Thời gian tập luyện của nữ sinh này duy nhất chỉ trong 2 tiết thể dục mỗi tuần trên lớp. Bác sĩ đã tư vấn cho phụ huynh học sinh cắt bớt học thêm thay vào đó cho trẻ đi tập luyện, vân động thể chất để giảm cân và điều chỉnh lượng đường huyết trong máu. Sau 4 tuần bé cắt giảm học thêm 1 nửa, thay vào đó hai mẹ con của nữ sinh chạy bộ và uống thuốc đã giúp đường huyết xuống ngưỡng gần 7mmol/l.
"Việc giảm cân cho trẻ và điều trị đái tháo đường cần phải có sự đồng hành của cha mẹ trong đó có việc cân bằng thời gian học và luyện tập" - bác sĩ Cường chia sẻ.
Thực tế rất đáng báo động hiện nay, học sinh đi học quá nhiều, học ở lớp, học thêm, làm bài tập về nhà. Trẻ không có thời gian để dành cho các hoạt động thể dục thể thao.
Bác sĩ Cường cho rằng học sinh béo phì dẫn tới nhiều hệ quả sức khỏe cho trẻ trong tương lai đặc biệt là nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như bệnh đái tháo đường, tim mạch, bệnh ung thư. Vì vậy, phòng ngừa béo phì ở trẻ em rất quan trọng.
Đối với gia đình, cha mẹ nên có kế hoạch sinh hoạt, ăn uống cho con hợp lý, trẻ thừa cân cần được giảm cân càng sớm càng tốt. Trẻ cần được tập luyện vận động hàng ngày. Trẻ có thể tham gia các môn vận động đối kháng như cầu lông, bóng đá, bóng bàn, bóng rổ hoặc đạp xe, đi bộ, chạy bộ…
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh như tivi, điện thoại, máy tính, ipad cũng là biện pháp giảm nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ.
Với nhà trường, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc tuyên truyền cho học sinh về nguy cơ sức khỏe từ thừa cân béo phì vô cùng quan trọng. Bác sĩ Cường cho biết các cơ sở giáo dục nên mở rộng các buổi tuyên truyền cho học sinh về dinh dưỡng phù hợp, tập luyện.
Các trường học nên tăng cường truyền thông sức khỏe học đường qua đó, học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn.
Bốn học sinh được bảo hiểm y tế chi trả hàng tỷ đồngSố tiền bảo hiểm y tế mà các học sinh này được chi trả lên tới hơn 1 tỷ đồng." alt=""/>Báo động học sinh béo phì học nhiều, thiếu vận độngNgày nay đối với các công trình cầu, công tác quan trắc với độ tin cậy cao có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh các chỉ tiêu chính là kiểm soát quá trình thi công cũng như phát hiện các hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong quá trình khai thác, quan trắc cầu cũng cung cấp các số liệu định lượng cho công trình cầu, các số liệu có thể được sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu, cải tiến phương pháp xây dựng, thiết kế công trình. Trong quá trình khai thác, các số liệu quan trắc được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của hư hỏng, xuống cấp, đánh giá năng lực của kết cấu, khả năng ứng xử trong các sự cố hoặc ứng xử bất thường của kết cấu, xây dựng phương án duy tu, sửa chữa, bảo đảm hoạt động bình thường và hoạt động của công trình.
Hiện nay, các hoạt động quan trắc khác nhau cho các nhịp cầu lớn đã được thiết lập tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Tại Việt Nam, hệ thống quan trắc được thiết kế và lắp đặt ở nhiều công trình cầu lớn như: Cầu Nhật Tân, cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý, cầu Cần Thơ, cầu Cao Lãnh, cầu Nhật Lệ 2, Cầu dây văng - nút giao thông Ngã Ba Quế …
Các công trình cầu nhịp lớn, kể cả các cầu dây văng, dây treo hay cầu vòm được coi là các công trình bán vĩnh cửu, tuy vậy theo thời gian, năng lực kết cấu của công trình sẽ giảm dần do nhiều nguyên nhân khác nhau như phong hóa, rỉ, nứt, cấu kiện liên kết thoái hóa, mỏi và các biến dạng. Bên cạnh đó, trong các trường hợp đặc biệt bất thường như bão, lũ, tai nạn, ứng xử làm việc giới hạn của kết cấu công trình bị thử thách trong những điều kiện khắc nhiệt nhất. Khi đó hệ thống quan trắc được trang bị và làm việc trong mọi điều kiện sẽ cho phép thu thập các số liệu ứng xử của kết cấu và hỗ trợ đánh giá một cách chính xác năng lực làm việc thực tế của kết cấu công trình là rất quan trọng.
Ngoài ra công việc đo đạc, đánh giá sức khỏe cầu có thể thực hiện thông qua việc kiểm tra đánh giá định kỳ. Tuy nhiên việc này đòi hỏi huy động nhân lực lớn, tốn thời gian và đôi khi còn đòi hỏicả việc ngừng lưu thông phương tiện trên cầu đề thực hiện xếp tải, đo đạc, chưa kể bản chất nguy hiểm của công việc này đối với nhân lực tham gia. Thêm vào đó việc kiểm tra, đánh giá định kỳ có thể ghi nhận được các hiện tượng nhất thời tại thời điểm diễn ra việc kiểm định, công việc này không thể bao quát được toàn bộ quá trình vận hành của cầu dưới dưới nhiều điều kiện khác nhau. Mặt khác một số hiện tượng nguy hiểm, chỉ xảy ra dưới một số tổ hợp điều kiện thực tế nhất định ví dụ như hiện tượng dao động của dây cáp treo do gió và mưa kết hợp, những điều kiện đó không thể được tạo ra do con người để phục vụ công việc kiểm định.
Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quan trắc tự động, cùng một lúc quan trắc được nhiều thông số và vận hành liên tục theo thời gian có thể thu thập, tích lũy được các dữ liệu quan trọng. Nhờ đó việc quan trắc, đánh giá khả năng làm việc của cầu có thể được toàn diện cũng như có thể sớm nhận ra những bất thường trong kết cấu để có biện pháp phù hợp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc. Đơn vị kiểm tra đánh giá cầu định kỳ nhờ đó mà có nguồn dữ liệu để tham khảo, bổ sung cho các kết quả đánh giá của mình.
Và với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt sự xuất hiện của drone hay AI, hiện nay công tác quan trắc các hạ tầng giao thông như cầu đường có thể được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Theo ông Phạm Phú Thịnh, Phó Giám đốc MAJ Corp - một trong 3 nhà sản xuất thiết bị bay không người lái (UAV) được Bộ Quốc phòng cấp phép tại Việt Nam - sự xuống cấp, nứt, vỡ có thể xảy ra trong suốt quá trình thi công cũng như sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng một công trình giao thông. Chính vì thế, để có một hệ thống giao thông an toàn nói chung và hệ thống cầu đường nói riêng, việc giám sát liên tục sự rung động, chuyển động và thay đổi cấu trúc cầu thường xuyên giúp xác định được nguy hiểm tiềm tàng.
Mặt khác khi công trình trải qua thời gian sử dụng dài, việc bảo trì cũng rất quan trọng để đảm bảo cho công trình hoạt động ổn định. Vì thế, hệ thống quan trắc (monitoring) giám sát được lắp đặt ngay từ ban đầu tại các hạ tầng giao thông, đặc biệt là tại các cầu, không những giữ được độ an toàn mà còn tối ưu chi phí cho chu kỳ bảo trì hằng năm.
Ông Phạm Phú Thịnh cho biết, việc triển khai hệ thống quan trắc này hoàn toàn không khó khăn với trình độ của các kỹ sư Việt Nam hiện nay. Đồng thời, Việt Nam đã tự nghiên cứu và phát triển từ phần mềm đến phần cứng và hoàn toàn làm chủ được công nghệ này.
Bên cạnh đó, hệ thống quan trắc không chỉ dừng lại ở giám sát tĩnh tại một vị trí cố định mà còn có thể ứng dụng thiết bị bay không người lái vào hệ thống quan trắc giám sát cơ sở hạ tầng giao thông.
Với những tính năng như zoom quang học, mạng viễn thông 4G/5G, RTK (đo động thời gian thực)... hoàn toàn có thể khảo sát những công trình vượt sông như các cây cầu một cách chính xác, dễ dàng.
Phó Giám đốc MAJ chia sẻ, với việc đưa công nghệ vào hệ thống quan trắc cụ thể là thiết bị bay không người lái cùng với hệ thống xử lý dữ liệu bằng AI, sẽ khiến việc kiểm tra chất lượng công trình giao thông diễn ra một cách thường xuyên hơn, giữ sự an toàn cho việc di chuyển của người dân, giảm thiểu nhân công, máy móc khảo sát.
Thay vì phải dùng sức người thì thiết bị bay có thể khảo sát chất lượng từng vị trí từ mặt đường, dầm cầu, cột trụ và thậm chí là phía bên dưới gầm cầu. AI sẽ nhận diện và chẩn đoán sai hỏng vật lý như: Rỉ sét, nứt vỡ, thấm nước… để phát hiện sớm nhất những rủi ro, bảo đảm an toàn cho việc di chuyển của người dân.
Theo đó, giải pháp được MAJ đưa ra đó là sử dụng thiết bị bay không người lái được trang bị camera zoom, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), bay cách vị trí cần khảo sát 10 -15m để đảm bảo an toàn cho việc di chuyển của người dân, sau đó sẽ di chuyển đến vị trí cần khảo sát. Hình ảnh trên camera của máy bay sẽ được truyền trực tiếp về tay cầm điều khiển và được lưu trữ với độ phân giải cao.
Chẳng hạn đối với một cây cầu, giải pháp này sẽ giúp: Khảo sát chất lượng của xà cầu: Tình trạng rỉ sét, xuống cấp...; Khảo sát chất lượng của cột đèn: Độ chắc chắn, kết cấu của cột...; Khảo sát chất lượng mặt đường: Độ nứt vỡ, lún của mặt đường...; Khảo sát chất lượng thanh chắn cầu.
Đối với việc khảo sát chất lượng gầm cầu, cột trụ cầu sẽ cần chủng loại máy móc chuyên dụng phù hợp với từng địa hình để có thể quan sát được chi tiết hơn.
Sau khi phát hiện các sự cố công trình, chẳng hạn như xuất hiện vết nứt, hệ thống AI sẽ chẩn đoán kích thước và mức độ nguy hiểm dựa trên những dữ liệu có sẵn để cảnh báo cho đơn vị khảo sát.
Với công nghệ LiDAR được trang bị, giải pháp này còn trở nên hiệu quả bằng cách thu thập dữ liệu 3D có độ phân giải cao về kết cấu cầu từ khoảng cách an toàn.
Được gắn trên máy bay không người lái hoặc phương tiện trên mặt đất, cảm biến LiDAR phát ra các xung laser bật ra khỏi bề mặt cầu và quay trở lại cảm biến.
Bằng cách đo thời gian để các xung laser này quay trở lại và tính toán khoảng cách di chuyển của chúng dựa trên tốc độ ánh sáng, LiDAR tạo ra dữ liệu đám mây điểm chính xác thể hiện từng chi tiết của cấu trúc cầu.
Không làm gián đoạn luồng giao thông, các kỹ sư có thể tiến hành phân tích thời gian thực dựa trên dữ liệu này để xác định bất kỳ dấu hiệu xuống cấp nào, chẳng hạn như vết nứt hoặc biến dạng, từ đó lên kế hoạch bảo trì hoặc sửa chữa cần thiết cho phù hợp.
" alt=""/>Tại sao không ứng dụng drone và AI vào quan trắc cảnh báo sự cố cầu Việt Nam?Chia sẻ với VietNamNet, Trúc cho hay, khi biết mình là thủ khoa của kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024, em rất vui và bất ngờ. Ban đầu, em chỉ muốn có kết quả kỳ thi để xét tuyển vào các trường đại học, không hy vọng trở thành thí sinh có điểm số cao nhất.
Ngọc cũng bất ngờ: “Em chỉ nghĩ đi thi để tăng cơ hội trong xét tuyển vào đại học, không ngờ đạt được kết quả trên mong đợi”.
Để có được kết quả thi Đánh giá năng lực tốt, Ngọc cho hay, em chủ yếu tự học. Em cũng nghiên cứu đề tham khảo để hiểu và biết cách hỏi của đề và những nội dung kiến thức cần ôn tập. “Khi đọc đề tham khảo, em biết phần định tính sẽ hỏi về những nội dung nào, chủ đề gì. Em đào sâu kiến thức về những phần đó nếu chưa rõ”.
Ngọc kể, cách ôn thi Đánh giá năng lực của em cũng có một chút khác biệt so với ôn thi tốt nghiệp THPT. Theo em, cách hỏi của kỳ thi này khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT, nội dung rộng hơn.
"Em thấy việc ôn thi Đánh giá năng lực vất vả hơn. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT, nếu xác định theo khối nào, em chỉ tập trung vào những môn thuộc tổ hợp đó - và thường đã nắm vững kiến thức. Còn thi Đánh giá năng lực, em phải ôn nhiều môn hơn, trong đó có những môn em học không tốt. Như cá nhân em vốn theo khối B, nhưng để thi Đánh giá năng lực, em phải học và ôn thêm kiến thức các môn Văn, Lịch sử, Địa lý trong cả 3 năm cấp THPT”, Ngọc kể.
Mai Trúc cũng dành thời gian để ôn tập những phần kiến thức em chưa nắm chắc, và theo em, điều quan trọng là luyện theo đề thi tham khảo đã được công bố.
Song, cách ôn của Trúc dành cho kỳ thi Đánh giá năng lực không khác nhiều so với việc ôn thi tốt nghiệp THPT.
“Em ôn chung, tức vừa ôn thi tốt nghiệp THPT vừa ôn thi Đánh giá năng lực. Em cứ học kỹ kiến thức theo tiến trình ở trên lớp. Đến lúc gần thi, em tìm nhiều đề để luyện”, Trúc nói. Tuy vậy, Trúc cũng cảm thấy việc ôn thi Đánh giá năng lực vất vả hơn.
Cả hai đều cho rằng, với kỳ thi tốt nghiệp THPT, ở mỗi môn, kiến thức sẽ yêu cầu sâu hơn, lượng kiến thức về môn đó khó hơn và thường phải học theo từng dạng bài nhất định. Nhưng ở kỳ thi Đánh giá năng lực, kiến thức các môn và câu hỏi có phần “lạ”, tức đòi hỏi tư duy nhiều hơn mới có thể liên kết các kiến thức với nhau để xử lý đề.
Theo hai nữ sinh, những câu khó nhất của đề thi tốt nghiệp THPT khó hơn trong đề thi Đánh giá năng lực. Vì vậy, 2 nữ thủ khoa cho rằng khó đánh giá nên đầu tư cho kỳ thi nào hơn để được xét tuyển đại học và có lẽ không có kỳ thi nào ưu việt hơn hẳn.
“Việc lựa chọn kỳ thi để đầu tư còn tùy thuộc bạn phù hợp với cách thi nào hơn và mong muốn theo học trường nào nữa”, Ngọc nói.
Cá nhân Ngọc đầu tư cho cả hai. “Với kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả cho em nhiều cơ hội hơn khi xét tuyển vào hầu hết các trường đại học. Nhưng việc tham gia thêm kỳ thi Đánh giá năng lực cũng giúp em yên tâm hơn”, Ngọc nói.
Trúc chia sẻ: “Nếu phân bổ thời gian tốt thì bạn hoàn toàn có được kết quả tốt ở cả hai kỳ thi. Có thể đăng ký tham gia những đợt thi Đánh giá năng lực tổ chức sớm, giai đoạn sau thì tập trung hơn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT”.
Ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Trúc đạt điểm thi ấn tượng với tổng 28,2 ở tổ hợp khối D01 (Toán 9,2; Văn 9; Tiếng Anh 10) và 28,07 điểm ở tổ hợp khối D07 (Toán 9,2; Hóa học 9,5; Tiếng Anh 10).
Ngọc cũng đạt 28,15 điểm ở tổ hợp D07 (Toán 9; Hóa học 9,75; Tiếng Anh 9,4) và 27,25 điểm khối B (Toán 9; Hóa học 9,75; Sinh học 8,5).
Chia sẻ về bí quyết học tập để có kết quả tốt ở nhiều kỳ thi, cả hai nữ sinh đều đề cao việc tập trung học trên lớp và tự học là chủ yếu. Trúc luôn cố gắng hoàn thành các bài tập thầy cô giao và tự tìm hiểu thêm các bài tập trên mạng. Em cũng luôn cố gắng phân bổ thời gian trong ngày một cách khoa học để có thể học được nhiều kiến thức nhất.
Khi tự học ở nhà, ngoài giải quyết bài tập trên lớp, mỗi ngày Trúc dành thời gian bổ sung kiến thức cho một môn và cứ thế luân phiên cho tất cả các môn học.
Ngọc chia sẻ: “Tập trung nghe thầy cô giảng trên lớp là điều rất quan trọng. Nhưng để khiến bản thân có những khác biệt với các bạn, em chủ yếu dành thời gian cho việc tự học. Khi đó, em nhận ra và hiểu rõ nhất mình đang yếu phần nào và cần bổ sung kiến thức gì, rồi tìm tài liệu và những dạng bài tập liên quan để luyện thêm. Em cũng cố gắng làm nhiều đề và đọc tài liệu nhiều nhất có thể để luyện cách tư duy”, Ngọc chia sẻ.
Mới đây, với kết quả thủ khoa của kỳ thi Đánh giá năng lực, Mai Trúc và Thanh Ngọc cũng được Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội tặng phần thưởng 5 triệu đồng.
Hiện, Trúc đã đăng ký và trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi Đánh giá năng lực vào ngành Kinh doanh quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương.
Còn Ngọc, với ước mơ trở thành bác sĩ, em dùng tổ hợp khối B với tổng điểm 27,25 cùng chứng chỉ IELTS 7.5 để đăng ký xét và trúng tuyển vào ngành Y khoa của Trường ĐH Y Hà Nội.