Bài 1: Đà Nẵng có gì khi 3 năm liên tiếp dẫn đầu các địa phương về chuyển đổi số?
Bài 2: Đồng bộ hạ tầng số giúp Quảng Ninh vượt lên trong xếp hạng chuyển đổi số
" alt=""/>Quyết tâm của lãnh đạo tạo nên thành công của chuyển đổi số ở Cần ThơTrao đổi tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhận định, sau nhiều thập niên tăng trưởng nhanh, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu; mô hình kinh tế dựa trên lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên mất dần lợi thế cạnh tranh; nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình và già hóa dân số.
“Những thách thức đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm những mô hình, động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam đã chủ động tiếp cận cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ số”,Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho hay, bên cạnh chủ trương về thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới nền kinh tế số, việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội là định hướng xuyên suốt mà Việt Nam theo đuổi.
Khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp phải tăng cường tuân thủ cam kết về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh mà Việt Nam đã ký kết như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)... Đây là sức ép và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp để được thị trường chấp nhận.
Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 10/2021 nêu rõ quan điểm“tăng trưởng xanh định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xanh”.
Yêu cầu về chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình sang tăng trưởng xanh là một thách thức rất lớn cho Việt Nam và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
“Trên thế giới, các chuyên gia đang đánh giá chuyển đổi số như là chất xúc tác, là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng theo các mô hình xanh, bền vững. Gần đây, khái niệm “Chuyển đổi kép” tức là chuyển đổi số để chuyển đổi xanh đã được Liên minh châu Âu đề cập và là một xu hướng quan trọng”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin.
Tại diễn đàn, các chuyên gia đã chia sẻ góc nhìn về những vấn đề đặt ra trong tiến trình chuyển đổi số từ khía cạnh các ngành sản xuất, tài chính - ngân hàng và thương mại điện tử, cũng như cơ hội tăng cường hợp tác giữa 2 khu vực công - tư .
Bàn về mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với Nhà nước trong hành trình chuyển đổi số, ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho rằng, mỗi quốc gia và thị trường đều có cách thức và lộ trình riêng, Việt Nam được đánh giá rất cao là một trong những điểm đến đầu tư năng động và hấp dẫn nhất trên thế giới nhờ nền kinh tế số đang phát triển nhanh và chiến lược tập trung vào chuyển đổi số trên toàn quốc.
Đồng quan điểm, ông Pavel Poskakukhin, Chủ tịch Tiểu Ban Kỹ thuật số, EuroCham nhận định: Tốc độ và tính nhất quán của những cải tiến làm EuroCham yên tâm rằng các cơ quan chức năng của Việt Nam đang đồng hành để đảm bảo quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tiếp tục tăng tốc và được áp dụng thành công trong các lĩnh vực khác nhau.
Bài học kinh nghiệm của EuroCham ở EU là hài hòa tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu khi đã thử nghiệm và chứng minh kỹ lưỡng để giảm thiểu ảnh hưởng không tích cực, xây dựng lòng tin của công chúng và doanh nghiệp.
Nhận định quan hệ đối tác chặt chẽ là rất quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số, đại diện EuroCham đánh giá cao việc Bộ TT&TT thành lập Tổ tư vấn để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới.
“Với tư cách là Tiểu ban Kỹ thuật số của EuroCham, chúng tôi sẵn sàng làm việc với các bên liên quan của Việt Nam trong lĩnh vực này để tìm sự đồng thuận và đảm bảo các doanh nghiệp Việt có thể thành công tại thị trường châu Âu và ngược lại bằng cách tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng cao và các thông lệ tốt nhất”, ông Pavel Poskakukhin nói.
Tính đến ngày 24/ 4, ít nhất 5 người đã tử vong và 257 người phải nhập viện sau khi dùng các sản phẩm chứa men gạo đỏ của Kobayashi được quảng cáo giúp giảm mức cholesterol.
Mặc dù chưa xác định được chính xác hợp chất gây ra các vấn đề sức khỏe, hãng dược Kobayashi đã quyết định bắt đầu một chương trình bồi hoàn. Dự kiến, cuộc điều tra liên quan tới thực phẩm chức năng này còn kéo dài.
Trước đó, Kobayashi bị chỉ trích vì trì hoãn tới 2 tháng mới tiết lộ khả năng có mối liên hệ giữa thực phẩm chức năng của hãng với các bất ổn sức khỏe. Hãng dược của Nhật đã nhận được báo cáo của bác sĩ về trường hợp mắc bệnh thận sau khi dùng thực phẩm chức năng từ giữa tháng 1.
Nếu thông tin được công bố sớm hơn, có thể một số trường hợp không bị bệnh nặng tới vậy. Người cha của một bệnh nhân 32 tuổi nói: “Giá như họ tiết lộ thông tin sớm hơn thì bệnh thận của con tôi có lẽ đã không nghiêm trọng đến thế. Thậm chí đến bây giờ, chúng tôi không có thông tin gì về nguyên nhân cũng như cách điều trị”.