Sedan
Đây là dòng xe bạn thường thấy nhất trên đường, nó được gọi là sedan nhờ đặc điểm đầu tiên ở phần gầm khá thấp và điểm thứ 2 là phía sau có một khoang chở hành lý, hàng hóa tách biệt với cabin trong xe. Xe có 4 cửa lên xuống và 4 chỗ ngồi, điển hình như Toyota Camry, Mazda6 hay BMW 320i là những chiếc Sedan cỡ trung bạn hay bắt gặp trên đường.
Ngoài ra còn có những Sedan cỡ lớn hạng sang như BMW 7-Series, Mercedes S-Class và cá biệt những Sedan hạng siêu sang như Maybach Laudalet hoặc Roll – Royces Phantom mà hiếm khi chúng ta bắt gặp được.
Hatchback
Đây là dòng xe có chiều dài ngắn hơn và là một biến thể của Sedan. Hatchback chỉ khác Sedan đặc điểm duy nhất ở khoang hành lý thông với khoang hành khách, do phần mui không bị “cắt” ngay hàng ghế sau mà trải dài đến hết đuôi xe. Băng ghế sau của Hatchback thường có thể gập phẳng để tạo thêm không gian khi chủ xe cần chứa nhiều hành lý.
Bạn có thể bắt gặp dòng xe này với những cái tên như Ford Focus Hatchbach, Kia Rio Hatchback, Toyota Yaris, Huyndai Grand i10…
Wagon
Đây là dòng xe mang “hình hài” của hatchback nhưng lại có kích thước của một chiếc Sedan. Cụ thể, xe có khoang hành lý thông với cabin nhưng chiều dài xe tương đương hoặc dài hơn một chiếc Sedan. Thị trường Việt Nam khá hiếm các xe loại này, đơn cử có dòng CLS của Mercedes sở hữu giá thành trên 3 tỉ đồng, trên thế giới, người dùng ô tô tại thị trường Châu Âu cực kỳ yêu thích dòng xe này.
SUV
SUV là viết tắt của từ xe thể thao đa dụng (Sport Utility Vehicle), đúng như cái tên của nó, xe sở hữu khung gầm cao. SUV có kết cấu phần thân rời với khung (body on frame) tương tự xe tải - tất nhiên bạn không thể nhìn thấy được điều này. Một đặc điểm nữa là xe có có thiết kế vuông vắn và khỏe khoắn, thường là 5 – 7 chỗ ngồi, 5 cửa và phần chở hành lý liền với cabin.
Một số xe SUV trên thị trường đang có là Toyota Fortuner và Ford Everest.
CUV (Crossover)
“Ranh giới” giữa xe Crossover và SUV rất “mong manh”. Crossver sử dụng thiết kế thân liền khung, đây cũng là đặc điểm rất khó nhận biết khi so sánh với SUV. CUV sở hữu khoảng sáng gầm lớn, nhưng nó có vẻ ngoài mềm mại của Sedan chứ không thô cứng như SUV. Tương tự như SUV, xe có 5 – 7 chỗ ngồi cùng với 5 cửa, hiện nay các hãng đang tập trung vào phân khúc CUV vì nhờ thiết kế khung liền này, xe chạy khá êm trên đường mấp mô và cũng không có cảm giác “bồng bềnh” khi đi tốc độ cao như SUV.
Ở phân khúc tầm trung tại Việt Nam, có theể kể đến một số mẫu xe CUV tiêu biểu như Mitsubishi Outlander, Honda CR-V, Mazda CX5. Ngoài ra, còn có các dòng crossover hạng sang cao cấp để lựa chọn như Lexus RX-350, Acura MDX, BMW X6.
Bán tải (Pick-up)
Đây là dòng xe đang được xem là “ngôi sao sáng” trên thị trường ô tô Việt hiện nay, khi doanh số liên tục tăng trưởng mạnh. Ngay từ cái tên bạn đã có thể hình dung được hình dạng của xe, xe có thiết kế gầm cao và vuông vức như SUV nhưng nó còn có 1 thùng tải phía sau có thể chở được hàng hóa dưới 1 tấn. Bán tải có 2 loại là cabin đơn và cabin kép, trong đó cabin đơn chỉ có 2 chỗ ngồi và 2 cửa, cabin kép có 4 cửa và chở tối đa 5 người. Tại thị trường Việt Nam, các hãng xe như Isuzu, Ford, Toyota và Mazda hiện đa phần chỉ cung cấp loại cabin kép.
MPV
Bạn sẽ thường xuyên bắt gặp dòng xe này dưới cái tên “xe gia đình”, MPV có thể chở được 7 – 8 người, gầm xe cao hơn Sedan nhưng thấp hơn SUV, xe có 5 cửa và không có cốp sau riêng biệt như Sedan. Dòng xe này được các doanh nghiệp taxi và kinh doanh hành khách đặc biệt ưa chuộng nhờ tính cơ động cao của nó.
Mẫu xe được bán ra đông đảo nhất thị trường Việt Nam là Toyota Innova, thời gian gần đây có thêm sự cạnh tranh từ mẫu Ertiga của Suzuki. Mặt khác, nếu bạn cần một chiếc xe gia đình sang trọng, đầy đủ tiện nghi và có không gian rộng rãi cho 7 người thì Honda Odyssey, Kia Sedona là 2 lựa chọn không thể bỏ qua.
" alt=""/>Cách phân biệt các dòng ô tô tại Việt Nam