Để phòng chống dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra, Đại học Phenikaa cho sinh viên nghỉ học đến hết ngày 9/2/2020, đồng thời tiến hành vệ sinh, khử khuẩn cho toàn bộ khuôn viên trường trước khi sinh viên chính thức đi học trở lại vào 10/2/2020.
Trong thông báo chính thức về việc điều chỉnh kế hoạch học tập học kỳ II năm học 2019 – 2020, Ban giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã cho biết, lịch học tập sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Canh Tý 2020 theo kế hoạch bắt đầu từ ngày 3/2/2020 được điều chỉnh tạm thời bắt đầu từ ngày 10/2/2020. Theo đó, các học viên, sinh viên của Học viện Kỹ thuật Mật Mã sẽ được nghỉ học đến hết ngày 9/2/2020.
Lý do của việc điều chỉnh kế hoạch học tập học kỳ II năm học 2019 – 2020 tại Học viện Kỹ thuật Mật mã là để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
“Tùy tình hình thực tế, Học viện sẽ có thông báo kế hoạch học tập trên website, fanpage chính thức của trường”, thông báo của Ban giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã nêu.
Quyết định cho sinh viên nghỉ học đến hết ngày 9/2/2020 nhằm đảm bảo môi trường học tập và làm việc an toàn cũng vừa được trường Đại học Phenikaa đưa ra. Riêng các sinh viên đang trong kỳ thực tập sẽ thực hiện theo yêu cầu của các đơn vị tiếp nhận.
Để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Đại học Phenikaa cũng sẽ tiến hành vệ sinh, khử khuẩn cho toàn bộ khuôn viên trường trước khi sinh viên chính thức đi học trở lại từ ngày 10/02/2020 nếu như không có đột biến xấu của dịch.
Bên cạnh đó, Đại học Phenikaa cũng trang bị khẩu trang, các vật dụng cần thiết như thuốc sát trùng, xà phòng rửa tay… tại các khu vực trong trường; trang bị thiết bị đo thân nhiệt cũng như bố trí cán bộ y tế, các phương án hỗ trợ, xử lý kịp thời; chuẩn bị sẵn khu vực cách ly cho trường hợp cán bộ nhân viên, giảng viên và sinh viên bị sốt hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Nhà trường đã thành lập Tổ công tác bao gồm đại diện lãnh đạo trường, Phòng Y tế, các Khoa, Viện, Trung tâm để theo dõi và có phương án xử lý các tình huống khẩn cấp.
" alt=""/>Thêm Học viện Kỹ thuật Mật mã, Phenikaa cho sinh viên nghỉ thêm 1 tuần để tránh virus CoronaBài viết hướng dẫn điều trị corona và khuyên người bệnh đến TP. Đà Lạt.
Theo đó, tài khoản Thuy Trang nêu dấu hiệu nhận biết bệnh là ho nhiều, đau ngực, nhức đầu và tiêu chảy. Cách chữa trị của Facebooker này là uống thuốc Tylenol, đắp khăn lạnh, tự cách ly người thân, uống nhiều nước lọc và nước cam…
Sau một ngày đăng tải, bài viết nhận được gần 7.000 lượt chia sẻ, 4.000 lượt thích và 500 bình luận.
Tuy vậy, đây là cách làm không được Bộ Y tế Việt Nam khuyến khích trong công văn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới ban hành ngày 16/1.
“Theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi có dấu hiệu bệnh như sốt, viêm phổi và từng ở vùng dịch hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh thì nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, xác định hỗ trợ điều trị. Không được tự ý chẩn đoán và tự chữa trị”, Bác sĩ Tăng bá Xuân Thanh, Trung tâm Y tế Quận 1 nói với Zing.vn.
Cũng theo bác sĩ Thanh, nếu tự chẩn đoán tại nhà, người bệnh có thể nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh khác dẫn đến không điều trị đúng cách, kịp thời.
Nội dung chưa được kiểm chứng này nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ trên Facebook. |
Bên cạnh đó, điều trị tại nhà sẽ không đủ các trang thiết bị cần thiết. “Là bệnh về hô hấp, nếu không có thiết bị hỗ trợ hô hấp tuần hoàn khi cần thiết có thể dẫn đến tử vong”, ông Thanh nói thêm.
Hiện bài viết của tài khoản Thuy Trang **** đang được nhiều trang, Facebooker chia sẻ lại với tốc độ chóng mặt. Tài khoản Linh Anh Nguyen, chuyên bán hàng xách tay nhận được hơn 1.600 lượt chia sẻ khi đăng lại bài biết của Facebooker Thuy Trang****. Trong khi đó, Sky****, một trang dịch vụ ảnh cưới nhận về 1.300 lượt chia sẻ từ bài viết có nội dung tương tự.
“Người dùng Facebook nên đọc, chia sẻ những thông tin chính thống thay vì hoang mang và phát tán những bài viết chưa được kiểm chứng. Thường các shop online sẽ rất nhiệt tình chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng bởi nó thu hút sự quan tâm của người khác hơn tin chính thống”, Mai Thanh Phú, quản trị viên nhiều trang Facebook cộng đồng lớn tại TP.HCM chia sẻ.
" alt=""/>Facebook Việt lan truyền cách trị virus Vũ Hán tại nhà