Lịch Thi Đấu Premier League 2021/2022 | ||||||||
Ngày | Giờ | Đội | Tỉ số | Đội | Vòng | Kênh | ||
27/11 | ||||||||
27/11 | 19:30 | Arsenal | 2:0 | Newcastle | Vòng 13 | K+Sport 1 | ||
27/11 | 22:00 | Crystal Palace | 1:2 | Aston Villa | Vòng 13 | K+Sport 2 | ||
27/11 | 22:00 | Liverpool FC | 4:0 | Southampton | Vòng 13 | K+Sport 1 | ||
27/11 | 22:00 | Norwich City | 0:0 | Wolverhampton | Vòng 13 | K+Live | ||
28/11 | ||||||||
28/11 | 00:30 | Brighton | 0:0 | Leeds United | Vòng 13 | K+Sport 1 | ||
28/11 | 21:00 | Leicester | 4:2 | Watford | Vòng 13 | K+Live | ||
28/11 | 21:00 | Man City | 2:1 | West Ham | Vòng 13 | K+Sport 1 | ||
28/11 | 21:00 | Brentford FC | 1:0 | Everton | Vòng 13 | K+Cine | ||
28/11 | 21:00 | Burnley | -:- | Tottenham | Vòng 13 | Hoãn | ||
28/11 | 23:30 | Chelsea | 1:1 | Man Utd | Vòng 13 | K+Sport 1 |
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 13 mùa giải 2021
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo CA Bizertin vs CS Sfaxien, 20h00 ngày 22/1: Khách thắng thế -
‘Dịch CovidViệt Nam luôn chủ động và chưa bao giờ hốt hoảng
Hiện nay số ca mắc Covid-19 của Việt Nam đứng thứ 103 trên thế giới và chưa ghi nhận ca tử vong. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá đây là "con số biết nói, thể hiện công tác phòng chống dịch của Việt Nam hiệu quả".
"Sau hơn 3 tháng dịch Covid-19 vào Việt Nam, ban chỉ đạo chưa bao giờ bị động. Chúng ta luôn luôn lường trước tình huống xấu hơn để không xấu đi, xấu nhất để nó không diễn ra.
Từng tuần, từng ngày, từng phút, chúng ta chưa bao giờ hốt hoảng vì tất cả tình huống đều đã được dự báo. Số nhiễm bệnh từ trước đến giờ đều thấp hơn so với dự báo của ban chỉ đạo. Chúng ta dự báo rất đúng quy luật, kết quả chúng ta đạt được tốt hơn.
Chúng ta làm sớm hơn và cao hơn kiến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và các nước", Phó Thủ tướng phát biểu.
Để dịch được kiểm soát tốt, Phó Thủ tướng yêu cầu Việt Nam cần kiên định thực hiện 5 nguyên tắc chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch. Nguyên tắc này tưởng như đơn giản nhưng là cả quá trình đúc kết từ những lần chống dịch trước đó của cả thế giới cũng như của Việt Nam.
Cuộc cách mạng về công nghệ của ngành y tế trong đại dịch
Khoa học công nghệ mới đã được áp dụng vào phòng chống dịch Covid-19. Hiện Việt Nam có 110 phòng xét nghiệm sàng lọc, trong đó 32 phòng xét nghiệm khẳng định. Ngay khi phát hiện ca bệnh, địa phương sẽ lập tức được thông báo để triển khai ngay các biện pháp phòng dịch. Các trang thiết bị phòng hộ, máy thở được đầu tư để tăng sự chủ động.
Công nghệ thông tin đã giúp truy vết những người nhiễm, nghi nhiễm, người đi máy bay, khách du lịch, trong đó có một số người không có số điện thoại liên lạc. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên ứng dụng tờ khai y tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Chúng tôi đặc biệt cảm động trước một lực lượng tình nguyện viên, âm thầm lặng lẽ giúp công tác phòng chống dịch. Đầu tiên, họ giúp truy vết các chuyến bay, hình thành lên một cơ chế, cứ có một ca nhiễm mới là chúng ta tìm ngay được các F1-2-3. Lúc đầu, để truy vết một ca nhiễm sau chuyến bay, phải mất 5 ngày nhưng hiện tại, chúng ta chỉ mất một vài tiếng. Đây là ưu điểm đặc sắc trong phòng chống dịch của Việt Nam”.
Công khai, minh bạch thông tin tới người dân
Bộ Y tế kết hợp chặt chẽ với báo chí cung cấp kịp thời các thông tin về dịch bệnh tới người dân. Hàng ngày, Tiểu ban truyền thông 1 ngày cung cấp thông tin 2 lần về các ca bệnh cho gần 300 cơ quan báo chí. Với các ca phức tạp, Bộ Y tế đều ra thông báo khẩn.
Trên các kênh báo chí của Việt Nam thời gian này, lượng người đọc tăng mạnh, mỗi ngày có 20 đến 30 triệu lượt người đọc.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, cho biết: “Trong dịch Covid-19, niềm tin của người dân với báo chí tăng cao hơn rất nhiều khi cung cấp những thông tin có chứng thực, vì lợi ích cộng đồng. Chỉ trong các tình huống đặc biệt, nhất là khi có khó khăn, các giá trị đích thực mới được nhìn thấy”.
Hiện nay, Ban Tuyên giáo – Bộ Thông tin Truyền thông đang chỉ đạo báo chí điều chỉnh tỷ trọng các loại tin tức để cung cấp thông tin về các lĩnh vực khác; thêm các bài sâu hơn về phòng chống dịch, cách sống trong thời dịch, cứu trợ của Chính phủ, phục hồi kinh tế.
Trong giai đoạn này, các cơ quan truyền thông gặp nhiều khó khăn do sụt giảm nguồn thu từ quảng cáo. Bộ Thông tin Truyền thông báo cáo Chính phủ tăng ngân sách, miễn giảm thuế cho báo chí. Bộ đã có công văn gửi các đơn vị chủ quản tăng ngân sách cho báo chí. Kênh truyền và máy chủ của cơ quan truyền thông sẽ được miễn phí, các phóng viên được hưởng chế độ đặc thù. Bộ Thông tin Truyền thông sẽ hỗ trợ trực tiếp 3 tỷ đồng cho các phóng viên.
Minh Anh
"> -
Bộ TT&TT cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng cho Công ty Cổ phần chữ ký số FastCA.Ông Lã Hoàng Trung (bên phải), Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia trao giấy phép cho đại diện FastCA. Ảnh: Duy Vũ Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho Công ty FastCA được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng ký ngày 21/7/2020 với tên giao dịch là FastCA, có giá trị đến hết ngày 20/7/2030.
Theo thông tin từ Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) - Bộ TT&TT, sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của FastCA, NEAC đã phối hợp với các đơn vị chuyên trách của Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ để thẩm tra hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung theo đúng quy trình thủ tục. Sau một thời gian xác minh và hoàn thiện, hồ sơ của FastCA đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định pháp luật có liên quan.
Với giấy phép này, FastCA trở thành nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng thứ 16 tại thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng; Chứng thư số cho cá nhân, tổ chức; Chứng thư số SSL dành cho máy chủ; Chứng thư số cho phần mềm (CodeSigning) và phương thức lưu khóa bí mật của thuê bao. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng FastCA lưu khóa bí mật của thuê bao trong USB Token đáp ứng tiêu chuẩn FIPS PUB 140-2 tối thiểu mức 2. Hệ thống kỹ thuật cung cấp dịch vụ phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực.
Tại lễ trao giấy phép, ông Lã Hoàng Trung - Giám đốc NEAC chia sẻ: Trong bối cảnh thị trường chữ ký số Việt Nam có dấu hiệu bão hòa khi hầu hết các doanh nghiệp đều có chữ ký số, FastCA nên nghiên cứu triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới, hướng đến người dùng cá nhân.
Ông Lã Hoàng Trung cũng cho biết: Hàng năm NEAC tổ chức kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp chứng dịch chữ ký số theo định kỳ. Do đó, trước khi cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về điều kiện quy định pháp luật để tuân thủ cho đúng. Đồng thời, đóng góp chung cho thúc đẩy ứng dụng CNTT, Chính phủ điện tử, Chính phủ số và quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, đặc biệt là góp phần làm cho các giao dịch điện tử an toàn hơn.
Duy Vũ
Mã nguồn của hơn 50 công ty công nghệ hàng đầu thế giới bị rò rỉ
Việc mất quyền kiểm soát mã nguồn trên Internet cũng giống như trao thiết kế ngân hàng cho một tên trộm.
"> -
Phật giáoLà người hâm mộ văn hóa Ấn Độ và Tây Tạng, Robert Beer biên soạn tác phẩm Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng với niềm đam mê, kỹ lưỡng và cẩn thận của một học giả nghiên cứu, lại tự mình vẽ tất cả minh họa.
Tác giả cố gắng cấu trúc nội dung của cuốn sách này theo một tiến trình hợp lý, với hàng loạt tổ hợp đặc trưng của giáo lý Phật giáo bao gồm các biểu tượng, lễ vật và biểu tượng tốt lành, nhiều trong số đó được coi là môtíp biểu tượng đầu tiên của Phật giáo Ấn Độ nguyên thủy.
Sách Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: Tuấn Bình.
Nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng là người dịch cuốn sách. Ông cho biết: “Trong quá trình nghiên cứu các di sản Phật giáo Việt Nam, chúng tôi thấy rất nhiều biểu tượng Phật giáo có nguồn gốc Tây Tạng. Năm 2005, sau khi đi Tây Tạng, chúng tôi càng khẳng định điều đó. Nhưng lý giải của những người đi trước có vẻ không quan tâm đến điều này. Rồi chúng tôi có được hai cuốn sách của Robert Beer: Bách khoa thư về Motif và Biểu tượng Tây Tạngvà Sổ tay Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng, nên sử dụng chúng để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, nguồn gốc các biểu tượng có liên quan đến nghệ thuật Phật giáo Việt Nam".
Nổi bật trong cuốn sách là Tám biểu tượng tốt lànhtrong Phật giáo Tây Tạng, đây là nhóm biểu tượng Phật giáo được biết đến nhiều nhất. Ban đầu, tám biểu tượng tốt lành này tập hợp từ món lễ vật Ấn Độ được dâng lên vị vua khi đăng quang, và dường như chắc chắn có nguồn gốc từ thời tiền Phật giáo. Tám biểu tượng này bao gồm: 1) Cái lọng, 2) Đôi cá vàng, 3) Bình báu, 4) Hoa sen, 5) Con ốc xoắn, 6) Kết cát tường,7) Tán chiến thắng và 8) Pháp luân.
Trang sách in hình tám biểu tượng tốt lành của Phật giáo. Ảnh: Tuấn Bình.
Trong truyền thống Phật giáo, tám biểu tượng tốt lành tượng trưng cho những lễ vật do các vị thần Vệ Đà dâng lên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ngài đạt được giác ngộ.
Brahma là vị thần đầu tiên xuất hiện trước Đức Phật, và Ngài đã đưa ra một Pháp luân vàng ngàn cành (nan hoa bánh xe) như một biểu tượng yêu cầu Đức Phật huấn thị thông qua việc "chuyển pháp luân".
Vị thần bầu trời vĩ đại Indra (Đại thiên thần) xuất hiện tiếp theo, và Ngài đưa ra chiếc sừng vỏ ốc xà cừ trắng dũng mãnh của mình như một biểu tượng yêu cầu Đức Phật "công bố chân giáo pháp".
Trong các bức tranh Tây Tạng về sự giác ngộ của Đức Phật, các hình tượng Brahma bốn mặt màu vàng và Indra màu trắng quỳ và cầu khẩn trước đài sen (ngai vàng) của Đức Phật, nơi họ dâng hiến biểu tượng tương ứng pháp luân vàng và chiếc tù và trắng. Nữ thần đất Sthavara, người đã làm chứng cho sự giác ngộ của Đức Phật, đã tặng cho Đức Phật Thích Ca một chiếc bình vàng chứa đầy nước cam lồ trường sinh bất tử.
Trong Phật giáo Ấn Độ sơ kỳ, hình ảnh Đức Phật thể hiện dưới dạng tượng trưng (không trực tiếp) hoặc không mang tính biểu tượng, thường là một chiếc ngai trống dưới cái lọng và cây bồ đề, hoặc bằng một dấu chân thần thánh của Ngài in trên đá (bàn chân Phật). Trong dấu chân in hiển thị nhiều biểu tượng tốt lành khác nhau, như phù hiệu thần tính củaĐ ức Phật, chẳng hạn như phướn chiến thắng, ngai sư tử, cây đinh ba, Tam bảo, nút thắt vĩnh cửu (kết cát tường), chữ vạn, tù và và đôi con cá, nhưng phổ biến nhất của những phù hiệu này là hoa sen và pháp luân. Trong Phật giáo Kim Cương thừa sơ kì, tám biểu tượng tốt lành được phong thần thành tám nữ thần, được gọi là Astamangala Devi, mỗi người mang một trong những biểu tượng tốt lành.
Biểu tượng tốt lành thứ tám và nổi bật nhất là Pháp luân. Bánh xe là biểu tượng Mặt trời ban đầu của Ấn Độ về chủ quyền, bảo vệ và sáng tạo. Biểu tượng Mặt trời lần đầu tiên xuất hiện trên những con dấu bằng đất sét khai quật từ nền văn minh Harappan ở thung lũng Indus (khoảng 2.500 TCN). Bánh xe hay luân xa là thuộc tính chính của thần bảo tồn Vishnu, vị thần Sudarshana - luân xa sáu nan hoa rực lửa hay vòng quay đại diện cho hiện tượng luân xa (quay) của vũ trụ. Bánh xe tượng trưng cho sự chuyển động, liên tục và thay đổi, mãi mãi quay về phía trước giống quả cầu quay tròn của bầu trời.
Phật giáo đã sử dụng bánh xe làm biểu tượng chính cho “chuyển pháp luân”. Ba thành phần của bánh xe - trục, nan hoa và vành - tượng trưng cho ba khía cạnh của Phật thuyết về đạo đức, trí tuệ và định lực. Trục trung tâm tượng trưng cho kỷ luật đạo đức, tập trung và ổn định tâm trí. Các nan hoa sắc nhọn tượng trưng cho trí tuệ hay trí tuệ phân biệt cắt đứt vô minh. Vành tượng trưng cho sự tập trung thiền định, vừa bao trùm vừa tạo đà chuyển động của bánh xe. Một bánh xe có ngàn nan hoa tỏa ra như tia sáng Mặt trời tượng trưng cho ngàn hoạt động và giáo lý của chư Phật. Một bánh xe có tám nan hoa tượng trưng cho Bát Chính đạo của Đức Phật, và sự truyền bá những giáo lý này đến tám hướng.
Trong nghệ thuật Tây Tạng, tám biểu tượng tốt lành được mô tả riêng lẻ, theo cặp đôi, bốn hoặc nhóm tám biểu tượng kết hợp. Dạng thức của tám biểu tượng tốt lành là môtíp trang trí cho tất cả pháp khí thiêng liêng và thế tục của Phật giáo, như đồ gỗ nội thất chạm khắc, đồ kim loại trang trí, đồ gốm sứ, tấm treo tường, thảm và thổ cẩm lụa. Chúng cũng được vẽ trên mặt đất bằng cách rắc bột mì hoặc bột màu, để chào đón các chức sắc tôn giáo thăm viếng tu viện.
Tác giả “Văn minh vật chất người Việt” chia sẻ: “Trong bản dịch tiếng Việt, cố gắng đi theo lối văn uyển nhã, đầy lòng xác tín đó, và cũng cố gắng chuyển ngữ cho sát với tâm tưởng Phật giáo, mà chúng tôi hằng tâm niệm. May mắn thay, 12 năm sống trong một ngôi chùa, và cả hai có thời gian được du ngoạn trên Himalayas cho chúng tôi cái hạnh ngộ nội tâm ấy. Giồng như người hành hương trên các đỉnh núi Tây Tạng, đọc Kinh bằng tiếng Phạn và tiếng Tạng và nghe văng vẳng bên tai tiếng gió hú từ các ngọn núi cao đầy tuyết, hơn là chỉ đọc một cuốn sách.”
Bài viết của độc giả Nguyễn Tuấn Bình, được gửi từ email "[email protected]"
">