- Tại đất nước Phần Lan, việc học không bao giờ có điểm dừng. Không chỉ sinh viên mà cả người thầy cũng phải học tập liên tục.Đó là điều vô cùng ấn tượng về giáo dục Phần Lan được chia sẻ bởi TS. Milla Laisi-Wessman, Giám đốc Đào tạo trường Đại học Khoa học Ứng dụng Lahti (LAMK).
TS. Milla Laisi-Wessman, Giám đốc Đào tạo trường Đại học Khoa học Ứng dụng Lahti chia sẻ về giáo dục Phần Lan
Năm 2018, Phần Lan đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng Hệ thống giáo dục Đại học Quốc gia tốt nhất Thế giới (Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2018). Mỗi năm, quốc gia này cũng thu hút hàng chục nghìn du học sinh từ khắp nơi trên thế giới theo học các chương trình bậc cử nhân và thạc sĩ.
Trong đó, Việt Nam xếp thứ 2 trong số các nước có lượng sinh viên du học Phần Lan nhiều nhất với khoảng hơn 2500 sinh viên (theo thống kê của Cơ quan Giáo dục Quốc gia Phần Lan – CIMO năm 2016).
Tại quốc gia này, vai trò của giáo viên được đặc biệt coi trọng. Ngay từ khi còn ở trên ghế nhà trường, các giáo viên tương lai đã được đào tạo những kỹ năng học tập không ngừng và một thái độ học tập suốt đời.
Vì vậy, giáo viên Phần Lan được xem như những nhà nghiên cứu khoa học và lớp học chính là phòng nghiên cứu của họ. Một điểm dễ thấy khác ở quốc gia này là 100% giáo viên từ bậc tiểu học trở đi đều phải có bằng thạc sĩ.
Cũng vì thái độ học tập suốt đời nên bản thân TS. Milla đã sang rất nhiều quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Áo, Đức,… để tham gia giảng dạy. Bản thân cô cho rằng, chính điều này đã làm cho môi trường quốc tế của trường học trở nên đa dạng hơn.
“Ở Phần Lan, việc học không có điểm dừng. Không chỉ học sinh mà cả người thầy cũng phải học tập liên tục. Nhờ vậy, sinh viên tại Phần Lan cũng sẽ được trải nghiệm trong những môi trường quốc tế khác nhau” - TS. Milla cho biết.
Đối với sinh viên trường LAMK nơi cô công tác, ngoài việc được thừa hưởng môi trường quốc tế đa dạng, sinh viên còn có môi trường học thuật dành cho các chuyên ngành khác nhau. Cho dù sinh viên đang học kinh tế hay công nghệ thông tin thì họ đều có quyền tham gia vào tất cả môi trường học thuật này để có thể trải nghiệm và học hỏi các kỹ năng khác nhau.
Cụ thể, ngoài những tín chỉ chung và chuyên ngành, sinh viên sẽ được học thêm năng lực bổ trợ với tổng số 75 tín chỉ và có thể được chọn bất kỳ lĩnh vực gì mà bản thân muốn.
Ví dụ dù học kinh tế nhưng sinh viên thích theo ngành thiết kế thì vẫn có thể học về thiết kế. Như vậy, môi trường học tại đây rất mở đối với sinh viên.
Việt Nam xếp thứ 2 trong số các nước có lượng sinh viên du học Phần Lan nhiều nhất
LAMK vốn được biết tới là trường ứng dụng đa ngành nằm ở miền Nam Phần Lan với hơn 5.000 sinh viên và 400 cán bộ, giảng viên. Trường có tất cả 15 chương trình học cử nhân, 8 chương trình Thạc sĩ, trong đó có 3 chương trình đại học bằng tiếng Anh, thu hút sinh viên Phần Lan và sinh viên quốc tế đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau trên thế giới. Điều này đã tạo nên một môi trường giáo dục đa văn hóa và năng động.
Ba chương trình đào tạo bằng Tiếng Anh hiện nay của trường bao gồm Kinh doanh Quốc tế, Công nghệ Thông tin Kinh doanh, Điều dưỡng.
Mới đây Đại học Khoa học Ứng dụng Lahti được trao "Danh hiệu Chất lượng" bởi Trung tâm Đánh giá Giáo dục Phần Lan (The Finnish Education Evaluation Centre). Theo đó, hệ thống chất lượng đào tạo của LAMK sẽ thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia và tương ứng với các nguyên tắc đảm bảo chất lượng của Châu Âu - được thiết lập cho việc quản lý chất lượng các trường đại học.
Trong kỳ tuyển sinh 2019, học phí của trường sẽ giảm từ 7900 Euro/năm xuống còn 5400 Eur/năm. Mức học phí này sẽ áp dụng bắt đầu từ kì học mùa thu năm 2019. Từ năm thứ hai, sinh viên sẽ nhận được mức học bổng bằng 50% học phí nếu hoàn thành ít nhất 55 tín chỉ trong năm học trước.
Kỳ thi đầu vào cho đợt tuyển sinh sẽ diễn ra theo 2 phần: Phần thi viết và thi nói tại văn phòng Trawise - đại diện tuyển sinh độc quyền của trường - ở tầng 3, tòa nhà CTSC, số 1 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là đơn vị được thành lập bởi một nhóm các chuyên gia giàu kinh nghiệm về giáo dục Phần Lan và Việt Nam nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi giáo dục giữa hai nước và kiến tạo một hệ sinh thái du học hoàn chỉnh, kết nối học sinh - nhà trường - doanh nghiệp.
Trường Giang
Từ bí mật của hiệu trưởng Phần Lan đến nỗi lòng của hiệu trưởng Việt Nam
Nghề giáo Phần Lan có thu nhập hấp dẫn, còn nghề giáo ở mình, nhiều lần tăng lương, lương nhà giáo Việt Nam chưa đủ trang trải cho cuộc sống. Phải chăng vì vậy mà đổi mới giáo dục của mình cứ mãi loanh quanh?
" alt=""/>Giáo dục Phần Lan: Người thầy cũng phải học tập không ngừng