Pro player Counter-Strike: Global Offensive20 tuổi người Anh đã bị đẩy lên ghế dự bị vào ngày 20/3 khi quay trở lại quê nhà và gặp những trục trặc về visa. Smooya không còn bất cứ ngày nào trong Hệ thống Ủy quyền Du lịch Thể thao điện tử (ESTA) và buổi phỏng vấn xin visa P1 cũng bị hủy do đại sứ quán tại Vương quốc Anh phải đóng cửa do lo ngại coronavirus.
Với việc đại dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, smooya sẽ phải “ngồi chơi xơi nước” vô thời hạn cho đến khi được cấp visa mới. Do đó, Chaos E.C đã để cho smooya ra đi, giải phóng hợp đồng và và biến anh thành pro player tự do, sẵn sàng đàm phán với bất cứ tổ chức nào.
“Thật tệ khi mất việc vì một con virus nhưng thưa quý vị, đôi khi mọi việc diễn ra như thế đó”, smooya viết trên tài khoản Twitter cá nhân vào rạng sáng nay và cho biết sẽ vẫn streaming đều đặn và tìm kiếm một bến đỗ mới thích hợp.
smooya là một phần của đội hình Chaos E.C từ tháng 01 sau khi thế chỗ Gage “Infinite” Green rời đi. Sniper này nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng nhất của team, được HLTVrating 1.32 trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Cách đây 10 ngày, Chaos E.C đã sử dụng Logan “Voltage” Long để lấp vào khoảng trống mà smooya để lại nhưng chưa rõ tổ chức có ký hợp đồng với tân binh này hay không.
Chaos E.C là Á quân Bảng B thuộc Phase 1 tại FLASHPOINT Season 1 nhưng họ lại mới để thua MAD Lions ngay trận mở màn Phase 2 vào hôm qua (30/3).
Josh “steel” Nissan cùng đồng đội vẫn còn cơ hội sửa sai tại Nhánh Thua trong trận gặp FunPlus Phoenix vào 0g00 ngày 03/4.
2016(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Pro player CS:GO người Anh mất việc vì COVIDNhà máy của Honda ở Philippines
Trong bản thông cáo, Honda Cars Philippines cho biết nhà máy của hãng ở phía nam thủ đô Manila sẽ dừng hoạt động vào tháng tới. Tuy nhiên, các dịch vụ bán hàng và hậu mãi sẽ vẫn được đảm bảo thông qua mạng lưới trong khu vực của Honda.
Tới đây, hoạt động sản xuất của Honda sẽ tập trung tại các trung tâm khác ở châu Á và khu vực Thái Bình Dương.
Theo trang Nikkei Asian Review, nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba Nhật Bản đã chứng kiến lợi nhuận sụt giảm hơn một nửa trong hai năm qua, do một loạt các vấn đề liên quan đến chất lượng.
Nhà máy của Honda tại Philippines có 650 lao động (trong đó có khoảng 200 lao động thời vụ), bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1992. Đây hiện là nơi sản xuất các mẫu BR-V và City để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước.
Sản lượng ô tô của Philippines khá thấp so với các nước Đông Nam Á khác, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia. Chương trình ưu đãi thuế của chính phủ đưa ra vào năm 2015 đã không giúp sản lượng ô tô trong nước tăng là bao.
Việc đóng cửa nhà máy này cũng là kết quả của chiến dịch rà soát hoạt động sản xuất trên toàn cầu của Honda. Đến nay, hãng đã tuyên bố dừng sản xuất xe tại Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina.
Tại Philippines, Honda đã chứng kiến doanh số sụt giảm, trong xu thế chung của toàn ngành, sau khi chính phủ nước này áp thuế tiêu thụ ô tô vào năm 2018. Honda chỉ bán được 20.338 xe tại Philippines vào năm ngoái, giảm 12,7%.
Honda đã ngừng sản xuất xe Civic tại Philippines từ năm 2012, chuyển sang nhập khẩu từ Thái Lan.
Theo Bangkok Post, việc Honda đóng cửa nhà máy ở Philippines sẽ ảnh hưởng tới khoảng 2.000 người lao động.
Ông Alan Tanjusay, người phát ngôn của Liên đoàn Lao động Philippines, đã chia sẻ với trang Kyodo News rằng ngoài gần 400 lao động thường xuyên của công ty, nhiều người lao động của 6 công ty cung cấp phụ tùng cho Honda Philippines cũng sẽ mất việc.
Liên đoàn Lao động Philippines đã mời luật sư tới làm việc với các công ty để tìm hướng giảm thiểu tác động tiêu cực tới người lao động.
Trong khi đó, Bộ Công nghiệp và Thương mại Philippines cũng đã vào cuộc, gặp lãnh đạo doanh nghiệp để thảo luận các giải pháp thay thế và cách giảm thiểu tác động tiêu cực.
Không được bảo vệ bởi chính sách thuế, nên việc duy trì hoạt động sản xuất ở Philippines không hiệu quả bằng nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Thành phố Santa Rosa của Philippines, nơi có nhiều nhà máy ô tô lớn, trong đó có Honda, mỗi năm sẽ mất khoảng 80 triệu peso (gần 1,6 triệu USD) tiền thuế doanh nghiệp khi Honda đóng cửa nhà máy.
Theo Dân trí
Không mở cửa hàng lại được vì lệnh phong tỏa, thiếu nguồn cung xe và cả khách hàng, áp lực tài chính khiến giới buôn xe cũ ở Trung Quốc cũng đang điêu đứng, chỉ mong mọi thứ trở lại như cũ.
" alt=""/>Nhập khẩu rẻ hơn, Honda đóng cửa nhà máy ô tô ở Philippines
Chưa dừng lại ở đó, nhiều hãng xe như Hyundai, Toyota, Ford hay BMW còn rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn khi một số nhân viên của họ được xác định dương tính với virus corona khiến nhiều hoạt động của các hãng bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo dự đoán doanh số bán xe tại Mỹ trong tháng 3 này sẽ giảm tới 40% so với cùng kì năm 2019.
Các hãng xe tự cứu mình và sự nhập cuộc của chính phủ
Đứng trước sự tụt dốc về doanh số, nhiều hãng xe đã và đang tung ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng, trong đó phải kể đến các gói hỗ trợ tài chính, cho vay trả góp lãi suất 0%. Đơn cử như GM với chương trình mua xe trả góp 0% lãi suất trong vòng 7 năm, Hyundai với gói trợ giá người thất nghiệp do Covid-19 hay Ford cùng các khoản thanh toán trả chậm cho khách hàng mua xe.
Hàng loạt chương trình ưu đãi được các hãng xe tung ra để “câu khách”. Nguồn: Mesabi Daily News. |
Trong khi đó, chính phủ các nước cũng đau đầu không kém để tìm cách “chữa lành” cho nền công nghiệp ô tô. Đầu tiên phải kể đến Trung Quốc – nơi bùng phát và lây lan virus corona, chính quyền thành phố Quảng Châu đã đưa ra một kế hoạch trợ cấp nhằm kích cầu nhu cầu mua xe trong nước. Thành phố Phật Sơn – thủ phủ của Volkswagen cũng có động thái tương tự khi tuyên bố hỗ trợ tiền cho khách hàng mua xe mới và những người muốn đổi xe. Đồng thời chính quyền thành phố còn cung cấp thêm các khoản trợ cấp nhằm bù đắp chi phí tiếp thị của các công ty ô tô trong giai đoạn này.
Kịch bản tương tự cũng xảy ra đối với Hàn Quốc khi chính phủ nước này quyết định trích một phần trong gói viện trợ 50 nghìn tỉ won (tương đương với 39 tỷ USD) để “bơm máu” cho ngành công nghiệp ô tô nước nhà. Ngoài ra, các hoạt động thông quan, vận chuyển hàng hóa sẽ được đẩy nhanh tốc độ, nhằm hỗ trợ thêm cho sự phục hồi của nền công nghiệp ô tô.
Trung Quốc và Hàn Quốc đều có những gói trợ cấp để “bơm máu” cho các hãng xe. Nguồn: QZ |
Tại Anh, ngành công nghiệp ô tô đang lên tiếng yêu cầu chính phủ nước này đưa ra các chính sách mới nhằm thúc đẩy thị trường và đảm bảo đạt được thỏa thuận thương mại tự do với EU với hi vọng những đổi mới này sẽ phần nào giúp các nhà sản xuất ô tô nước này hồi phục sau cơn ác mộng Covid-19.
Bên cạnh đó, Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị và động cơ Mỹ (MEMA) đề nghị Nhà Trắng cứu trợ khẩn cấp và cung cấp chính sách miễn giảm thuế nhằm giúp họ chống chọi lại tác động kinh tế bất lợi do đại dịch corona gây ra. MEMA cũng đưa ra cảnh báo nếu không hành động ngay, các công ty và nhà sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô có thể sẽ “khánh kiệt” và thậm chí hàng chục nghìn công nhân buộc phải nghỉ việc.
Ngoài ra MEMA còn kêu gọi Quốc hội nước này giảm thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc (trong đó có thiết bị và phụ tùng ô tô) và thép nhập khẩu nhằm giảm gánh nặng chi phí đối với các công ty. Cùng với đó, nhóm gồm các hãng xe lớn GM, Volkswagen và Toyota cũng đã nộp đơn kiến nghị Quốc hội Mỹ cung cấp thêm các khoản vay và bảo lãnh cho các công ty trong ngành công nghiệp ô tô.
Các hãng xe châu Âu đang loay hoay xin trợ cấp từ phía chính phủ. Nguồn: Huffpost. |
Bày tỏ quan điểm của mình, ông Michele Crisci, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ý cho biết Liên minh châu Âu EU nên cân nhắc và xem xét lại việc thực hiện các mục tiêu phát thải đã được đề ra trước đó.
Theo ông, điều chúng ta nên làm bây giờ là chuyển mục tiêu phát thải CO2 của năm nay sang năm 2021. Bởi lẽ rõ ràng với sức tàn phá khốc liệt của virus corona, năm 2020 quả thực là một năm vô cùng khó khăn và phức tạp đối với các nhà sản xuất ô tô. Việc áp dụng mức tiền phạt lớn với một ngành công nghiệp vốn đã chịu nhiều thương tổn sẽ chẳng mang lại gì ngoài tạo thêm áp lực về chi phí và lợi nhuận đối với các nhà sản xuất xe.”
Mai Lý
Ứng phó với đại dịch Covid-19, hãng xe Trung Quốc Geely đã nghĩ ra một sáng kiến mới vô cùng “hợp thời” – giao xe đã khử khuẩn tận nhà cho khách hàng.
" alt=""/>Hàng loạt hãng xe khủng hoảng vì Covid