Bác sĩ Huệ cho biết, mất ngủ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm hoặc lo âu và ngược lại. Người mất ngủ có nguy cơ trầm cảm gấp 4 lần so với những người khác.
Nguyên nhân của mất ngủ có thể liên quan đến bệnh lý mạn tính, như bệnh tim và tiểu đường. Ngoài ra, có một số bệnh nhân mất ngủ do sử dụng thuốc hay các tác nhân khác như rượu, caffeine, theobromine, methyl xanthenes.
Đáng lo ngại là tình trạng rối loạn giấc ngủ đồng bệnh lý với rối loạn tâm thần. 35% bệnh nhân rối loạn mất ngủ có một rối loạn tâm thần và một nửa trong số đó là rối loạn cảm xúc. Theo bác sĩ Huệ, rối loạn giấc ngủ thường xảy ra cùng với các tình trạng bệnh thể chất và sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn nhận thức. Rối loạn giấc ngủ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt tỉ lệ mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh cao so với những người ở thời kỳ tiền mãn kinh.
Bệnh không được điều trị sẽ gây nhiều hệ lụy với sức khỏe thể chất và tâm thần như mệt mỏi, căng thẳng, kém tập trung, suy giảm hiệu quả làm việc, học tập...
Bác sĩ Huệ khuyến cáo nếu có biểu hiện này, người dân nên đi kiểm tra sức khỏe tâm thần ngay như: khó vào giấc, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc, thức dậy sớm và không ngủ lại được…
Để phòng mất ngủ, mọi người cần lưu ý chăm lo cho không gian phòng ngủ, giường chiếu, chăn gối luôn đảm bảo sạch sẽ, chú ý giảm các tiếng ồn trong thời gian ngủ. Bạn luôn giữ tinh thần thư thái để dễ đi vào giấc ngủ hơn, tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ…
Một biện pháp điều trị chứng mất ngủ là liệu pháp thư giãn. Theo đó, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hướng dẫn thở bằng cơ hoành, phản hồi sinh học, hình ảnh và thiền định. Bệnh nhân thực hiện bài tập hít thở sâu, sau đó là căng và thư giãn xen kẽ các nhóm cơ (ví dụ: cánh tay, cổ, lưng, chân) trên toàn cơ thể, chú ý đến cảm giác thư giãn sau quá trình tập so với cảm giác căng thẳng trước đó và thực hành kỹ thuật này một lần trong ngày, trước khi đi ngủ.
Ngày càng nhiều người đi khám sức khỏe tâm thầnTheo bác sĩ Vũ Thy Cầm, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, bệnh nhân có các biểu hiện rối loạn tâm thần ngày càng tăng." alt=""/>Mất ngủ là triệu chứng cảnh báo 1 loạt bệnh lý tâm thầnBác sĩ Hương cho biết cây dừa cạn thuộc họ trúc đào, chứa hàm lượng alkaloid cao. Từ loại cây này, người ta chiết xuất được các terpenoid indole alkaloid (TIA) có nhiều dược tính quan trọng, góp phần điều trị ung thư máu, tăng huyết áp, tiểu đường, tẩy giun, chữa sốt cao.
Cụ thể, hai loại alkaloid gồm vinblastine và vincristine (có nhiều trong cây dừa cạn hoa màu hồng tím) được sử dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị ung thư. Đó là những chất ức chế mạnh sự phân chia tế bào, góp phần ngăn chặn sự sinh trưởng của tế bào.
Tuy nhiên, hàm lượng các chất trên chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng alkaloid trong cây dừa cạn (dưới 1/10.000). Ước tính phải mất 500kg lá cây dừa cạn khô mới sản xuất được 1g vinblastine.
Theo y học cổ truyền, cây dừa cạn có tính mát, vị đắng, tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, bình can, trấn tĩnh, an thần, hạ áp. Theo y học hiện đại, loại cây này có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường và hạ huyết áp. Thân và lá có thể dùng để chữa một số bệnh ngoài da.
Bác sĩ Hương lưu ý, mặc dù có công dụng chữa bệnh nhưng dừa cạn cũng có các tác dụng phụ thường gặp như gây bệnh thần kinh ngoại vi, táo bón, rụng tóc, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, yếu cơ, giảm bạch cầu, chán ăn, viêm miệng. Nếu sử dụng liều cao và kéo dài, người bệnh có thể mù lòa, thậm chí tử vong.
Do đó, người bệnh cần đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý sử dụng cây dừa cạn chữa bệnh, tránh hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, lưu ý tuyệt đối không sử dụng cây dừa cạn đối với người bị huyết áp thấp, suy giảm chức năng gan, thiếu máu; thận trọng khi sử dụng trên người bệnh gout; không dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.