Trước ngày cưới, tôi rơi vào 'bẫy' của cô gái 19 tuổi

  发布时间:2025-03-31 17:18:36   作者:玩站小弟   我要评论
Tôi năm nay 27 tuổi – độ tuổi hoàng kim của đàn ông – với con đường công danh sự nghiệp rộng mở và mphim setphim set、、。

Tôi năm nay 27 tuổi – độ tuổi hoàng kim của đàn ông – với con đường công danh sự nghiệp rộng mở và một người vợ chưa cưới xinh đẹp kém mình 2 tuổi.

truoc ngay cuoi, toi roi vao

  Tôi và vợ rất háo hức với cuộc sống tân hôn.

Chúng tôi vừa mới chuyển đến nhà mới sau lễ đính hôn và mùa hè sang năm, chúng tôi sẽ tổ chức lễ cưới. Cả hai rất háo hức với cuộc sống tân hôn ngọt ngào.

Nhưng tôi không ngờ mình lại mắc phải một sai lầm không thể tha thứ.

Một tối, đám bạn rủ tôi đi uống rượu và tôi đồng ý vì chúng nó còn độc thân và tôi là đứa duy nhất chuẩn bị lấy vợ. Nhưng tôi không hiểu lúc đó nghĩ gì mà lại đến một quán bar gọi tình.

Đấy chưa phải là điều tồi tệ nhất. Tối đó, tôi đã quan hệ tình dục với một cô gái vừa mới quen mà không hề sử dụng bất kỳ biện pháp an toàn nào.

Tôi là kiểu người rất ghét những gã đàn ông có vợ rồi nhưng vẫn đi ngoại tình với gái trẻ mà giờ đây, chính tôi lại làm ra loại chuyện đáng xấu hổ này.

Tôi làm kỹ sư cho một công ty xây dựng và tối thứ Sáu nào mọi người cũng rủ nhau đi uống. Tôi đã quen với việc đó nhưng thực sự tửu lượng của tôi không tốt một chút nào.

Tối đó, tôi đã ngà ngà say sau cốc thứ bảy và một cô gái đến bắt chuyện với tôi trong bầu không khí mập mờ của quán bar.

Cô ấy rất trẻ, tầm 19 tuổi gì đó và rất đẹp. Chúng tôi bắt đầu đong đưa theo điệu nhạc và cuối cùng cô ta thành công dụ dỗ tôi đi vào nhà vệ sinh ở đó để làm cái chuyện đáng xấu hổ kia. Tôi không thể nhớ chúng tôi có sử dụng biện pháp an toàn nào không nhưng tôi không mang theo bao cao su bên người.

Đám bạn đi cùng thì tỏ ra hứng thú khi tôi quay trở lại chỗ ngồi, họ trêu trọc, đùa giỡn còn tôi vẫn hoang mang về những gì đã xảy ra. Giờ đây, cảm giác tội lỗi đang chiếm hết tâm trí tôi thậm chí tôi còn không dám nhìn vào mắt vợ chưa cưới mỗi khi trò chuyện.

Tôi không biết cô gái đó là ai, không số điện thoại liên lạc, không địa chỉ. Sau chuyện đột ngột phát sinh đó, cô ấy biến mất như thể chưa từng xuất hiện vậy.

Tôi đang phải sống trong cảm giác mặc cảm tội lỗi xem lẫn sợ hãi. Tôi có lỗi với vợ và trên hết, tôi rất sợ có một ngày nào đó người kia quay lại tìm đến tôi và đưa cho tôi đứa bé – kết quả của cuộc tình vụng trộm tối hôm ấy.

Tôi có nên thẳng thắn thú nhận với vợ sắp cưới để giảm bớt gánh nặng trong lòng? Tôi có nên tìm hiểu về cô gái kia để đảm bảo mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát? Tại sao tôi lại mạo hiểm cả cuộc sống của mình chỉ vì một lần phạm sai lầm?

Vợ tức run phát hiện chồng bòn rút tiền, trả nợ giúp người yêu cũ

Vợ tức run phát hiện chồng bòn rút tiền, trả nợ giúp người yêu cũ

Thu nhập của chồng thì bấp bênh, tháng nhiều tháng ít tuỳ vào lượng khách và tiền bo của họ. Bởi thế, tôi không biết chính xác mỗi tháng chồng kiếm được bao nhiêu.

相关文章

  • Kiều bào với biển đảo Việt Nam - 1

    Các khách mời tham gia cuộc tọa đàm với chủ đề "Câu chuyện Trường Sa" (Ảnh: VOV).

    Ngày 20/11, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao đã tổ chức chương trình giao lưu tọa đàm "Kiều bào với biển đảo Việt Nam" theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp, với hơn 30 điểm cầu tại Việt Nam và trên thế giới nhằm đáp ứng tình cảm cũng như lòng mong mỏi của cộng đồng người Việt ở trên khắp năm châu.

    Từ năm 2020, do đại dịch Covid-19 bùng phát nên các chuyến đi kiều bào thăm Trường Sa, Nhà giàn DK1 đã không thể tổ chức. Do vậy, đây là cơ hội hiếm có để những người Việt xa quê hiểu hơn về tình hình của quê hương cũng như là vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam.  

    Buổi giao lưu Tọa đàm có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu; Chuẩn Đô đốc, nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam Đỗ Minh Thái; đại diện lãnh đạo Bộ Tư lệnh Hải quân; Ủy ban Nhà nước về NVNONN; Nhà hát ca múa nhạc quân đội; cùng đông đảo các chiến sĩ hải quân và kiều bào trong và ngoài nước.

    Ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN cho biết, đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa tiếp nối chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường huyền thoại với những chiến công hiển hách của nhân dân ta và lực lượng hải quân anh hùng. Đồng bào ta ở nước ngoài luôn quan tâm và thể hiện tình cảm sâu nặng đối với các lực lượng cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời, chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

    Nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của kiều bào ta, kể từ năm 2012 đến năm 2019, Ủy ban Nhà nước về NVNONN đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức được 8 đoàn đến thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 với sự tham gia của hơn 600 kiều bào. Đây cũng là dịp để kiều bào ra từ nhiều nơi trên thế giới gỡ, giao lưu và kết nối, tạo sự gắn kết với nhân dân trong nước, góp phần tăng cường tình đoàn kết dân tộc.

    Câu chuyện Trường Sa

    Tọa đàm xoay quanh hai chủ đề chính là "Câu chuyện Trường Sa" và "Hiệu ứng lan tỏa", với sự giao lưu, chia sẻ của các vị khách mời thuộc Bộ tư lệnh Hải quân, kiều bào khắp nơi trên thế giới và những người đã từng tham gia dự án Nhà giàn DK1.

    Ông Eteetera Nguyễn, kiều bào Mỹ, chia sẻ cảm nhận của bản thân khi lần đầu tiên được tham gia hành trình đến với Trường Sa. Qua chuyến đi, ông có thêm những tài liệu chân thực, quý giá, những kỷ niệm về những người đồng bào xa quê hương. Chuyến đi cũng góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, thêm sự tin tưởng và thấu hiểu với những khó khăn của đất nước trong nhiệm vụ giữ gìn biển đảo của Tổ quốc.

    Ông Đỗ Minh Thái, Chuẩn Đô đốc, nguyên Phó Tham mưu trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam, nhớ lại những kỷ niệm khi lần đầu tiên đưa 5 kiều bào đến thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 vào năm 2011, trong đó có các kiều bào Ba Lan và Thái Lan. Ông cho rằng "Chủ quyền biển đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 chính là chất kết dính khối đại đoàn kết của cộng đồng người dân Việt Nam trong nước và nước ngoài."

    Chị Cao Hồng Vinh, kiều bào Việt Nam tại đầu cầu Ba Lan cùng những thành viên câu lạc bộ Trường Sa tại Ba Lan, nói rằng mỗi lần đi thăm đảo như một lần được trở về ngôi nhà yêu thương. Chị cho biết, hơn 100 thành viên là những người từng tham gia chuyến đi Trường Sa và Nhà giàn DK1 hiện vẫn thường xuyên hoạt động, trao đổi những câu chuyện, kỷ niệm về những lần được trở về quê hương.

    Tọa đàm cũng nêu bật những hoạt động ý nghĩa, đóng góp thiết thực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, đồng thời tăng cường kết nối, giao lưu, thúc đẩy hợp tác để phát huy vai trò của cộng đồng kiều bào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Anh Hồng Quân, đại diện kiều bào tại châu Phi, thành viên trong dự án "Trường Sa, Nhà giàn DK1, Hành trình từ trái tim" chia sẻ câu chuyện về nỗ lực kết nối, lan tỏa thông tin về Trường Sa tới cộng đồng kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới. Từ năm 2018, anh Quân cùng các cộng sự đã triển khai một số dự án như lịch Tết hằng năm với các hình ảnh về biển đảo, chiến sĩ được nhiều kiều bào đóng góp sau mỗi chuyến đi. Tính đến năm 2020, dự án đã in được hơn 20.000 nghìn ấn phẩm và gửi tới kiều bào trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Anh David Nguyễn, kiều bào tại Mỹ, người đã tham gia chuyến đi Trường Sa vào năm 2014, kể về cách anh lan tỏa thông điệp, thông tin chính xác tới cộng đồng người Việt Nam tại nhiều nơi trên thế giới. Thông qua việc thu thập những hình ảnh, thước phim, tài liệu quý giá về đời sống của quân dân trên đảo, anh đã có những bài viết và những buổi tranh luận để đem lại góc nhìn chân thật nhất tới kiều bào ta tại nước ngoài.

    Chị Hiệu, một nhà văn và kiều bào Pháp, lan tỏa thông điệp qua cuốn sách chị viết sau chuyến đi Trường Sa vào năm 2014. Chị nói, cuốn sách cho chị cơ hội để bày tỏ nhiều suy nghĩ, tình cảm hơn và đồng thời có thể tổng hợp những câu chuyện, kỷ niệm của kiều bào khác.

    Nhiều kiều bào tại các đầu cầu như Đức, Séc, Italy, Hàn Quốc… cũng đã chia sẻ về các hoạt động của cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài trong việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo như Phong trào đoàn áo dài vì hòa bình, chương trình gặp nhau cuối năm hay các quỹ chủ quyền biển đảo Việt Nam,… để gửi đến Trường Sa và Nhà giàn DK1.

    Ông Phạm Hải Chiến, Ủy viên Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc, thành viên sáng lập Quỹ vì chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Hàn Quốc, cho biết cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài là những sứ giả tại các nước sở tại, và luôn tranh thủ tận dụng tối đa các hoạt động trong cộng đồng để lan tỏa tình yêu biển đảo, đồng thời tìm kiếm những con người tâm huyết để triển khai hiệu quả các dự án.

    Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, buổi giao lưu tọa đàm đã bắc nhịp cầu nối liền những tấm lòng từ khắp năm châu, tạo cơ hội để kiều bào từ nhiều địa bàn chia sẻ, bày tỏ sẵn sàng đồng lòng và có những hành động thiết thực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    '/>

最新评论