường trong dịp này hẳn là những lo âu thấp thỏm cho sự an toàn của học trò sau một thời gian chống dịch. Tuy nhiên, hoàn cảnh đó càng khiến thầy trò thêm gắn bó và trân trọng nhau hơn. “Chúng tôi nghĩ đến hiện tại và tương lai nhiều hơn vì đó mới là cuộc sống và quan trọng là tự nhủ dù hoàn cảnh nào cũng phải tự tin vững bước. Vì với nghề giáo, niềm tin và hạnh phúc của mình sẽ lan toả tâm lý tích cực đến học trò và ngôi trường mình đang gắn bó”, chị Tuyến nói.
Thanh Hùng
Hàng chục triệu học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ dài kỷ lục
Lần đầu tiên thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5; mọi năm thời điểm này là tâm trạng chia xa, còn giờ đây lại là đón chờ.
" alt="Lần đầu tiên trong nghề, thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5" />Lần đầu tiên trong nghề, thầy cô đón học sinh đến trường vào tháng 5Trong video về làm đẹp đăng trên trang cá nhân hôm 27/6, Nhược Đồng ngồi trên ghế, ưỡn người, chân liên tục đá chéo. Diễn viên cho biết khi bận rộn, không thể đến phòng tập gym, đây là cách đơn giản để cô vận động, rèn luyện cơ bụng. Ngoài ra, cô cho biết khi ở nhà thường thực hiện động tác gập bụng trên thảm.
" alt="Lý Nhược Đồng đốt mỡ bụng nhờ tập với ghế" />Lý Nhược Đồng đốt mỡ bụng nhờ tập với ghế
Nhận định, soi kèo Reims vs Marseille, 23h00 ngày 29/3: Củng cố vị trí nhì bảng
- Soi kèo góc Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3
- Tuyển Việt Nam đấu Indonesia: Mất Tuấn Anh vừa mừng, lại vừa lo!
- Tuyển Việt Nam vs Indonesia: Sắc đỏ tràn ngập Bali
- Từ 'cả nhà xem con học online' nghĩ về mở cửa trường học
- Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Iberia 1999 Tbilisi, 22h00 ngày 28/3: Chủ nhà sáng giá
- Bạc giảm giá: Coi chừng lừa đảo
- Eric Bailly phơi bày nội tình MU, Erik ten Hag thêm quyền dẹp loạn
- Video Tiến Linh nâng tỷ số lên 3
-
Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Bochum, 2h30 ngày 29/3: 'Virus FIFA' tàn phá
Phạm Xuân Hải - 28/03/2025 06:05 Đức ...[详细]
-
5 ngành học dễ xin việc ở Australia
Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Australia đầu tháng 11 công bố kết quả khảo sát việc làm 2023 của sinh viên nội địa. Nghiên cứu do Bộ Giáo dục tài trợ, tập trung vào tỷ lệ có việc làm toàn thời gian sau khi tốt nghiệp 4-6 tháng và sau ba năm.
5 ngành học có tỷ lệ việc làm cao nhất, gồm:
TT
Ngành
Tỷ lệ có việc
sau 4-6 tháng
Tỷ lệ có việc
trong ba năm
1
Dược
98%
96,5%
2
Phục hồi chức năng
88,1%
97,8%
3
Y khoa
85,2%
92,3%
4
Nha khoa
85,2%
95,7%
5
Kỹ thuật
84,5%
96,4%
Thấp hơn một chút là ngành Máy tính và Công nghệ thông tin, Sư phạm, Thú y, Y tá, Luật, đều 80-90% sinh viên có việc làm toàn thời gian, kể cả khi mới ra trường.
Ở chiều ngược lại, những ngành có tỷ lệ việc làm thấp nhất gồm Nghệ thuật sáng tạo, Truyền thông, Công tác xã hội, Khoa học xã hội, Khoa học và Toán học. Trong 4-6 tháng sau tốt nghiệp, số sinh viên các ngành này xin được việc làm toàn thời gian chỉ 50-69%. Còn tính trong ba năm, tỷ lệ này tăng lên 82-89%.
Riêng nhóm ngành Du lịch, nhà hàng khách sạn, dịch vụ cá nhân, thể thao và giải trí chịu tác động mạnh của dịch Covid-19. Do đó, tỷ lệ sinh viên mới tốt nghiệp có việc làm vào năm 2020 chừng 50%. Sau khi kinh tế phục hồi, năm 2023, tỷ lệ này tăng trưởng 21-35%.
Khảo sát việc làm năm 2023 được thực hiện trực tuyến với 47.000 cựu sinh viên nội địa, từ 116 cơ sở giáo dục đại học. Những người này vốn đã tham gia khảo sát từ năm 2020, khi vừa tốt nghiệp.
" alt="5 ngành học dễ xin việc ở Australia" /> ...[详细] -
Cháy nhà, người phụ nữ nghèo neo đơn khóc thảm
Người phụ nữ bất hạnh không chồng con khóc ngất bên căn nhà bị lửa thiêu rụi. Bà cố lao vào ngọn lửa đang cháy ngùn ngụt chỉ để mong cứu vớt được cỗ quan tài mà khi còn sống cha mẹ để lại. Thế nhưng bất lực, bà ngồi bệt xuống đất mà khóc.
Bà Bình đau khổ sau khi bị cháy nhà Bà Lê Thị Bình (SN 1953 ở thôn Bình Minh, xã Hương Bình, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) có hoàn cảnh nghèo khó, người dân sống xung quanh ai cũng thương. Nay mọi người càng xót xa hơn khi căn nhà tồi tàn mà bà đang trú ngụ bị lửa thiêu rụi.
Sau cú sốc cháy nhà, bà Bình chỉ biết nằm khóc bởi từ nay, chốn lui về đã không còn. Không những vậy, cỗ quan tài là tài sản duy nhất mà cha mẹ để lại cho bà cũng bị lửa đốt thành than.
Lau nước mắt, bà Bình cho biết, 18 tuổi bà đi thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc), vận chuyển lương thực cho bộ đội thời chiến. Thời bình trở về, bà đi làm thuê cuốc mướn kiếm tiền nuôi cha mẹ già yếu.
Sau khi cha mẹ mất, bà Bình sống một mình trong căn nhà tạm. Hằng ngày, bà ra đồng mò cua bắt ốc rồi mang ra chợ bán kiếm tiền.
Bà không còn chút tài sản nào ngoài đống lúa vừa mót ở ngoài ruộng “Tôi không lấy chồng, cũng không có con. Cha mẹ mất được gần chục năm, khi còn sống ông bà đã sắm sẵn cho tôi cỗ quan tài để sau khi chết, tôi còn có cái chôn cất. Thế nhưng, giờ quan tài cũng bị lửa đốt thành tro”, bà Bình lại trào nước mắt.
Sự việc xảy ra vào khoảng 18h chiều tối 30/4, khi mọi người đi du lịch nghỉ lễ thì người phụ nữ neo đơn ra cánh đồng gần nhà, cặm cụi mót những bông lúa của người dân gặt còn sót lại, mong kiếm ít gạo về nấu cơm. Trong lúc bà Bình đang cần mẫn nhặt lúa thì dân làng thông báo nhà của bà đang bốc cháy.
Nhận được hung tin, người phụ nữ bất hạnh vội quýnh quáng trở về. Trước mắt bà là cảnh tượng vô cùng đau xót, ngọn lửa ngùn ngụt bao trùm lên ngôi nhà. Nghĩ đến cỗ quan tài, bà Bình cố lao vào đám lửa để vớt vát đồ đạc nhưng được người dân kịp thời ngăn lại.
Bởi ngọn lửa quá lớn nên dù rất nỗ lực, người dân và chính quyền cũng không thể dập tắt ngay. Toàn bộ nhà và tài sản trong đó của bà Bình đều bị thiêu rụi. Bà khóc ngất, ngã khuỵu xuống, miệng vẫn không thôi cầu xin mọi người dập lửa cứu lấy ngôi nhà.
Chị Nguyễn Thị Hương, hàng xóm bà Bình cho hay: “Bà sống nghèo khổ, không chồng cũng không có con. Nay căn nhà nhỏ lại cháy nên bà không còn chỗ để bẩu víu và cũng không còn tiền để dựng lại ngôi nhà. Chúng tôi sống quanh chỉ biết động viên, giúp bà bát cháo lấy sức. Mong các nhà hảo tâm giúp đỡ”.
Dân làng dựng tạm rạp, chăm sóc bà sau đám cháy Ông Dương Thanh Hoan, thôn trưởng thôn Bình Minh cho biết, bà Bình thuộc diện hộ nghèo, sống côi cút một mình.
“Nay sức khỏe bà đã yếu, căn nhà do chập điện cháy nên giờ chỉ còn lại đống tro. Cuộc sống đã khó khăn rồi nay lại rơi vào cảnh như vậy khiến bà sốc về tinh thần. Giờ bà chỉ nằm khóc chứ không chịu ăn uống gì cả. Thôn chúng tôi cắt cử người đến động viên bà. Mong có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để có thể xây cho bà căn nhà nhỏ làm trú ngụ khi tuổi đã già”, ông Hoan nói.
Đống lúa ki cóp nhặt nhạnh bấy lấy cũng bị hóa thành tro Nhắc về nguyện vọng của mình, bà Bình ước: “Giờ nhà cháy rồi, tôi mong dựng tấm bạt che gió che mưa là được. Quần áo, ít gạo cũng biến thành than rồi. Điều tôi buồn nhất là cỗ quan tài bị cháy, sau này tôi chết biết lấy gì mà chôn cất”.
Em trai bà, ông Lê Xuân Thọ cũng đang ra sức giúp đỡ chị, thế nhưng với gia cảnh của ông không khá hơn là bao thì cũng chỉ mang tính chất động viên.
Hoàn cảnh của bà Bình đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng thảo thơm, chung tay xây dựng nhà cho người phụ nữ bất hạnh.
Thiện Lương
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: : Bà Lê Thị Bình, thôn Bình Minh, xã Hương Bình, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. (Bà Bình không có số điện thoại nên có thể liên lạc qua em trai Lê Xuân Thọ hoặc người cháu ruột Lê Xuân Trí: 0978841889).
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.091 (bà Lê Thị Bình)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Cậu bé u não mơ trở thành cầu thủ bóng đá giỏi như Quang Hải
Dù mệt mỏi sau những đợt điều trị, Thái vẫn lạc quan, luôn cháy bỏng mơ ước được trở thành một cầu thủ bóng đá.
" alt="Cháy nhà, người phụ nữ nghèo neo đơn khóc thảm" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs St. Pauli, 21h30 ngày 29/3: Tin vào cửa dưới
Hoàng Ngọc - 29/03/2025 09:45 Đức ...[详细]
-
Nhói lòng cảnh bé trai 5 tuổi bị u thân não mong manh sự sống
Nhắc đến hoàn cảnh đáng thương của bé Nguyễn Minh Đức (SN 2014) con trai đầu của anh Nguyễn Văn Cường (SN 1990), chị Nguyễn Thị Lương (SN1991) ở xóm Cầu Đen, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội khiến cho nhiều người không cầm được nước mắt.
Chúng tôi được cán bộ phòng CTXH, Bệnh viện Việt Đức dẫn vào Khoa Hồi sức cấp cứu thăm bé, trước mắt là hình ảnh đầy xót xa. Cậu bé với khuôn mặt bụ bẫm đang nằm hôn mê, khắp cơ thể chằng chịt những dây truyền và máy móc hỗ trợ.
Bé vừa đã trải qua 2 đợt phẫu liên tiếp “Trong khoa này đều là những bệnh nhân rất nặng. Bé Minh Đức là bệnh nhân Nhi nhỏ tuổi nhất, tiên lượng xấu. Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mong Báo VietNamNet chia sẻ giúp đỡ”, chị Thanh Tâm, cán bộ phòng CTXH chia sẻ.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Lương cho biết, từ nhỏ Minh Đức là một đứa trẻ khỏe mạnh, bụ bẫm, ít ốm đau. Cách đây 3 tháng, bé bỗng nhiên bị ốm sốt kéo dài đi điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.
“Lúc đầu vợ chồng tôi nghĩ cháu chỉ bị ốm vặt bình thường như những đứa trẻ khác. Gia đình cho cháu đi khám rồi mua thuốc về uống nhưng mãi vẫn không khỏi. Lo lắng điều không lành, hai vợ chồng đưa cháu ra Bệnh viện Nhi trung ương thăm khám thì phát hiện con bị u thân não”, chị Lương nghẹn ngào.
Ngay sau khi có kết quả chẩn đoán ở Bệnh viện Nhi trung ương, bé Minh Đức được chuyển sang Bệnh viện Việt Đức làm phẫu thuật cắt khối u trong não.
Bị u thân não sự sống của bé Nguyễn Minh Đức rất mong manh Bác sĩ, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Việt Đức cho hay: “Bệnh nhi Nguyễn Minh Đức 5 tuổi được chuyển từ Bệnh viện Nhi trung ương sang với chẩn đoán u thân não. Ở đây, bé đã được phẫu thuật hai lần. Lần 1 phẫu thuật lấy khối u. Lần 2 làm sạch những vùng viêm nhiễm, rò rỉ. Mặc dù ca phẫu thuật thành công nhưng không thể cắt bỏ hết tận gốc khối u được vì trong thân não có rất nhiều bộ phận quan trọng. Hiện tại sau mổ bé vẫn đang cần phải hỗ trợ của máy thở. Trong đợt phẫu thuật bé được bảo hiểm hỗ trợ, các công cụ ngoài danh mục bảo hiểm gia đình phải chi trả. Ca bệnh của bé được tiên lượng rất nặng”.
Con bệnh ngặt nghèo là vậy nhưng hoàn cảnh gia đình chị Lương lại hết sức khó khăn. Để có tiền chạy chữa cho con trai, vợ chồng chị phải đi vay mượn anh em, bạn bè, vay ngân hàng.
Được biết, vợ chồng chị Lương mới mở một quán bán cơm bụi, thu nhập bấp bênh cũng chỉ đủ sống chứ không dư giả được gì.
Từ lúc con phát bệnh, anh Cường phải đóng cửa quán ăn để lên viện cùng vợ chăm sóc con. Chặng đường chữa bệnh cho con mới chỉ bắt đầu mà kinh tế gia đình đã khánh kiệt, bao khoản nợ nần chồng chất và giờ đây, dường như gia đình đang đi vào ngõ cụt vì không còn biết bấu víu vào đâu nữa.
Nằm trên giường bệnh, đôi mắt bé vô hồn mặc cho những tiếng gọi của mẹ. Sự sống của bé Minh Đức ngày một mong manh, cha mẹ lại bất lực vì kinh tế kiệt quệ. Lúc này đây, bé và gia đình đang cần lắm những bàn tay nhân ái giúp đỡ, để em được tiếp thêm sức mạnh chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Nguyễn Văn Cường hoặc chị Nguyễn Thị Lương ở xóm Cầu Đen, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội 0985341270
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.145 bé Nguyễn Minh Đức
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Vợ thập tử nhất sinh, cần 75 triệu đồng cứu sống
Nhìn vợ nằm thiêm thiếp trên giường, anh nắm lấy tay vợ: “Cô lên em ơi. Em đừng bỏ bố con anh. Khó khăn lắm chúng ta mới có được đứa con. Con đang đợi em về cho bú”.
" alt="Nhói lòng cảnh bé trai 5 tuổi bị u thân não mong manh sự sống" /> ...[详细] -
Việt Nam gặp Thái Lan, kết quả bốc thăm SEA Games 30
Kết quả bốc thăm bóng đá SEA Games 2019 tạo phản ứng lớn ở Đông Nam Á, đặc biệt là bóng đá nam.
Đội chủ nhà U22 Philippines ở bảng A không mạnh. Trong khi đó, bảng B quy tụ các đối thủ giàu tham vọng U22 Thái Lan, U22 Việt Nam, U22 Indonesia, U22 Singapore.
U22 Việt Nam và U22 Thái Lan sẽ tái ngộ ở SEA Games 30 "Thái Lan rơi vào bảng đấu quá nặng ở SEA Games 2019, với các đối thủ Việt Nam, Indonesia và Singapore", Siam Sport đưa tin.
"Thái Lan nằm ở bảng B, phải đối mặt với Việt Nam mà không ai muốn gặp, cũng như đối thủ nhiều duyên nợ Indonesia.
Trong khi đó, Philippines có lễ bốc thăm thành công, khi cùng bảng A với Malaysia, Myanmar, Campuchia và Timor Leste".
Trang FOX Sports phiên bản Thái Lan cũng đánh giá bảng B bóng đá nam SEA Games 30 hứa hẹn rất khốc liệt.
"Một kỳ SEA Games sôi sục. Đội U22 Thái Lan, dưới sự chỉ đạo của HLV Akira Nishino, phải đối mặt với những thách thức lớn như Việt Nam, Indonesia và Singapore".
MThai đặc biệt nhấn mạnh đến cuộc chiến giữa Thái Lan và Việt Nam, ở hạng mục bóng đá nam lẫn bóng đá nữ.
Trong thời gian gần đây, bóng đá Thái Lan luôn thua kém Việt Nam trên đấu trường quốc tế, nên cuộc chiến ở Philippines rất được quan tâm.
"Thêm một cuộc chiến Thái Lan - Việt Nam", MThai chạy dòng tít.
"Ở SEA Games 30, Thái Lan một lần nữa đối đầu với các đối thủ Việt Nam và Indonesia, giống như vòng loại World Cup 2022".
Nhật báo Khao Sod thì nhẹ nhàng hơn khi đưa kết quả lễ bốc thăm bóng đá SEA Games 2019.
"Thái Lan, với 3 lần đăng quang liên tiếp, và 16 lần chiến thắng trong lịch sử, sẽ bước vào chiến dịch bảo vệ HCV ở SEA Games 2019 với các đối thủ mạnh Việt Nam, Singapore và Indonesia".
Bóng đá nam SEA Games 2019 bắt đầu tranh tài từ ngày 26/11, và trận chung kết đá ngày 10/12 ở Manila.
Các dự SEA Games 2019 được đăng ký tối đa 20 cầu thủ. Độ tuổi áp dụng là 22 (sinh từ sau ngày 1/1/1997), và có 2 trường hợp vượt tuổi.
Video U22 Việt Nam 1-1 U22 UAE:
TT
" alt="Việt Nam gặp Thái Lan, kết quả bốc thăm SEA Games 30" /> ...[详细] -
Món quà bất ngờ dành cho những giáo viên ngỡ phải 'ra đường' giữa mùa dịch
Hơn 2 tháng nay, cô giáo Phan Quỳnh Như Trang - giáo viên một trường mầm non tư thục tại Q.12, TP.HCM phải nghỉ việc không lương do trường học đóng cửa. Khoản tiền cuối cùng nhận được kể từ ngày 20/1 khiến cô không đủ để xoay sở cuộc sống.
Từ ngày ly hôn chồng, một mình cô nuôi hai đứa con nhỏ.
Dù không nỡ phiền đến bố mẹ già ở quê, nhưng không còn cách nào khác, cô Trang phải gửi con lại cho ông bà ngoại ở Nghệ An, vào TP.HCM xin làm giáo viên mầm non.
Nhiều lần thấy con chắt bóp mà vẫn khó xoay sở cuộc sống ở thành phố, bố mẹ khuyên cô nên về nhà, “có gì rau cháo nuôi nhau”. Nhưng cô Trang e dè vì “ở quê người ta hay dị nghị mình là mẹ đơn thân nên cũng khó sống, lên thành phố cũng có nhiều cơ hội hơn”.
Rồi cô khăn gói lên thành phố, xin vào một trường mầm non tư thục tại Q.12. Để tiết kiệm tiền trọ, cô thuê phòng cách trường 10 cây số. Mức lương 5,8 triệu/ tháng được cô chi tiêu chắt bóp cũng vừa đủ tiền sinh hoạt và gửi về quê, tháng nào hết tháng đó.
Những ngày này không đi dạy, cũng không có tiền tiết kiệm, tìm việc làm thêm trong mùa dịch lại khó khăn, thế nên cô cũng chẳng thể cầm cự được lâu. Cũng có lúc, cô nghĩ mình sẽ phải “ra đường” vì không biết cầu cứu ai.
“Kể từ khi trường học đóng cửa, toàn bộ giáo viên không nhận được đồng trợ cấp nào từ nhà trường. Không biết tình trạng này sẽ kéo dài đến bao lâu, trong khi giáo viên rất cần được sống”.
Nhiều đồng nghiệp của cô trước đó đã xin đi chạy bàn ăn, nhưng giờ hàng quán cũng đóng cửa, các cô lại tiếp tục mất việc.
“Chưa bao giờ giáo viên mầm non lại rơi vào cảnh bi đát đến vậy. Kể cả khi trường học mở cửa trở lại, chúng tôi cũng không biết có bị chấm dứt hợp đồng hay không”.
Mất việc, nhiều giáo viên chuyển sang bán hàng online
Cũng giống như cô Trang, cô giáo Hoàng Minh Tâm bần thần khi nhận được tin sẽ phải nghỉ dạy dài hạn. Là giáo viên trông giữ một nhóm trẻ ở Huế, cô Tâm không kỳ vọng nhiều về việc được chủ trường hỗ trợ tiền trợ cấp như nhiều giáo viên khác ở Hà Nội hay TP.HCM.
“Mình hiểu các cơ sở nhỏ lẻ cũng đang phải xoay sở các chi phí vận hành, tiền thuê mặt bằng,... Họ cũng rất chật vật nên giáo viên cũng không thể đòi hỏi gì vào lúc này”.
Nơi cô Tâm làm việc có 9 giáo viên, mỗi lớp học trông giữ 17-18 trẻ. Mỗi tháng, cô nhận được 3,6 triệu đồng.
Từ ngày đột ngột mất việc, hai mẹ con xoay sở bằng số tiền tiết kiệm hơn 2 triệu đồng. Đến cuối tháng 3, số tiền ấy cũng đã cạn hết.
Cô Tâm muốn đi tìm một công việc nào đó để làm thêm vì “trông chờ trường mở lại không biết đến bao giờ”, nhưng cậu con trai 4 tuổi mắc chứng tăng động nên người mẹ không thể gửi con cho ai để đi làm. Cô đành ở nhà trồng rau, vừa coi, vừa dạy con trong khoảng thời gian này.
Đồng nghiệp của cô ở trường cũng không khá hơn là mấy, nhưng khi biết hoàn cảnh đã gửi cho bạn vay 500.000 đồng. Cô Tâm hẹn khi nào đi làm, có lương cô sẽ trả lại.
Những tưởng sẽ không thể cầm cự được qua mùa dịch thì đầu tháng 4, cả hai cô cùng biết tới dự án H.A.T (Help A Teacher) do một nhóm những người làm trong lĩnh vực giáo dục và cùng chung mối quan tâm đến giáo dục mầm non tại TP.HCM thành lập.
Mỗi giáo viên khi được H.A.T hỗ trợ sẽ nhận 8,4 triệu đồng (tương đương 2 tháng lương tối thiểu). Món quà đến bất ngờ khiến cô giáo Như Trang bật khóc. Còn với cô Minh Tâm, nó như “một chút ánh sáng mở ra ở phía cuối con đường”.
Sau 48 tiếng phát động, dự án H.A.T đã thu được 39.000 USD với gần 200 hồ sơ xin hỗ trợ từ giáo viên mầm non tư thục.
Là một trong những người đứng ra phát động dự án, chị Nguyễn Đức Thùy Anh (Giám đốc Quỹ học bổng VietSeeds) mong muốn món quà này sẽ phần nào giúp giáo viên vơi bớt đi nỗi lo về những bữa ăn, tiếp thêm niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Đối tượng được H.A.T hướng tới là những giáo viên trong khối mầm non ngoài công lập, trong đó ưu tiên những hoàn cảnh khó khăn, người có con nhỏ, nhà có người bị bệnh hay bố mẹ già, có chồng hay vợ ở trong lực lượng chống dịch...
Dự án này được chị Thùy Anh cùng nhóm bạn lên ý tưởng và thực hiện chỉ trong vòng một tháng.
“Quả thực đây giống như một dự án cứu hỏa. Khi đại dịch xảy ra, chúng tôi nhìn xung quanh mình đều là những người gặp khó khăn. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi cần làm gì đó ngay lập tức để giúp đỡ các cô giáo mầm non”.
Dự án nhanh chóng thành lập nhóm vận hành gồm 50 thành viên đã lên lịch trình công việc, xây dựng website, fanpage, kêu gọi tài trợ từ các cá nhân, tổ chức. Chỉ sau 5 ngày mở đơn đăng ký, nhóm đã nhận về 1.500 hồ sơ cùng số tiền gây quỹ hơn 1 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn từ ngày 1-17/4, cả nhóm liên tục phỏng vấn từ 8h sáng đến 9h tối để xét duyệt hồ sơ, tìm hiểu và lắng nghe câu chuyện của từng giáo viên.
Tính đến ngày 20/4, H.A.T đã hoàn thành việc xét duyệt đợt 3 và trao món quà tới 177 giáo viên tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
“Có nhiều cô giáo đã bật khóc khi nhận được số tiền này. Sau đó, họ chia sẻ lại với chính những người từng phỏng vấn mình về điều đầu tiên họ làm với số tiền ấy. Điều đó khiến chúng tôi vô cùng xúc động”, chị Thùy Anh nói.
Khi thực hiện ý tưởng, mong đợi của những người làm dự án không phải là “giải cứu giáo viên mầm non” mà còn kỳ vọng, chính từ sự hỗ trợ đó sẽ giúp giáo viên đi qua khó khăn và tiếp tục lan toả sự tử tế bằng cách đóng góp trở lại cho cộng đồng thông qua chương trình “Đáp đến tiếp nối” của dự án.
“Các giáo viên có thể góp sức xây dựng thư viện H.A.T để dành cho trẻ mầm non bằng các clip kể chuyện, hướng dẫn làm đồ chơi đơn giản. Bất kỳ phụ huynh, trường mầm non nào cũng có thể truy cập và sử dụng miễn phí.
Ngoài ra, các cô cũng có thể dạy online cho con em những gia đình có người thân tham gia lực lượng chống dịch”.
Món quà do chính các thầy cô làm để tặng cho con em gia đình có người tham gia phòng, chống dịch.
Nhận được khoản tiền trợ giúp, cô giáo Như Trang nghĩ về những người mẹ đơn thân khác cũng rơi vào hoàn cảnh mất việc, không có đủ tiền mua gạo, mua bỉm cho con. Cô nhận ra mình vẫn còn may mắn khi nhận được sự giúp đỡ.
Vì thế, cô Trang quyết định sẽ xây dựng một chương trình nhằm hỗ trợ các bà mẹ đơn thân đang gặp khó khăn trong cộng đồng.
Kể từ ngày 10/4, cô Trang bắt đầu kêu gọi sự giúp đỡ từ mọi người. Có người góp 20.000, người nhiều hơn góp 100.000 đồng. Những khoản tiền này được cô cùng 3 bà mẹ đơn thân khác trong nhóm gom lại thành các suất hỗ trợ cho những bà mẹ đang gặp khó khăn.
“Khi nhận được từ người khác, mình nghĩ bản thân cần phải trao lại cho cộng đồng”, cô Trang chia sẻ.
Đây cũng là điều được chị Thùy Anh kỳ vọng sau chương trình. “Chúng tôi cảm thấy thật hạnh phúc và xúc động khi những điều tốt đẹp vẫn còn tiếp tục lan toả và tiếp nối. Chúng tôi mong rằng, dù đến một ngày dự án H.A.T kết thúc, nhưng sự tử tế ấy vẫn được lan tỏa, vòng tròn tử tế sẽ tiếp tục nhân rộng lên trong cộng đồng”.
Thúy Nga
Giáo viên mầm non làm đủ nghề "cầm cự" qua những ngày nghỉ dạy
Đã gần 1 tháng học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh. Nhiều trường tư thục đã thiệt hại vài trăm triệu đến cả tỷ đồng, kèm theo đó là đội ngũ giáo viên không có việc làm.
" alt="Món quà bất ngờ dành cho những giáo viên ngỡ phải 'ra đường' giữa mùa dịch" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu
Nguyễn Quang Hải - 27/03/2025 07:15 Tây Ban N ...[详细]
-
Đỉnh núi gần Làng Nủ xuất hiện tiếng nổ lớn
Khu vực xuất hiện tiếng nổ lớn tại núi Voi, bên trên Làng Nủ cũ khoảng 2km (Ảnh: Báo Lào Cai).
Theo ông Thông, khu vực này chính là nơi sạt lở trong vụ lũ quét kinh hoàng khiến hàng chục người chết và mất tích vào hồi tháng 9 vừa qua.
"Rất may khu vực này không có người sinh sống và canh tác nên không có thiệt hại gì. Đây chính là điểm sạt lở cũ trước đó vào hồi tháng 9 vừa qua. Địa điểm phát ra tiếng nổ cách khu vực Làng Nủ cũ khoảng 2km về phía thượng nguồn", ông Thông nói.
Nhà chức trách nhận định khu vực phát ra tiếng nổ xuất phát từ việc một số tảng đá lớn chưa sập hết trong vụ sạt lở hồi đầu tháng 9 vừa qua (Ảnh: Ngọc Tân).
Cũng theo lãnh đạo huyện Bảo Yên, ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã có mặt tại thôn Làng Nủ để kiểm tra tình hình, cử tổ công tác tiếp cận khu vực xuất hiện vụ nổ để xác định nguyên nhân ban đầu; tuyên truyền, vận động người dân bình tĩnh chờ hướng dẫn ứng phó nếu có sự cố xảy ra.
"Hiện nay, ban chỉ huy quân sự huyện đã thực hiện phong tỏa hiện trường, rà soát các khu vực để xác định nguyên nhân sự việc. Có thể tiếng nổ xuất phát từ việc một số tảng đá lớn chưa sập hết trong vụ sạt lở hồi đầu tháng 9 vừa qua, bây giờ mới sập tiếp xuống nên phát ra tiếng nổ và bụi", ông Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên nói thêm.
Tính đến ngày 8/10, chính quyền địa phương xác định, trận lũ quét ở thôn Làng Nủ đã khiến 60 người chết, hiện còn 7 người mất tích. Đến nay, số người an toàn là 87 người.
Thôn Làng Nủ nằm gần chân núi Voi, có 167 hộ với 760 đồng bào người Tày sinh sống nhiều đời. Trận lũ quét rạng sáng 10/9 khiến 33 hộ dân bị vùi lấp, 40 gia đình bị ảnh hưởng.
" alt="Đỉnh núi gần Làng Nủ xuất hiện tiếng nổ lớn" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Hull City vs Luton Town, 19h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
Ngày giờCặp đấuTrực tiếp UEFA CHAMPIONS LEAGUE 2022/23 – VÒNG BẢNG 06/09 23:45 Dinamo Zagreb 1-0 ChelseaFPT PlayDortmund 3-0 FC CopenhagenFPT Play07/09 02:00Celtic 0-3 Real MadridFPT PlayPSG 2-1 Juventus FPT PlaySevilla 0-4 Manchester City FPT PlayRB Salzburg 1-1 AC Milan FPT PlayBenfica 2-0 Maccabi Haifa FPT PlayRB Leipzig 1-4 Shaktar DonetskFPT Play VĐQG MEXICO 2022/23 – VÒNG 13&14 07/09 07:00 Leon - Juarez Santos Laguna - Necaxa 07/09 09:00 Club America - Atletico San Luis Monterrey - Cruz Azul COPA LIBERTADORES 2022 – BÁN KẾT 07/09 07:30 Palmeiras - Atletico PR VĐQG HÀN QUỐC 2022 – VÒNG 30 06/09 17:00Jeju Utd 0-1 Incheon Utd 06/09 17:30Gangwon 0-1 Gimcheon Sangmu Suwon 1-0 Pohang Steelers VĐQG TRUNG QUỐC 2022 – VÒNG 16 06/09 18:30 Beijing Guoan 2-2 Zhejiang Greentown " alt="Kết quả bóng đá hôm nay 6/9" />
- Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs Heidenheim, 21h30 ngày 29/3: Bầy sói phập phù
- Nhà nghỉ bi hài ký…
- Lý do học trò FPT ‘mê’ học trực tuyến
- Làm di chúc để không chia của cho người bội bạc!
- Nhận định, soi kèo Colo Colo vs Palestino, 04h15 ngày 28/3: Như một thói quen
- Cách giữ gìn sắc vóc của Việt Trinh ở tuổi 52
- Mẹ giàn giụa nước mắt cho con nghỉ học nhập viện cứu mạng