Đúng như tên của chủ đề, chủ thể chính được trưng bày trong Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng năm nay sẽ là Hoa và Lộc.
Lộc - với hiện thân là lúa, được xem như hạt ngọc của trời, gắn liền với cuộc sống của người Việt, tượng trưng cho sự no ấm, đủ đầy. Mùa xuân cũng thường là mùa gặt, đưa lúa về nhà cũng là rước lộc đầu xuân. Trên ý tưởng đó, cổng chính Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng năm nay được cách điệu từ những bông lúa khổng lồ, trĩu hạt. Nối tiếp ngay sau đó là cánh đồng lúa chín vàng, cùng với xe bò, ụ rơm… tái hiện quang cảnh nhộn nhịp của làng quê trong mùa thu hoạch.
Phối cảnh cổng chính mô phỏng những bông lúa khổng lồ, trĩu hạt của Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Canh Tý 2020. |
Hoa - biểu tượng của mùa xuân, sẽ là chủ thể chính trên Đường xuân của Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Canh Tý 2020. Năm cánh đồng hoa, gồm hoa cúc, hoa hướng dương, hoa dừa cạn, hoa sao nhái và hoa nữ hoàng được bố trí trải dài dọc theo cung đường Hồ Bán Nguyệt sẽ mang lại sắc xuân, sự rực rỡ của hội hoa năm nay.
Phối cảnh linh vật Chuột Tài Lộc cao 5,4 m của Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Canh Tý 2020. |
Bên cạnh chủ đề trưng bày Rước Lộc Đồng Hoa, linh vật biểu tượng của năm Canh Tý cũng sẽ xuất hiện tại Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng 2020 với nhiều hình ảnh thú vị như: chú chuột tài lộc cao 5,4 mét, chuột thầy bói, chuột hoạt hình, gia đình chuột …
Phối cảnh cánh đồng hoa cúc tại Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Canh Tý 2020. |
Trong những năm gần đây, Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng được xem là một trong những hội hoa xuân trọng điểm của TP.HCM với lượt khách tham quan hàng năm khoảng 1,5 triệu lượt người. Sau những thành công từ các chủ đề “Hoa đồng cỏ nội” trong những năm vừa qua như Mùa gặt, Về làng, Sông nước tình xuân, Hoa và Cuộc sống … người dân thành phố có thể chờ đón một Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Canh Tý 2020, chủ đề Rước Lộc Đồng Hoa với những bản sắc rất riêng.
Phối cảnh cánh đồng hoa hướng dương tại Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Canh Tý 2020. |
Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng Tết Canh Tý 2020 mở cửa đón khách từ 23 - 29 tháng Chạp, đêm khai mạc diễn ra vào 24 tháng Chạp, các hạng mục trưng bày như Đường xuân, Vườn xuân, Bến xuân sẽ kéo dài đến hết ngày mùng 5 Tết.
Tuyết Nhung
" alt=""/>Chủ đề Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng 2020: Rước Lộc Đồng HoaĐúng như tên gọi, chợ chỉ bán mặt hàng chủ yếu là lá dong. Ngoài ra chợ còn có thêm lá chuối và khuôn gói bánh chưng.
Chúng tôi ghé vào một điểm bán lá trước UBND Phường 7. Hàng được để trên lề, sát đường gồm nhiều bó lá dong còn rất tươi và dây cột. Phía sau, cách đó không xa nhiều bó lá được bọc bằng những bao tải dựng sát tường rào một cửa hàng. Người bán là một phụ nữ chừng trên 30 tuổi.
Chị cho biết, hôm nay là ngày đầu tiên của năm thứ 2 chị bán ở đây. Nguồn lá chị lấy từ Gia Kiệm (Đồng Nai).
Chợ được bán ngay trước cổng UBND Phường 7, quận Tân Bình. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Ở một điểm khác, người bán hàng cho biết, năm nào cũng vậy chị từ Gia Kiệm xuống đây bán lá. Lá được chị gom từ các vườn, các rẫy rồi phân loại, bó thành từng bó. Khi được đầy một xe, chị chở về Sài Gòn giao cho các mối chuyên gói bánh chưng. Số còn thừa, chị đem về chợ lá để bán cho khách mua lẻ.
Chị bắt đầu vào nghề từ năm 13 tuổi, đến nay đã được gần 20 năm. 'Nghề bán lá dong cũng lắm vui buồn. Có năm không đủ lá bán nhưng có năm, đến trưa ngày 30 Tết, lá vẫn còn hàng đống, phải thuê xe chở đi đổ', chị kể.
Khách hàng dừng chân mua lá dong về gói bánh. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Những chị lớn tuổi ở đây cho biết, chợ lá đã tồn tại từ hơn 50 năm nay. Thuở ấy, những người gốc Bắc ở vùng Hố Nai, Gia Kiệm, Túc Trưng (Đồng Nai) chuyên sống về nghề nông mang lá dong từ Bắc vào trồng để Tết đến có lá gói bánh chưng. Trồng nhiều thừa lá, họ mang về khu vực ngã ba Ông Tạ, cũng là nơi có nhiều bà con người Bắc để bán.
Ban đầu, chợ có vài người bán, dần dần lượng người bán lên đến vài chục. Nơi đây biến thành 1 chợ lá lúc nào không hay.
Lá dong, lá chuối, lạt buộc, khuôn bánh chưng ... Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Càng gần Tết, chợ lá càng đông càng nhộn nhịp. Từ những chiếc lá này, cái Tết của người Việt không thể thiếu chiếc bánh chưng bởi ông bà đã cho chúng ta câu đối:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh.
'Nêu và pháo có thể thiếu nhưng dứt khoát phải có bánh chưng. Mà bánh chưng gói bằng lá dong chợ lá thì ngon ... 'hết xẩy', phải không anh?', một chị bán hàng nói vui với chúng tôi.
Chợ họp ngay trong khuôn viên bệnh viện. Khách hàng gồm những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Họ đi chợ không cần tiền bởi nơi đây là chợ 0 đồng.
" alt=""/>Khu chợ mỗi năm chỉ họp một lần ở Sài GònTết nghĩa là đoàn viên nhưng với tôi, điều đó quá xa vời. Tôi năm nay 50 tuổi, làm giáo viên dạy cấp 2, sống một mình ở Hà Nội. Cậu con trai độc nhất của tôi lập gia đình, chuyển vào Cần Thơ sinh sống 3 năm nay.
Chia sẻ về hoàn cảnh riêng, thời trẻ tôi vướng vào mối tình với người đàn ông có vợ, chẳng may có bầu. Thời điểm đó, tôi đang là sinh viên năm 2.
Vượt qua định kiến xã hội và áp lực từ bố mẹ, tôi bỏ học giữ đứa bé, tự lực cánh sinh nuôi con. Suốt từ khi ra đời, con không biết mặt bố.
Sau này con lớn, nhờ người bạn thân giúp đỡ, tôi quay lại giảng đường, ra trường với tấm bằng sư phạm.
Cuộc sống hai mẹ con tằn tiện, thiếu thốn trăm bề nhưng khá hạnh phúc. Tôi chưa bao giờ có ý định đi bước nữa, vì muốn dành toàn bộ tình cảm cho con trai.
Không phụ sự kỳ vọng của mẹ, con trai tôi ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ và thi đỗ vào trường đại học Y. Tốt nghiệp, con được bệnh viện lớn nhận vào làm.
Trong một lần đi công tác, con gặp cô bác sĩ sản khoa người Cần Thơ. Hai đứa nên duyên vợ chồng.
Nhà gái thuộc hàng danh giá, bố mẹ có quyền chức. Khi bàn kế hoạch tổ chức cưới, họ yêu cầu bố chú rể phải có mặt, ra mắt họ hàng.
Tất nhiên điều này tôi không thể đáp ứng. Suốt 30 năm qua chúng tôi chưa hề gặp lại, dù sống cùng quận, cùng thành phố.
Năm đó, ông ta lừa dối, nói rằng đã ly hôn vợ để chiếm đoạt sự trong trắng của tôi. Đến lúc biết tôi có bầu thì phủi tay, bắt tôi phá thai. Biết tôi kiên quyết giữ, ông ấy mặc tôi cực khổ nuôi con.
Ngày con trai học đại học, người đó lại nhờ họ hàng qua đánh tiếng, có ý quay lại nhận con nhưng tôi càng cự tuyệt.
Tôi vất vả một mình nuôi con bao nhiêu năm, đến lúc công thành danhh toại thì ông ta muốn nhận. Với hành xử như vậy, dù có nhân hậu bao nhiêu, tôi cũng không thể tha thứ.
Nhà gái nghe tôi từ chối, họ thẳng thắn bày tỏ, nếu không có đủ mặt bố mẹ chú rể, họ sẽ không đồng ý cho cưới.
Con trai tôi vì quá yêu vợ, cố gắng thuyết phục tôi đồng ý. Thấy tôi cương quyết, con tự ý tìm gặp bố đẻ, mời bố đẻ đến lễ ăn hỏi.
Tôi rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, bối rối. Tuy nhiên, vì hạnh phúc của con, tôi đành chấp nhận cho ông ta xuất hiện trong ngày trọng đại của con.
Tôi giao hẹn với con trai, mọi việc chỉ dừng lại ở đám cưới, sau đó con không được gặp gỡ bố đẻ nữa.
Nào ngờ, sau đó, con trai và con dâu vẫn tiếp tục thăm nom, chăm sóc ông ta. Trong lúc nóng giận, tôi đến gặp người cũ, xỉ vả bằng lời lẽ kích động. Con dâu cũng bị tôi hành hạ đủ điều vì lén lút thăm bố chồng.
Đến lúc mâu thuẫn mẹ con căng thẳng, con trai trách tôi hồ đồ, ích kỷ, cùng vợ con quay vào Cần Thơ sinh sống. Cháu nói, dù bố đẻ có tệ bạc thế nào vẫn là máu mủ, cháu không thể sống vô tình.
Suốt từ đó đến nay đã 3 năm, cháu không về thăm mẹ một lần. Nhiều lần tôi gọi điện, hẹn vợ chồng con về ăn Tết nhưng con chỉ vâng dạ rồi cúp máy.
Những ngày đầu năm, nhìn nhà người ta con cái quây quần, ngồi ăn bữa cơm đầm ấm, tôi lại chực trào nước mắt. Hi sinh một đời cho con, đổi lại là sự cô đơn lúc tuổi xế chiều.
Giá như con hiểu được nỗi lòng tôi…
Năm ngoái, đúng mùng 1 Tết, tôi mừng tuổi mẹ chồng 500 nghìn đồng. Nào ngờ bà chê ít, lớn tiếng chì chiết...
" alt=""/>Tâm sự Tết, 3 năm con trai lấy vợ, mẹ khóc thầm thèm bữa cơm sum vầy