Giám khảo Huy Tuấn nhắc nhở Hà Minh về trang phục:
Các giám khảo cho rằng cô có trang phục không phù hợp với tuổi 19 lẫn dòng nhạc mình biểu diễn. Mỹ Tâm nói không chấp nhận bộ váy của Hà Minh. Nhạc sĩ Huy Tuấn thì “bắt” cô hứa không biến ban giám khảo thành các chuyên gia thời trang thì mới trao vé vàng.
Mở đầu chương trình, Mỹ Tâm đã "giao lưu" vũ đạo với Lương Bảo Duy, thành viên của nhóm nhạc Zero 9. Dù vậy, cô nhận xét Bảo Duy không có giọng hát đạt chuẩn mà phù hợp với sàn nhảy hơn.
Thí sinh Thanh Giang G-Ella (21 tuổi, Hải Phòng) là người đầu tiên giành vé vàng trong tập 2 của chương trình. Cô thể hiện bài hát Một cú lừakết hợp với phần rap tự sáng tác. Thanh Giang được đánh giá chững chạc, giàu kinh nghiệm và có ngoại hình đẹp.
Tấm vé vàng tiếp theo được trao cho thí sinh Hà An Huy (21 tuổi, Hà Nội). Anh được nhạc sĩ Huy Tuấn nhận ra ngay khi bước vào phòng thi vì là Quán quân ở một cuộc thi khác. An Huy thể hiện bài hát Rơitự sáng tác.
Ca sĩ Mỹ Tâm đánh giá: “Em hát bài buồn mà mặt không có buồn, quá vui nhưng chị lại thích. Em đem đến chương trình bài hát hay, có sự tự tin, sức sống, hát có cao độ”.
Sau Hà Minh, diễn viên Quang Trung xuất hiện làm ban giám khảo nghĩ anh “nhầm sân khấu”. Nhưng sau khi hát bàiGiá như mình đừng yêu nhau, anh làm đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cảm động. Nam đạo diễn nói anh đã hiểu Quang Trung nghiêm túc với Vietnam Idol và có đam mê cháy bỏng với âm nhạc. Nhạc sĩ Huy Tuấn đánh giá Quang Trung có âm sắc đặc trưng, cách xử lý vừa phải và mang tính chiều sâu.
Sau “cơn mưa” lời khen, Mỹ Tâm cho rằng cô không cần khen thêm mà chỉ nói về điểm yếu. Nữ ca sĩ nhận xét Quang Trung lấy hơi chưa chuẩn làm chữ cuối mỗi câu hát bị rung, mệt và cần “nhờ cô thanh nhạc chỉ lại”. Cuối cùng, Quang Trung vẫn nhận được vé vàng từ ban giám khảo.
Ngoài ra, Phương Quyên và Thu Hà là hai thí sinh nhận được vé bạc trong tập 2. Nhờ phong cách năng động và cách xử lý uyển chuyển, Phương Quyên được nhạc sĩ Huy Tuấn trao vé vàng để bước vào vòng Nhà hát.
Nhiều thí sinh khác trong tập 2 được nhận xét có giọng ca tốt nhưng không được trao cơ hội vì chưa có màu sắc cá nhân.
Tuấn An - Xuân Thiện
Thí sinh chống nạng, mang thuốc, vượt 200km thi Vietnam Idol 2023Trong hàng ngàn thí sinh, Nguyễn Văn Tùng (27 tuổi, quê Tuyên Quang) bị chấn thương ở chân, dù chưa hồi phục nhưng vẫn tham gia vòng casting Vietnam Idol 2023." alt=""/>Vietnam Idol: Mỹ Tâm nhảy tango, Huy Tuấn phê bình trang phục của thí sinhSao Việt 22/7: NSND Công Lý tươi tắn khi được vợ trẻ chụp ảnh đăng trên trang cá nhân. Ngọc Hà viết: "Lâu lắm mới chụp với em bé. Thương em bé Nguyễn Công Lý lắm!".
Ngân An
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Hồng Ngọc tặng con trai 17 tuổi xe hơi tiền tỷ, Hồ Ngọc Hà đẹp không tì vếtCa sĩ Hồng Ngọc và ông xã Thomas mua cho con trai Chấn Hưng chiếc Lexus ES nhân sinh nhật 17 tuổi." alt=""/>Sao Việt 22/7: NSND Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ, Quỳnh Kool gợi cảm hút mắtĐại hội lần thứ nhất của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đã thông qua chương trình, phương hướng hoạt động, điều lệ và đề án tổ chức nhân sự của hiệp hội nhiệm kỳ I (2023-2028). Đại hội cũng đã bầu ra Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Ban Thường vụ Hiệp hội, một số chức danh lãnh đạo và thông qua Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất.
Hiệp hội An ninh mạng quốc gia không chỉ tạo ra lợi nhuận kinh tế, bảo vệ lợi ích của các thành viên mà phải hướng tới mục tiêu cao hơn là trở thành động lực chính cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo chương trình công tác, Hiệp hội sẽ tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, kỹ năng an ninh mạng; tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tham gia chương trình, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo các đề nghị về an ninh mạng; tăng cường hợp tác quốc tế liên quan đến an ninh mạng.
Cảnh báo lừa đảo qua quét mã QR
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 6/9, Bộ TT&TT khuyến nghị người dùng đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email.
Theo báo cáo của Văn phòng Bộ TT&TT, bên cạnh tình trạng mã QR thanh toán tại các cửa hàng bị dán đè khiến tiền chuyển về tài khoản kẻ gian, thời gian vừa qua, còn xuất hiện hiện tượng mã QR độc hại bị phát tán dễ dàng trong các bài viết, hình ảnh thông qua các ứng dụng nhắn tin, diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội. Khi người xem quét mã QR này sẽ bị chuyển hướng đến các trang quảng cáo cờ bạc kèm mã độc có thể bị cài đặt vào điện thoại.
Cùng với sự phát triển và phổ biến của phương thức thanh toán sử dụng mã QR, tình trạng lừa đảo bằng mã QR cũng được ghi nhận tăng mạnh trên thế giới, thậm chí đã xuất hiện cả ở Việt Nam trong thời gian qua.
Đại diện Cục An toàn thông tin cũng phân tích, bản chất QR Code không phải mã độc tấn công trực tiếp mà chỉ là trung gian để truyền tải nội dung. Người dùng có bị tấn công hay không phụ thuộc vào cách xử lý nội dung sau khi quét mã QR Code.
Người dùng cũng cần xác định và kiểm tra kỹ càng thông tin tài khoản người trao đổi mã QR; xem xét kỹ nội dung trang web mà mã QR đưa tới; kiểm tra đường link xem có bắt đầu với “https” và có phải tên miền quen thuộc hay không.
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến nghị, người dùng tuyệt đối không cung cấp các thông tin cá nhân như tài khoản đăng nhập ngân hàng, tài khoản mạng xã hội. Sử dụng trình quản lý mật khẩu, xác thực 2 yếu tố và các phương thức bảo vệ khác cho tài khoản.
Xử phạt công ty quảng cáo trên kênh YouTube vi phạm
Ngày 31/8/2023, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT) ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Truyền thông WPP 25 triệu đồng do vi phạm quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới.
Cụ thể, Công ty WPP đã đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH Bayer Việt Nam (nhãn hàng Redoxon) vào kênh có nội dung vi phạm pháp luật trên mạng xã hội YouTube.
Đồng thời, công ty này không tuân thủ quy định báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam năm 2022 cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp. Tổng mức phạt đối với 2 hành vi là 25 triệu đồng.
Đây là lần thứ hai đơn vị này bị phạt vì vi phạm trên các nền tảng xuyên biên giới. Trước đó Cục PTTH&TTĐT, ngày 10/4 cũng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty WPP.
Theo Cục PTTH&TTĐT, hiện nay, thực trạng quảng cáo “sạch” được gắn trong các nội dung “xấu độc”, phản động, chống phá Đảng, Nhà nước trên các nền tảng xuyên biên giới đang diễn biến phức tạp, điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp mà còn có nguy cơ tạo “bẫy” khiến các doanh nghiệp vi phạm pháp luật.
Nhà mạng dừng bán SIM qua đại lý từ 10/9
Tại cuộc họp báo tháng 9 của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết các nhà mạng cam kết sẽ có những biện pháp mạnh để ngăn chặn tình trạng SIM không chính chủ, SIM rác. Một trong các biện pháp sắp tới được thực hiện là dừng bán SIM qua kênh đại lý, cửa hàng SIM thẻ. Nhà mạng sẽ tập trung phát triển thuê bao mới thông qua các chuỗi bán lẻ hoặc kênh phân phối của chính doanh nghiệp mình.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, các nhà mạng đã tự rà soát, đánh giá, thấy được trách nhiệm của mình và cũng thấy được việc không thể kiểm soát hoạt động của các đại lý. Các nhà mạng đã nhất trí và báo cáo với Bộ sẽ xem xét dừng kênh đại lý phát triển thuê bao rác ra thị trường. Chỉ có phát triển thuê bao một cách chặt chẽ mới hạn chế được tình trạng SIM rác, SIM không chính chủ ra thị trường.
"Bộ TT&TT sẽ xử lý rất nghiêm theo Nghị định 14/2022, nếu phát hiện sẽ đình chỉ doanh nghiệp phát triển thuê bao từ 3-12 tháng tuỳ theo mức độ vi phạm của các nhà mạng", Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.
Việt Nam sẽ chính thức thương mại hóa 5G đầu năm 2024
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, theo lộ trình, Bộ TT&TT sẽ đấu giá tần số 5G vào tháng 11/2023 và cấp phép 5G vào cuối năm 2023.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, việc đấu giá tần số 5G phải tuân thủ quy trình của Nhà nước. Dự kiến, sau khi đấu giá vào tháng 11 này Bộ TT&TT sẽ cấp phép tần số 5G trong năm 2023 để có thể khai trương 5G vào năm 2024.
Mới đây, Bộ TT&TT đã ký quyết định về việc tổ chức xác định mức thu với các băng tần để kích hoạt quá trình đấu giá cấp quyền sử dụng tần số cho 4G và 5G.
Theo đó, các băng tần 700 MHz (703-733 MHz và 758-788 MHz), 2600 MHz (2500-2600 MHz), 3700 MHz (3560-4000 MHz) sẽ được đem đấu giá. Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT) cho rằng, đây là bước đầu tiên kích hoạt quá trình triển khai đấu giá để cấp quyền sử dụng tần số các băng tần này cho 4G và 5G tại Việt Nam.
(Tổng hợp)
" alt=""/>Cảnh báo lừa đảo qua quét mã QR, Việt Nam có Hiệp hội An ninh mạng quốc gia