Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu lãnh đạo các cơ sở, đơn vị trường học thẳng thắn rút kinh nghiệm về một số hạn chế, tồn tại như còn để xảy ra hoạt động giáo dục không phép, không tuân thủ quy định chuyên môn...
Công tác đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với phụ huynh và giáo viên, nhân viên tại một số đơn vị chưa đạt được sự đồng thuận, cầu thị, không thực hiện đầy đủ các quy định về công khai.
Một số đơn vị chưa cập nhật các văn bản chỉ đạo mới, xử lý không đúng quy định, chưa kịp thời nắm bắt diễn biến tâm sinh lý của học sinh dẫn đến một số trường hợp đáng tiếc.
Cơ sở bán trú nguồn sáng ở Quận 12 vừa bị đình chỉ hoạt động |
Ông Lê Hồng Sơn yêu cầu các phòng GD-ĐT đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động các cơ sở giáo dục trên địa bàn, nhất là các trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống, cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ.
Xử phạt nghiêm theo quy định và kiên quyết ngưng hoạt động nếu không đảm bảo điều kiện an toàn, chưa được cấp phép hoặc tổ chức hoạt động không đúng quy định. Tuyệt đối không được dạy thêm ở các cơ sở giữ trẻ ngoài giờ.
Các cán bộ quản lý phải tuyệt đối gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ; nghiên cứu kĩ, đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản quy pháp pháp luật, chỉ đạo, điều hành của Trung ương, Thành phố và các cơ quan quản lí; thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ và xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, tích cực; xây dựng và nâng cao văn hóa ứng xử khi tham gia mạng xã hội.
Tiếp tục cảnh giác, thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; thường xuyên rà soát các phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Phối hợp tốt với chính quyền và công an địa phương giữ gìn an ninh trật tự xung quanh trường.
Đặc biệt, phối hợp tốt với Ban Đại diện Cha mẹ học sinh giám sát quá trình chế biến, tiếp phẩm, giá thành bữa ăn và cơ sở cung cấp suất ăn.
Giám đốc Sở GD-ĐT TP. HCM cũng yêu cầu các đơn vị triển khai Luật Giáo dục 2019 và các văn bản quy phạm, văn bản chỉ đạo, điều hành mới của ngành; khẩn trương thành lập Hội đồng trường theo quy định; thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế chi tiêu nội bộ, các quy định về đạo đức nhà giáo, quy tắc ứng xử trường học.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình thanh toán học phí không sử dụng tiền mặt, thực hiện nghiêm các quy định về thu – chi một cách công khai, minh bạch trên cơ sở đồng thuận.
Rà soát, đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tài chính, đấu thầu, quản lí và sử dụng tài sản công...
Lê Huyền
Cơ sở bán trú Anh ngữ Nguồn Sáng (phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM) vừa bị đình chỉ hoạt động.
" alt=""/>Cơ sở giữ trẻ ngoài giờ tuyệt đối không được dạy thêmTIN BÀI KHÁC
Thắc mắc việc phân chia làn đường" alt=""/>Tốt nghiệp ĐH xong muốn đi nghĩa vụ quân sự có được không?Sinh viên đã nộp bài thi cuối kỳ 2 môn học trên hôm 21-12.
Một sinh viên cho biết, giảng viên mới có đưa mẫu bài tập cuối kỳ để tham khảo, nhưng bài mẫu lại không giống cách thầy Khanh dạy. Do không học buổi nào với giảng viên mới nên sinh viên vẫn làm theo cách cũ. Vì vậy, họ lo lắng không biết bài sẽ được chấm thế nào.
Ông Nguyễn Công Khanh - người được Trường ĐH Văn Lang tuyển dụng với chức danh "trợ giảng 2" bắt đầu làm việc từ ngày 22/9, nhưng đến ngày 11/11, giảng viên này nộp đơn xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Công Khanh cho biết, trong đơn nghỉ việc ghi rõ thời gian nghỉ là ngày 30/11, sau khi đã kết thúc thời gian dạy 2 môn học. Tuy nhiên, khi môn học sắp kết thúc thì trường không liên lạc với ông rồi chủ động đưa hai giảng viên khác dạy thay dù ông không vi phạm quy định nào về hoạt động giảng dạy của nhà trường, cũng không có ý định ngừng dạy nửa chừng. Theo ông Khanh, ông đang giữ điểm giữa kỳ của sinh viên, bài làm nhóm cuối kỳ của các em sinh viên do ông ra đề nhưng không được chấm bài.
"Cả điểm giữa kỳ và cuối kỳ tôi không được nhúng tay vô. Vậy có công bằng cho tôi và sinh viên hay không khi một người dạy 80% số tiết bị cấm dạy, chấm bài và người chấm điểm chỉ dạy 20%" - ông Khanh nói.
Trước đó, lãnh đạo nhà trường và ban chủ nhiệm Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông, Trường ĐH Văn Lang đã hai lần tổ chức đối thoại với sinh viên khóa 24 để thông tin về việc thay đổi giảng viên đang phụ trách hai môn học.
Trước lần đối thoại đó, gần 500 sinh viên khóa 24 đều phản ứng, bức xúc với việc nhiều lớp chỉ còn học 1-2 buổi và đang làm bài thi cuối kỳ nhưng trường lại thay đổi giảng viên. Một số môn học giảng viên thỉnh giảng dạy 1-2 buổi rồi đổi giảng viên khác khiến sinh viên ngỡ ngàng.
Theo nld.com.vn
" alt=""/>Gần 500 sinh viên bức xúc vì trường chấm lại bài thi