Kinh doanh

Thói quen giúp bạn 'lột xác' mỗi ngày

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-25 06:54:42 我要评论(0)

Khi bạn tạo thành thói quen thì chúng sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Th&oacutkết quả vô địch đứckết quả vô địch đức、、

Khi bạn tạo thành thói quen thì chúng sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Thói quen định hình con người bạn và cuối cùng là lối sống của bạn. 

óiquengiúpbạnlộtxácmỗingàkết quả vô địch đức

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}

1. Cha mẹ không phải tỏ ra hoàn hảo

Bạn có nghĩ mình nên là người cha, người mẹ hoàn hảo?

Có lẽ bạn đã có hình dung nhất định về cha mẹ hoàn hảo, hoặc có thể bạn biết người nào đó khiến bạn thấy làm cha mẹ thật dễ dàng. Trong thực tế chẳng có cha mẹ hoàn hảo. Nếu bạn trò chuyện với người mà bạn cho họ là cha mẹ hoàn hảo, bạn sẽ phát hiện họ không hoàn hảo chút nào. Như nhiều cha mẹ khác, họ cũng lúng túng khi cố gắng làm những gì tốt nhất có thể. Không có cẩm nang vì mọi trẻ em đều khác nhau. Cái hữu hiệu trong gia đình này lại không có tác dụng trong gia đình kia. Vì thế các cha mẹ hãy tự cho mình cơ hội.

Đúng là một số người làm cha mẹ tốt hơn những người khác. Nếu bạn cảm thấy mình có điểm yếu thì hãy khắc phục bằng mọi cách. Bạn có thể trở nên tốt hơn trong những lĩnh vực bạn muốn cải thiện, nhưng bạn không phải tỏ ra hoàn hảo. Nếu chấp nhận điều này, bạn sẽ nhìn nhận khác đi về vai trò làm cha mẹ.

2. Con cái không phải tỏ ra hoàn hảo

Bạn có từng là đứa trẻ hoàn hảo không? Có lẽ là không? Tương tự cha mẹ không hoàn hảo, con bạn cũng không phải là đứa trẻ hoàn hảo.

Nếu bạn có bạn bè hay họ hàng luôn kể cho bạn nghe rằng con họ tuyệt vời thế nào, hãy nghe một cách tỉnh táo. Đừng trở nên ngốc nghếch. Có thể con họ thực sự xuất sắc ở một hoặc hai chuyện. Thỉnh thoảng trong xã hội cũng có một đứa trẻ giỏi rất nhiều thứ. Vì vậy, không cần so sánh hay phán xét con bạn bằng tiêu chuẩn của họ. Hãy trân trọng năng lực của con bạn. Trẻ em có rất nhiều hoạt động để bộc lộ. Có những cái không phù hợp với chúng. Đừng kỳ vọng quá nhiều. Trẻ em không phải lúc nào cũng phục hồi tinh thần ngay lập tức. Đôi khi chúng sẽ buồn bực, thất vọng và cảm thấy không chịu nổi. Đừng xét đoán con khắt khe, cuộc sống sẽ thoải mái hơn.

3. Cha mẹ không phải giải quyết mọi vấn đề của con

Bạn có thuộc kiểu cha mẹ lao vào giải quyết mọi vấn đề, ngay khi thấy phiền toái xuất hiện? Không cần làm vậy. Điều này thậm chí có thể làm hại con về lâu dài. Cần đảm bảo rằng nếu có việc gì quan trọng xảy ra thì bạn sẽ luôn ở bên con. Nhưng với nhiều vấn đề nhỏ, cách tốt nhất là nên để con tự giải quyết. Nếu bạn nhảy vào ngay từ đầutrong khi con sắp học cách giải quyết vấn đề thì sao? Nên lưu ý việc phát triển các kỹ năng như thế là một phần của quá trình trưởng thành.

Xử lý tiểu tiết trong cuộc sống của con là phí thời gian. Làm vậy đồng nghĩa bạn không tin tưởng con có thể giải quyết các vấn đề riêng của chúng.

Một phần của cuộc sống làm cha mẹ làlàm người hướng dẫn tốt của con. Hãy là người hướng dẫn tốt bằng mọi cách, nhưng phải để con chủ động sống.

4. Chia sẻ gánh nặng với các cha mẹ khác

Bất cứ lúc nào bạn có thể, hãy sắp xếp cùng các cha mẹ khác hỗ trợ nhau, chẳng hạn thay nhau đón con đi học về, chăm sóc con, luân phiên chia sẻ các hoạt động. Tất nhiên những việc này tùy thuộc thời gian của bạn. Khởi đầu bạn nên xây dựng quan hệ bạn bè với các cha mẹ khác. Điều này cho con nhiều cơ hội làm bạn, cũng có nghĩa là bạn biết nhiều hơn về những người mà con đang kết giao. Hãy cảnh giác với những cha mẹ muốn lợi dụng các mối quan hệ này. Nên loại bỏ quan hệ với người nào muốn bạn trở thành người trông trẻ không thù lao.

5. Sống chậm lại và làm ít hơn

Hãy dừng lại và suy nghĩ. Có phải bạn đã và đang bị cuốn vào một lịch trình không ngừng hối hả?

Con bạn không cần tham gia mọi hoạt động sau giờ học. Con tham gia các hoạt động và học các kỹ năng mới là tốt nhưng chuyện này ảnh hưởng như thế nào đến bạn? Nếu bạn thấy lúc nào, chỗ nào cũng căng thẳng (và hầu hết mọi người cũng thế), hãy sống chậm lại và giảm bớt hoạt động.

Sẽ tốt hơn nhiều cho con nếu bằng cách làm ít hơn nhưng bạn hạnh phúc hơn và khỏe khoắn hơn. Nếu con bạn luôn luôn giải trí bằng những hoạt động được bày sẵn, chúng sẽ không phát triển khả năng tự tìm nguồn vui cho mình – đây cũng là một nguy cơ.

{keywords}

6. Tổ chức mọi việc

Tính tổ chức có thể tạo khác biệt đáng kể cho cuộc sống của bạn. Nếu bạn đang hoặc từng làm việc bên ngoài, có thể bạn đã có kế hoạch cho những việc cần làm trong ngày. Điều này có nghĩa bạn biết cần làm gì và làm lúc nào.

Hãy viết ra những việc bạn dự định làm trong ngày và trong tuần. Hãy ước tính thời gian cần cho từng việc. Khi làm xong một việc, bạn đánh dấu và ghi lại thời lượng thực tế cho việc đó.

Một trong những yếu tố lớn nhất làm giảm hạnh phúc là khi bạn không làm được nhiều việc như bạn nghĩ mình cần phải thế. Nếu một việc mất nhiều thời gian hơn bạn tưởng, đừng bắt mình phải làm trong thời gian hạn hẹp. Từ từ kỹ năng ước tính của bạn sẽ tiến bộ.

Lập kế hoạch giúp bạn học cách nắm được thời gian cần thiết cho các công việc. Điều này có thể góp phần giảm buồn bực, thất vọng khi công việc vượt giờ. Mặt khác, bạn cũng dễ đánh giá việc nào thực sự đáng nỗ lực.

Sau khi lập kế hoạch cho một tháng, bạn sẽ có ý tưởng tốt hơn về lượng việc vừa sức bạn hằng ngày.

7. Xác định và cố gắng tháo gỡ phiền muộn

Bạn có thuộc kiểu không kêu ca những cái gây buồn bực? Nếu đúng, hãy xác định những vấn đề lớn và làm gì đó để giải quyết chúng. Nhiều người không hạnh phúc và cứ tiếp tục sống không hạnh phúc vì họ cứ để mọi thứ trôi đi. Hãy xác định chuyện gì khiến bạn khó chịu và tìm cách loại bỏ nó.

Có thể bạn muốn lảng tránh vì bạn muốn giữ hòa khí. Nhưng cái giá bạn phải trả là thế nào? Không nên duy trì hạnh phúc cho người khác nếu điều đó đồng nghĩabạn bất hạnh.

8. Học cách cho qua

Chuyện này nghe có vẻ trái ngược điều thứ 7 vừa nêu trên nhưng đây lại là điều nên làm.

Bạn không thể đấu tranh với mọi thứ. Hãy chọn những thứ bạn thực sự có thể tác động. Tuy nhiên, cần học cách làm cho chúng đơn giản hơn.

Cuộc sống vốn không hoàn hảo. Cuộc sống được tạo nên bởi hàng loạt sự việc ngẫu nhiên mà chúng ta khó lòng kiểm soát. Do đó hãy tự hỏi điều gì thực sự đáng để bạn bận tâm. Nếu không, hãy quên đi và tiếp tục sống.

Đừng để người nào đó trút cơn buồn bực của họ lên bạn.

9. Cha mẹ làm bản thân vui cũng như làm con cái vui

Khi bạn tiết kiệm được khối thời gian bằng cách không cần tỏ ra hoàn hảo nữa, cũng không cần giải quyết mọi vấn đề của con cái, bạn chia sẻ gánh nặng, làm ít hơn, tổ chức tốt hơn, giải quyết các vấn đề và biết bỏ qua, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để chủ động nhiều việc.

Vậy bạn có thể làm gì với thời gian đó? Hãy dành cho bản thân. Là một bà mẹ hay một ông bố không có nghĩa là bạn không có cuộc sống của riêng mình.

Hãy dành thời gian cho những sở thích của bạn. Nếu mọi sở thích đều đã qua, hãy bắt đầu lại hoặc tìm một cái mới. Hãy làm cho cuộc sống thành một cuộc phiêu lưu.

Bạn nên ra khỏi nhà khi có thể và dành thời gian với người khác, tốt nhất là khi không có con ở bên.

10. Học hạnh phúc

Nếu bạn đang chiến đấu để hạnh phúc, có rất nhiều sách báo, tài liệu về chủ đề này. Đó là một chủ đề có thể học được. Nếu học, nghiên cứu về hạnh phúc, bạn có thể thấy những lợi ích lâu dài.

(Theo Hạ Ni/ Parenting)

" alt="10 bí quyết để trở thành cha mẹ hạnh phúc hơn" width="90" height="59"/>

10 bí quyết để trở thành cha mẹ hạnh phúc hơn

{keywords}
Bức thư chị Estella gửi con trai

“Aaron thân mến,

Vì có vẻ như con đã quên rằng con đang là một cậu bé 13 tuổi và ta là mẹ của con, và con sẽ không thể tự kiểm soát được, nên ta nghĩ cần phải dạy cho con một bài học về tính tự lập. Hơn nữa, con còn huênh hoang nói rằng con đang kiếm được tiền, và sẽ dễ dàng mua trả lại ta những thứ mà ta đã từng mua cho con.

Nếu con muốn dùng điện hay mạng Internet, con cần phải chi trả cùng ta những khoản sau đây:

Tiền thuê nhà: 430 đô

Tiền điện: 116 đô

Tiền Internet: 21 đô

Thực phẩm: 150 đô

Con cũng sẽ phải đi đổ rác vào thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, và quét nhà, hút bụi vào những ngày này. Con cũng cần dọn phòng tắm sạch sẽ hàng tuần, tự chuẩn bị bữa ăn và dọn dẹp. Nếu con không làm được những việc này, mẹ sẽ thu của con 30 đô phí giúp việc mỗi ngày để làm những việc đó giúp con.

Nếu con quyết định muốn quay trở lại làm con trai của mẹ, thay vì làm người ở chung nhà, chúng ta có thể thương lượng các điều khoản.

Yêu con,

Mẹ”

Sau khi đọc được bức thư, con trai chị đã vò nát tờ giấy, nổi giận, nhưng sau đó cậu bé đã xin lỗi và hỏi mẹ cậu phải làm gì để có thể lấy lại một số vật dụng mà mẹ cậu đã thu hồi.

Đăng tải của chị Estella nhận được 85.000 lượt like và hơn 160.000 lượt chia sẻ trên Facebook. Mặc dù nhận được nhiều phản ứng trái chiều – có những người ủng hộ cách làm của cô, cũng có những người cho rằng chị quá nghiêm khắc, Estella cho biết chị chỉ muốn chia sẻ câu chuyện với người thân và bạn bè, chứ không chủ ý chia sẻ rộng rãi.

Tuy nhiên, sau đó Estella cũng giải thích với những người ủng hộ và phản đối cách làm của mình về những kỳ vọng mà cô thực sự muốn ở con trai và về quan điểm dạy con của mình.

“Tôi sẽ không đẩy đứa con 13 tuổi của mình ra đường cho dù thằng bé không thể trả một nửa tiền thuê nhà. Tôi cũng không muốn con trai phải trả tiền cho bất cứ thứ gì. Tôi chỉ muốn thằng bé tự hào khi ở trong nhà mình, trong không gian của mình và biết ơn những thứ mà chúng tôi đang có. Tôi viết tờ hóa đơn đó cho thằng bé chỉ muốn nói rằng không có thứ gì là miễn phí cả” – chị nói.

Bà mẹ này cũng khẳng định rằng chị không quá nghiêm khắc với con trai, mà chỉ đang dạy cậu bé về thế giới thực. “Thằng bé muốn những đặc quyền của việc trưởng thành nhưng lại không muốn phải chịu trách nhiệm đi kèm”.

  • Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)
" alt="Tối hậu thư của bà mẹ gửi con trai hư" width="90" height="59"/>

Tối hậu thư của bà mẹ gửi con trai hư