Facebook đã đình chỉ 200 ứng dụng và điều tra hàng ngàn ứng dụng khác sau scandal dữ liệu
TheêmtriệutàikhoảnFacebookbịròrỉdữliệuthôngquaứngdụngtrắcnghiệmtínhcábóng chuyền hôm nayo The Vergedẫn tin từ trang New Scientist, dữ liệu Facebook của hơn 3 triệu người dùng từng sử dụng một ứng dụng trắc nghiệm tính cách bản thân đã được đăng tải trên một trang web với lớp bảo mật "có cũng như không" và hoàn toàn có thể bị kẻ gian truy cập. New Scientistcũng cho biết những dữ liệu này bao gồm các câu trả lời của người dùng Facebook về tính cách của họ, và tuy không có tên của người tham gia, những thông tin khác như tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân,... đều bị thu thập.
Tất cả những dữ liệu này đều được đặt trên một trang web cộng tác mà lẽ ra chỉ những nhà nghiên cứu được cấp phép mới có thể truy cập. Tuy nhiên, New Scientistcho biết tài khoản và mật khẩu đăng nhập vào trang web có thể được tìm thấy "ngay trên Google trong vòng chưa đầy một phút tìm kiếm", cho phép ai cũng có thể truy cập vào những dữ liệu này.
Ứng dụng trắc nghiệm cá nhân này có tên myPersonality. Theo New Scientist, hơn 3 triệu người tham gia đã đồng ý chia sẻ thông tin một cách ẩn danh cho các nhà nghiên cứu. Nhóm đứng sau ứng dụng myPersonality cho phép mọi nhà nghiên cứu đều có thể truy cập vào những dữ liệu đã thu thập được, chỉ cần họ đăng ký tài khoản và đồng ý sẽ sử dụng nó một cách ẩn danh. Tổng cộng, có 280 người đã được trao quyền truy cập, bao gồm một số nhân viên của Facebook và các công ty công nghệ lớn khác.
Vụ việc lần này có rất nhiều điểm chung với bê bối Cambridge Analytica đã thu hút sự chú ý của công chúng trong suốt vài tháng qua, khi dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook đã bị thu thập và sử dụng một cách trái phép thông qua ứng dụng trắc nghiệm tính cách thisisyourdigitallife. Cả myPersonality và thisisyourdigitallife đều được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge, và đều có chung một nhà nghiên cứu: Aleksandr Kogan.
Aleksandr Kogan
Kogan là người đã tạo ra ứng dụng thisisyourdigitallife, và theo New Scientist, anh cũng tham gia vào dự án myPersonality cho tới giữa năm 2014 (dự án được khởi xướng từ năm 2009). Đại học Cambridge cho biết myPersonality được bắt đầu từ trước khi người tạo ra nó nhập học tại trường, và ứng dụng này không hề được phê duyệt thông qua quy trình đánh giá đạo đức của trường.
Về phía Facebook, một phát ngôn viên của công ty tuyên bố ứng dụng đang được điều tra và sẽ bị cấm khỏi nền tảng nếu "nhóm nghiên cứu từ chối hợp tác hoặc không đạt những tiêu chuẩn mà chúng tôi đề ra". Trong một diễn biến có liên quan, nhằm "thanh lọc" nền tảng khỏi những ứng dụng cố tình lạm dụng dữ liệu người dùng, Facebook đã tuyên bố vào sáng nay rằng công ty đã đình chỉ 200 ứng dụng, trong đó có myPersonality, và tiến hành điều tra hàng nghìn ứng dụng khác.
Tuy số người dùng bị rò rỉ dữ liệu lần này "chỉ" là 3 triệu người so với 87 triệu người của Cambridge Analytica, vụ việc đã một lần nữa cho thấy những thông tin như thế này có thể chi tiết đến mức nào và được lan rộng như thế nào. Một trong những vấn đề lớn nhất ở đây là, mặc dù những dữ liệu này đều được ẩn danh, New Scientistcho biết việc "tái định danh" là khá dễ dàng bằng cách sử dụng những thông tin Facebook được gắn với mỗi bài kiểm tra tính cách.