Hoạ sĩ Thành Chương bên bức tranh bị mạo danh tại Triển lãm "Những bức tranh từ Châu Âu về".
Do tính chất nghiêm trọng của sự việc: Đó là bức tranh giả mạo tên tác giả này có giá trị lớn lại được triển lãm chính thức tại một bảo tàng quốc gia là Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM; đồng thời bức tranh lại được xác nhận là tranh thật của họa sĩ Tạ Tỵ, bởi một chuyên gia mỹ thuật cao cấp quốc tế người Pháp. Bên cạnh đó, toàn bộ số tranh triển lãm cũng là tranh giả.
Chính vì thế, ngày 16/7/2016, tôi đã làm đơn kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét, điều tra để làm sáng tỏ sự giả mạo này, trả lại đúng tên tác giả cho bức tranh “Trừu tượng” (theo tên đang trưng bày) là họa sĩ Thành Chương và đúng tên tác phẩm của nó là “Chân dung cô Kim Anh”.
Ngày 19/7/2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL) đã chủ trì một cuộc họp hội đồng thẩm định gồm nhiều thành viên trong đó có Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM, 2 phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhà phê bình nghiên cứu Mỹ thuật cùng các họa sỹ có tên tuổi và uy tín hàng đầu của Việt Nam.
Hội đồng đã kết luận trong 17 bức tranh có 15 bức tranh không phải do các họa sĩ có tên thực hiện; 2 bức tranh là mạo danh, nên đã quyết định lập biên bản đề nghị tạm giữ toàn bộ 17 bức tranh để gửi đến các cơ quan thẩm quyền điều tra xử lý hành vi vi phạm làm tranh giả và mạo tên tác giả theo quy định của pháp luật. Cũng theo đơn tố cáo Họa sĩ Thành Chương cũng đề nghị “Kèm theo các chứng cứ kinh đề nghị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ và giám định các bức tranh nêu trên để có cơ sở xử lý hình sự hành vi làm tranh giả, buôn bán hàng giả lừa đảo người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật”.
Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm cho biết, Cục đã làm công văn chuyển đơn tố cáo của họa sĩ Thành Chương tới Thanh tra Bộ, Cục Bản quyền tác giả và Sở VH&TT TPHCM.
Trước đó, trong một buổi chia sẻ cùng đồng nghiệp và báo giới Hà Nội, hoạ sĩ Thành Chương cũng nhấn mạnh rằng: “Đây là vụ án lớn, số tiền lên đến hàng triệu USD, trong khi các cơ quan quản lý chưa theo kịp. Tệ nạn tranh giả thao túng thị trường Việt Nam không chỉ một vài năm gần đây. Từ triển lãm này có thể thấy, một số tổ chức làm tranh giả, thao túng thị trường tranh giả. Việc tranh giả tranh thật tồn tại đã 30 năm nay rồi”.
Đơn tố cáo của ông Chương gửi đến các cơ quan chức năng. |
Hoạ sĩ này cũng cho biết thêm: “Trước đây tôi không lên tiếng, bởi những vụ làm tranh đó có thể là họ nhái theo tranh của mình, thì tôi kệ họ. Trong miền Trung có những làng làm tranh giả nho nhỏ để bán. Nhưng với trường hợp của Triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, người làm cái này coi thường chúng tôi quá mức. Tranh giả mà họ làm như thật, nó ngô nghê, ngớ ngẩn, sơ đẳng về nghề nghiệp”.
Ông chủ của Việt phủ Thành Chương chia sẻ, khi bức tranh của ông bị mạo danh Tạ Tỵ đã được Hội đồng khẳng định là của ông, thì đáng lẽ, ông có thể “rũ áo”, nhưng vì vấn nạn thật giả làm tổn hại thanh danh của nền mỹ thuật Việt Nam, ông quyết định tiếp tục lên tiếng.
“Chúng tôi lên tiếng về sự bất lực của chúng ta trong 30 năm qua trước vấn nạn tranh giả. Đây là cơ hội may mắn vô cùng để chúng ta xử lý vấn đề tranh giả, để đưa nền mỹ thuật Việt Nam trở lại đúng vị thế”, ông Chương nói..
Hoạ sĩ chắc nịch rằng: “Tôi phải dấn thân vào việc này là vì thế chứ không phải chỉ vì tranh giành một bức tranh trong hàng nghìn bức tranh của tôi. Tôi đặt cả danh tiếng, sự nghiệp của gia đình tôi vào tình thế rất nguy hiểm. Tôi là nhân chứng đã dính vào đường dây lớn mang tầm cỡ quốc tế. Một vấn đề tràn lan 30 năm làm tổn hại đến cả một nền mỹ thuật. Đây là vụ án lớn, kéo dài nhiều năm, mang tính chất xã hội đen, và có giá trị nhiều triệu đô la Mỹ”.
Theo Dân trí" alt=""/>Họa sĩ Thành Chương tố cáo vụ tranh bị mạo danhThậm chí, cả những cành đào hay cây quất cũng được rao bán trên mạng xã hội, chụp đủ các góc để người mua online dễ quan sát, đánh giá, lựa chọn theo sở thích. Giá cả công khai, nhiều ưu đãi, cạnh tranh cao và đặc biệt không nói thách giúp người mua yên tâm.
Ngồi ở Hà Nội, ăn Tết Hà Nội với đặc sản vùng miền không còn quá xa lạ. Xôi ngũ sắc, cá kho Vũ Đại, nước mắm Thanh Hoá, giò me Nghệ An... được bày trên mâm cơm thủ đô nhờ sự phát triển của mạng xã hội. Các chị em không phải tranh thủ giờ nghỉ trưa, buổi tối hay các ngày cuối tuần để đi chợ mà chỉ ngồi trong nhà, lướt điện thoại, vẫn có thể "mua cả thế giới".
Dường như hiện tại, việc ra ngoài chợ Tết, chợ hoa,... không còn là gánh nặng mà là để thưởng xuân, để cảm nhận được niềm vui năm mới đang ùa về trong không khí náo nức.
Mùa Xuân đang đến thật gần. Mùa Xuân của những đổi mới. Và công nghệ đang giúp cho những vùng miền gắn kết cùng nhau.
" alt=""/>Sắm Tết thời công nghệ