Vào mới đây,ÁmảnhvềbềngoàiphảiưanhìnTrungQuốcđưacảhiệuứnglàmđẹpvàoứngdụngthanhtoágiá vàng 24 hôm nay Alipay, mảng thanh toán di động thuộc tập toàn Ant Financial, đã tuyên bố họ sẽ sớm áp dụng các filter làm đẹp (chỉ ở riêng Trung Quốc) cho các hệ thống thanh toán nhận diện khuôn mặt tại các địa điểm bán lẻ trên toàn quốc. Thông báo này được đưa ra sau một cuộc khảo sát gần đây (tại Trung Quốc) được tổ chức bởi cổng thông tin công nghệ Sina Technology. Câu hỏi được đặt ra là liệu người dùng có cảm thấy xấu xí khi phải quét khuôn mặt mỗi khi thực hiện thanh toán hay không. Và thật bất ngờ, hơn 60% trong số 40 ngàn người được hỏi trả lời có.
Trên trang Weibo chính thức của Alipay có bài đăng như sau: "Tôi đã biết các bạn nghĩ chúng tôi làm bạn trở nên xấu xí. Vì vậy Alipay sẽ triển khai filter làm đẹp cho toàn bộ hệ thống nhận diện khuôn mặt của mình trong vòng một tuần: chắc chắn sau đó bạn sẽ cảm thấy mình thật xinh đẹp mỗi khi thanh toán, còn hơn cả một ứng dụng làm đẹp nữa đấy!"
Hệ thống của Alipay sẽ vẫn sử dụng hình ảnh chưa qua chỉnh sửa của người dùng để đưa vào chỉnh lý cho các máy quét, và khách hàng sẽ thấy một phiên bản xinh đẹp của mình mỗi khi thanh toán, dù chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Ngoài ra, họ cũng cho biết đã áp dụng các filter tương tự cho ứng dụng trên điện thoại di động của mình.
Câu chuyện trên đã phản ánh mạnh mẽ văn hóa về nhan sắc một cách rộng rãi ở Trung Quốc, nơi người trẻ nhìn nhận bản thân qua những hình ảnh đẹp đẽ trên ứng dụng chỉnh ảnh, hay các ứng dụng livestream trực tuyến như Meitu. Và kết quả là họ không quen với những hình ảnh chưa qua chỉnh sửa của mình, dù không gây bất ngờ, nhưng quả thực là đáng lo ngại.
Về Alipay, họ được thành lập vào năm 2004 để cung cấp dịch vụ thanh toán cho Alibaba, và sau đó công ty mẹ của họ đổi thành Ant Financial, Alipay bắt đầu triển khai thanh toán ngoại tuyến bằng quét mã vạch từ năm 2011. Thanh toán bán lẻ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã bắt đầu được áp dụng từ 2017, bắt đầu từ KFC. Công ty cùng với các đối tác ví điện tử địa phương cho biết họ hiện có khoảng 1 tỷ người dùng hoạt động.
Trung Quốc đã đi trước các nước khác để áp dụng nhận dạng khuôn mặt trong thanh toán công cộng và thương mại, thậm chí công nghệ này còn đang phát triển rất mạnh sang nhiều mặt trong cuộc sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, nhận dạng khuôn mặt cũng đang gây ra những lo ngại, thách thức về quyền riêng tư và một số vấn đề đạo đức khi họ chuyển hướng sử dụng nó cho những nơi xảy ra đàn áp tôn giáo, cũng như phân biệt đối xử.