Kết quả không được như mong đợi. Trái ngược với chiến thắng 3-0 ở League Cup hồi giữa tuần, lần này đội quân của Erik ten Hag để thua Crytal Palace ngay trên sân nhà Old Trafford.
Thất bại cũng khiến MU bị chính Crystal của chiến lược gia kỳ cựu Roy Hodgson qua mặt trên bảng xếp hạng.
Một trong những điều mà Ten Hag luôn sử dụng là "động lực". Người hâm mộ đặt câu hỏi động lực của đội ở đâu trong trận đấu mới nhất?
Hậu quả là những tiếng la ó đã xuất hiện trên khán đài. Khi trận đấu kết thúc, nhiều CĐV nán lại Old Trafford để chỉ trích cựu HLV Ajax.
"Tôi hiểu điều đó", nhà cầm quân người Hà Lan đón nhận phản ứng của khán giả.
Ten Hag hiểu những chỉ trích là không tránh khỏi:"Chúng tôi được đá sân nhà và gặp Crystal Palace, đội mà MUphải đánh bại bằng tất cả sự tôn trọng.
Tôi biết mọi trận đấu ở Premier League đều khó khăn, bạn phải cống hiến hết mình, và tôi hiểu người hâm mộ mong đợi điều tốt nhất".
Vấn đề của MU không chỉ là trắng tay trên sân nhà, mà người hâm mộ đặc biệt thất vọng về tinh thần thi đấu.
Casemiro bỗng nhiên gây thất vọng sau khi liên tiếp ghi 4 bàn thắng; Marcus Rashford vẫn chưa tìm thấy phiên bản tốt nhất như mùa giải trước.
Ngay cả Bruno Fernandes cũng không hiệu quả, trừ một số cơ hội tạo ra từ phạt gián tiếp hoặc phạt góc. Được nghỉ giữa tuần và trở lại vị trí "số 10", đội trưởng của MU không tạo dược sự gắn kết trong lối đá tập thể, dù đội nhà áp đảo với 77,1% thời gian kiểm soát bóng.
Áp lực của Ten Hag
Giữa làn sóng chỉ trích Ten Hag, đâu đó trên khán đài Old Trafford có những tràng pháo tay khen ngợi Roy Hodgson.
Chiến thắng tuyệt vời mà Crystal Palace giành được giúp Hodgson trở thành HLV đầu tiên trong lịch sử Premier League bất bại ở Old Trafford trong 5 trận liên tiếp.
Hodgson, bộ óc bóng đácủa nước Anh, người hiện đã 76 tuổi, chinh phục kỷ lục này với các CLB rất khiêm tốn: 4 trận với Palace và 1 trận cùng Watford.
Trong ngày Hodgson làm nên kỳ tích vô tiền khoáng hậu bằng bóng đá cổ điển, thì lối chơi hiện đại mà Ten Hag triển khai không hiệu quả. MU thua 4 trong 7 vòng đầu tiên, điều chưa từng xả ra trong kỷ nguyên Premier League.
Phải quay ngược về mùa 1989-90 mới thấy điều này. Thời điểm ấy, Alex Ferguson cũng bị chỉ trích và tháng 12/1989 xuất hiện khấu hiệu "Ta Ra Fergie" nổi tiếng trên khán đài, kêu gọi chiến lược gia người Scotland từ chức.
Alex Ferguson không từ chức và MU cũng không sa thải. Vài năm sau, những gì ông tạo dựng giúp MU trở thành đội bóng mạnh nhất Premier League với nhiều giá trị còn tồn tại cho đến ngày nay.
MU không dành cho Ten Hag sự kiên nhẫn như vậy, khi bóng đá hiện đại luôn biến động lớn và rất nhiều tiền đã chảy vào thị trường chuyển nhượng. Ông là nhà cầm quân thứ 6 ở Old Trafford thời hậu Sir Alex.
Garnacho bị "nắn gân" vì tập luyện chưa đủ tốt. Lisandro Martinez nghỉ một thời gian dài. Quá nhiều khó khăn đang chờ Ten Hag, mà phía trước là Galatasaray ở Champions League.
![]() |
Công Phượng cùng Incheon trải qua trận thua thứ 5 liên tiếp ở K-League |
Sau 7 vòng đấu K-League, Incheon United chỉ được 4 điểm và rơi xuống vị trí chót bảng.
Và cũng bởi cái sự kém cỏi của Incheon United mà khán giả yêu mến càng cố gắng theo dõi vì Công Phượng, càng thấy thương tiền đạo tuyển Việt Nam.
Rõ ràng, Công Phượng không phải là dành cho Incheon United. Anh đã nỗ lực hết sức, nhưng công sức sẽ chẳng đi đến đâu nếu sự cố gắng đến ở một nơi không thuộc về mình, lạc lõng và xung quanh như chẳng phải chiến hữu. Đồng đội mà xa lạ, cách đá như chẳng quen biết nhau.
Công Phượng là sự khéo léo, chơi bóng thiên về kỹ thuật, sự tinh tế, sắc bén trong vòng cấm. Nhưng Incheon là thiên về thể lực, bóng bổng và dài lại chẳng cho thấy sự tư duy nào. Kết hợp Công Phượng với Incheon rõ chỉ làm khổ và uổng phí đi khả năng của CP10.
Quá thương cho Công Phượng, bầu Đức nếu xem chẳng biết sẽ nghĩ gì...
Mai Nguyễn
Dưới đây là diễn biến cụ thể hơn về trận đấu:
" alt=""/>Công Phượng chạy đi, Incheon United chìm dưới đáy bảng KLo âu đó không đến từ trận hoà với tỉ số 0-0 trước Singapore mà kéo dài khá lâu cũng như những gì nhìn thấy trong các chiến thắng cách biệt Lào hay Malaysia của tuyển Việt Nam.
Cả 3 trận các chân sút của HLV Park Hang Seo dứt điểm không ít và bỏ lỡ rất nhiều cơ hội ngon ăn trong bối cảnh mà tuyển Việt Nam ép sân toàn diện cùng thời lượng kiểm soát bóng vượt trội.
Đáng nói, thế trận tấn công mà tuyển Việt Nam tạo ra vẫn chưa hẳn hay hoặc cho thấy sự nguy hiểm cao để phần lớn 9 bàn thắng ghi được tới lúc này đến từ sự non nớt của các đối thủ hơn là từ bài vở, sự sắp xếp mà ông Park đưa ra.
... ông Park giải quyết thế nào?
Hàng công của tuyển Việt Nam bất ổn là điều mà thuyền trưởng người Hàn Quốc chắc chắn nhận ra, đặc biệt sau trận hoà không bàn thắng trước Singapore.
Nhưng nhận ra rồi thay đổi được hay không lại là hai vấn đề khác nhau. Và dường như ông Park vẫn bất lực với khả năng dứt điểm của các học trò, khi điều này chẳng phải mới xảy ra mà đã kéo dài suốt nhiều năm qua.
Chưa thể thay đổi tình hình bằng lối chơi tấn công chủ động, nên giải pháp mà HLV Park Hang Seo làm ở chặng đường còn lại tại AFF Cup 2022 có lẽ quay về lối đá cũ, tức phòng ngự phản công.
Phương án này khó có thể hài lòng tất cả, nhưng ít nhất vì lối chơi quen thuộc hàng công tuyển Việt Nam sẽ trút đi được áp lực phải thắng to qua đó chỉn chu hơn ở các tình huống dứt điểm.
Và khi giảm tải áp lực biết đâu tuyển Việt Nam sẽ khác, cũng như chắt chiu cơ hội hơn để lại có chiến thắng tưng bừng như cách từng làm được trước Trung Quốc hồi đầu năm 2022 tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 cũng không chừng.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam: Thay đổi là về lối đá cũ để ẳm cúp AFF Cup 2022