Bất an ở khu nội trú 59 học sinh người dân tộc Mã Liềng

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Lâm Hóa,ấtanởkhunộitrúhọcsinhngườidântộcMãLiềtrưc tiếp bóng đá xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình có 1 điểm chính và 3 điểm lẻ với tất cả 229 học sinh, phần lớn là con em đồng bào dân tộc Mã Liềng.

{ keywords}
Dãy phòng nội trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Lâm Hóa

Các em chủ yếu sống ở các bản Kè, Cáo, Chuối, cách trường từ 4 đến 5 km. Do đường sá, phương tiện đi lại khó khăn nên từ khi được xây dựng khu nội trú, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng giảm hẳn.

Hiện điểm chính của ngôi trường này có 1 khu nội trú với 59 em học sinh ở và sinh hoạt. Tuy nhiên, trong trận mưa lũ vừa qua, quả đồi phía sau khu nội trú đã bị sạt lở nghiêm trọng. Một lượng lớn đất đá đã đổ ập xuống, bùn đất tràn cả vào bếp ăn và phòng ở của các em học sinh.

{ keywords}
Nằm sát chân đồi bị sạt lở
{ keywords}
Mỗi khi có mưa lớn là đất và đá mềm lại đổ xuống, tràn vào dãy nhà nội trú

“Do địa bàn cách trở, nhiều em đi học phải qua suối nên nhà trường luôn theo dõi tình hình thời tiết để chủ động cho học sinh nghỉ. Trong mấy trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn vừa qua, một lượng đất lớn đã lở từ trên đồi xuống, tràn vào các phòng khiến tất cả giáo viên nhà trường và đoàn viên thanh niên mất 2 ngày để dọn sạch, các em học sinh mới có thể trở lại ăn ở và sinh hoạt tại trường”, Cô Trương Thị Hải Yến, một giáo viên dạy tại đây cho biết.

Theo quan sát, khoảng cách từ nhà nội trú đến mái ta-luy quả đồi chỉ hơn 1m. Toàn khu vực là đất nhão mềm kèm đá non, một số vị trí có hiện tượng nước rỉ ra từ lòng đất và đang có nguy cơ đổ ập xuống khi có mưa lớn.

{ keywords}
Khu nội trú hiện có 59 em học sinh

Thầy giáo Nguyễn Hữu Tâm, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú TH&THCS Lâm Hóa chia sẻ, nhà nội trú và bếp ăn của nhà trường phải xây dựng sát vách đồi do trước đây không có mặt bằng.

Khu vực phòng ở của học sinh nói riêng và toàn trường nói chung cũng dễ bị đất đá từ quả đồi sụt xuống và vùi lấp nếu mưa dài ngày xảy ra.

“Chúng tôi và phụ huynh ở đây đang rất lo lắng, nếu mưa lớn kéo dài, phải tính phương án di dời học sinh đến ở khu vực an toàn. Còn về phương án lâu dài, nhà trường tha thiết mong muốn các cấp, chính quyền xem xét tạo điều kiện, xây dựng kè chống lở đất phía sau khu vực nội trú để thầy trò chuyên tâm vào công tác dạy và học ”, thầy Tâm nói.

Được biết, công trình nhà bán trú Trường TH và THCS Lâm Hóa được xây dựng vào năm 2014 với diện tích sử dụng 182m2, bao gồm hai phòng bán trú, một phòng bếp, một phòng kho và một khu vệ sinh. Tổng mức đầu tư là hơn 800 triệu đồng, trong đó bà con Việt kiều tại Cộng hòa Séc ủng hộ 600 triệu đồng, số còn lại do ngân sách xã bố trí.

Hải Sâm

Trường tiền tỷ bỏ hoang giữa cánh đồng, trẻ phải học nhờ trên đất đền

Trường tiền tỷ bỏ hoang giữa cánh đồng, trẻ phải học nhờ trên đất đền

Ngôi trường mới được đầu tư gần 4 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ nhưng rồi bỏ dở vì thiếu kinh phí, trong lúc trẻ mầm non phải học trong ngôi trường cũ tồi tàn trên đất nhà đền, thiếu lớp học.  

Kinh doanh
上一篇:Nhận định, soi kèo Nongbua Pitchaya vs Lamphun Warrior, 19h00 ngày 18/1: Khách thất thế
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Bournemouth, 19h30 ngày 18/1