Inter đang khởi đầu Serie A 2020-21 với phong độ không tốt, và cũng gây thất vọng trên sân chơi Champions League.
Inter gạ MU đổi Eriksen lấy Van de Beek |
Vì thế, HLV Antonio Conte cần nhân tố mới để tăng giải pháp chiến thuật và cải thiện sức mạnh cho Inter.
Van de Beek là một trong những bản hợp đồng ồn ào nhất thị trường chuyển nhượng mùa Hè 2020.
MU đánh bại được chính Inter, cũng như các đối thủ Real Madrid, Barca và Juventus để mang cầu thủ người Hà Lan về Old Trafford.
Tuy nhiên, Van de Beek không phù hợp với HLV Ole Gunnar Solskjaer, chủ yếu ngồi dự bị từ đầu mùa giải.
Inter sử dụng Christian Eriksen để trao đổi với MU về Van de Beek.
Giống như Van de Beek, Eriksen cũng là hợp đồng không thành công như Inter chờ đợi.
HLV Conte không còn kiên nhẫn với Eriksen. Ông quyết tâm đẩy cựu ngôi sao Tottenham ra đi, để lấy chỗ cho người mới. Ở đây, cụ thể là Van de Beek.
Eriksen vốn là cầu thủ mà Solskjaer yêu thích. Hơn nữa, Inter có quan hệ tốt với MU trong các kỳ chuyển nhượng gần đây, nên Conte hy vọng sớm đạt được thỏa thuận trao đổi cầu thủ.
KN
" alt=""/>Inter gạ MU trao đổi Eriksen lấy Van de BeekTIN BÀI KHÁC:
Mỹ họp khẩn với đồng minh về cái chết của Kim Jong-il“Sự leo thang căng thẳng khởi phát trước tiên từ Ukraine. Tuy nhiên, tình hình bất ổn hiện không chỉ ở đó. Trung Đông đang bốc cháy với Iran cận kề và xa hơn nữa ở khu vực Thái Bình Dương”, ông Lukashenko nói, đồng thời nhận định thế giới “đang tiến gần tới thảm họa hạt nhân hơn bao giờ hết”.
Nhà lãnh đạo Belarus khẳng định cả Minsk và Moscow đều mong muốn hòa bình, nhưng cũng cần vũ khí hạt nhân làm công cụ răn đe. Ông cho biết Belarus cũng sở hữu các máy bay có khả năng mang vũ khí nguyên tử, các phi công được đào tạo tốt và các tên lửa đạn đạo có thể trang bị đầu đạn hạt nhân Iskander.
“Chúng tôi không muốn dấn thân vào một cuộc xung đột, không muốn Ukraine trở thành bàn đạp để tấn công. Chúng tôi đã nói họ (phương Tây) hãy bình tĩnh vì chúng tôi có mọi thứ cần thiết”, ông Lukashenko nhấn mạnh.
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cũng cho hay, quyết định gần đây của Moscow về việc tổ chức các cuộc tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật một phần vì lập trường ngày càng leo thang của một số quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, ông Ryabkov lưu ý, Nga hiện vẫn giữ nguyên học thuyết răn đe hạt nhân, vốn chỉ cho phép sử dụng những loại vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt như vậy khi sự tồn tại của quốc gia bị đe dọa.
Đài RT dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho biết thêm, Moscow đang tiếp tục xem xét liệu học thuyết ở dạng thức hiện tại có đủ để bảo đảm an ninh của đất nước hay không. Quan chức này nói: “Chúng tôi cảnh báo các đối thủ rằng, hành động leo thang của họ đương nhiên buộc chúng tôi phải thực hiện các bước nhằm tăng cường những biện pháp răn đe một cách hiệu quả”.