Nằm trong chiếc Tesla Roaster là một vật thể bé nhỏ bí ẩn, được thiết kế để tồn tại được hàng triệu (có thể là hàng tỷ) năm trong điều kiện khắc nghiệt của Vũ trụ. Đây sẽ là dấu tích của nhân loại được lưu trữ trong một thiết bị bé xíu có tên là Arch, thiết bị lưu trữ dữ liệu này là thông tin được mã hóa lên một chiếc đĩa nhỏ làm bằng tinh thể thạch anh. Arch chẳng lớn hơn đồng xu là mấy.
Theo Cơ sở nghiên cứu Sứ mệnh Arch, tổ chức phi lợi nhuận tại California đứng đằng sau công nghệ này, thì thiết bị Arch có thể "tồn tại và phổ cập kiến thức của nhân loại xuyên thời gian và không gian, vì những lợi ích của các thế hệ tương lai". Trông thiết bị Arch này giống một cái đĩa DVD thu nhỏ, nhưng sức chứa của nó lớn hơn bạn tưởng nhiều: người ta đựng trong đó kiến thức của nhân loại cơ mà!
Công nghệ này được phát triển bởi nhà vật lý học Peter Kazansky từ Đại học Southampton, Anh Quốc, có thể chứa được 360 terabyte dữ liệu, tương đương với khoảng 7.000 cái đĩa Blu-ray.
Đáng ngạc nhiên và ấn tượng hơn dung lượng của Arch, là tuổi thọ của nó: hai đĩa Arch đầu tiên có tên là Arch 1.1 à Arch 1.2 là hai thiết bị lưu trữ dữ liệu nhân tạo có thể tồn tại lâu nhất. Trên lý thuyết, tuổi thọ của nó có thể lên tới 14 tỷ năm nhờ công nghệ lưu trữ dữ liệu 5D.
Arch 1.2 đang nằm trên chiếc Tesla Roadster của Elon Musk trên Vũ trụ kia, đang bay với vận tốc 12.908 km/h và bên trong nó là ba phần truyện khoa học viễn tưởng kinh điển của Issac Asimov, series truyện có tên Foundation nói về một nhà toán học tìm phát triển một khía cạnh mới của toán học, có khả năng tiên đoán những sự kiện tương lai với quy mô Vũ trụ. Tác phẩm này gợi ngay cho người đọc thấy khái niệm duy trì kiến thức và văn hóa nhân loại trong Vũ trụ rộng lớn và khắc nghiệt này.
Đó cũng là sứ mệnh mà các nhà phát triển Arch nhắm tới. Họ đặt biệt danh cho dự án này là "Solar Library – Thư viện Hệ Mặt Trời".
Đồng sáng lập dự án là Nova Spivack đã nói thế này:
"Thư viện Hệ Mặt Trời sẽ bay quanh quỹ đạo Mặt Trời trong hàng tỷ năm. Bạn hãy nghĩ về một vòng tròn kiến thức bay xung quanh Mặt Trời này. Đây mới chỉ là bước đầu tiên của một dự án lịch sử để truyền bá, mã hóa và mang dữ liệu của ta ra toàn Hệ Mặt Trời, và rồi xa hơn nữa".
Sẽ có hai lần phóng thiết bị lưu trữ Arch này vào năm 2020 và 2030 nữa, với Thư viện Mặt Trăng và Thư viện Sao Hỏa, lần lượt sẽ phóng lên hai địa điểm này hai Arch nữa. Họ làm vậy để phục vụ một mục tiêu còn lớn và tham vọng hơn nữa:
"Bằng việc kết nối những Thư viện Arch này lại, dựa vào những thiết bị lưu trữ Arch, thông qua một mạng chia sẻ đọc-ghi dữ liệu phân tán rộng khắp Hệ Mặt Trời, ta có thể xây dựng và chia sẻ một thư viện dữ liệu về mọi thứ mà nhân loại đã học được, trên mọi hành tinh trong Hệ Mặt Trời này, rồi khi lan ra xa hơn, ta sẽ vươn tới những chân trời xa hơn nữa", Spivack nói.
Sự kiện phóng tên lửa Heavy Falcon mạnh nhất thế giới không đơn giản là một màn biểu trưng sức mạnh của SpaceX hay màn quảng cáo xe điện Tesla, kèm theo nó là ước mơ vươn xa của trí tuệ nhân loại.
Theo Genk
SpaceX phóng tên lửa lớn nhất thế giới, Singapore lo lộ bí mật quân sự
Space X phóng tên lửa mạnh nhất thế giới; Singapore lo bị lộ bí mật quân sự vì Strava; Phát hiện botnet đào tiền mã hóa khổng lồ; Lộ mã nguồn iOS, ... là những tin công nghệ nổi bật nhất tuần qua.
">