![]() |
Forbes cho biết, cùng với nhóm các nhà đầu tư mới, Nam đang chuẩn bị ra mắt chuỗi cửa hàng cafe mới tại Trung Quốc, nơi có mức tiêu thụ cà phê đang gia tăng, và dự định nhập một số thương hiệu đồ uống cao cấp từ Singapore về Việt Nam. Anh được Forbes vinh danh trong danh sách 30 Under 30 trong lĩnh vực nghệ thuật.
2. Trần Đức Việt
Trần Đức Việt, 24 tuổi, chính là vlogger mang tên JVevermind trên Youtube. JVevermind bắt đầu đăng tải video tự đạo diễn và sản xuất lên Youtube từ năm 2011. Anh cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận giải Golden Play Button Award của Youtube khi đạt hơn 1 triệu người đăng ký theo dõi. Trần Đức Việt được vinh danh trong danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, truyền thông.
3. Hà Lâm, Triip.me
Hà Lâm (Lâm Thị Thúy Hà), 29 tuổi, là người đồng sáng lập dự án khởi nghiệp du lịch Triip.me cùng chồng mình, và 2 vợ chồng từng bán nhà để lấy vốn hỗ trợ cho dự án này. Mới đây, dự án này đã được rót 500.000 USD từ quỹ đầu tư Singapore Gobi Partners. Nữ doanh nhân này được vinh danh trong danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử.
4. Lê Hoàng Uyên Vy, VinEcom
Lê Hoàng Uyên Vy, 28 tuổi, hiện là Phó Giám đốc điều hành của VinEcom, công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tốt nghiệp Đại học Georgetown trong ngành tài chính, Vy từng thành lập trang web thời trang Chon.vn vào năm 2009 cũng như Aiya, một chuỗi nhà hàng phục vụ đồ ăn đường phố của Việt Nam trong nhà. Vy lọt vào danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử.
5. Lương Duy Hoài, Giao Hàng Nhanh
Một người Việt khác cũng lọt vào danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử là Lương Duy Hoài. Năm nay 27 tuổi, Hoài tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin, là người sáng lập và CEO của Giao Hàng Nhanh với hơn 1.000 nhân viên. Anh đang làm việc với 5 đối tác để cung cấp dịch vụ vận chuyển.
Giao Hàng Nhanh làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nhỏ để hỗ trợ vận chuyển, trong đó bao gồm 30 trang thương mại điện tử và hàng trăm doanh nghiệp nhỏ khác. Tính đến cuối năm 2014, công ty đã vận chuyển được khoảng 10.000 đơn hàng mỗi ngày,
6. Lê Hùng Việt Bảo
Lê Hùng Việt Bảo, 29 tuổi, hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại trường đại học Chicago về chuyên ngành số học, một trong những lĩnh vực lâu đời nhất của toán học. Trước đó, anh tốt nghiệp tiến sĩ toán học tại đại học Harvard sau khi lấy bằng đại học tại Cambridge.
Bảo gọi mối quan hệ của các con số là "một sự phức tạp đáng ngạc nhiên nhưng chưa đẹp đẽ". Anh tin rằng lĩnh vực của anh sẽ có nhiều hữu ích trong việc phát triển công nghệ bảo mật. Bảo lọt vào danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực y tế và khoa học.
7. Tạ Minh Tuấn, Help International
Tạ Minh Tuấn, 27 tuổi là người sáng lập Help International. Lấy động lực khi cha anh mắc bệnh ung thư, Tuấn đã thành lập nên Help International để hỗ trợ giới thiệu bác sĩ tư nhân cho bệnh nhân tại Việt Nam.
Hiện tổ chức của anh đã giúp đỡ cho hơn 10.000 gia đình. Anh đồng thời cũng là chủ tịch của Junior Chamber International, một tổ chức phi lợi nhuận dành cho người từ 18 đến 40 tuổi. Tuấn lọt vào danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực y tế và khoa học.
Theo Trường Văn/ Nhịp cầu đầu tư/Forbes
" alt=""/>7 người Việt vào danh sách 30 under30 châu ÁTheo báo cáo của Bộ Công nghiệp và CNTT (MIIT) nước này công bố, quy mô lĩnh vực phương tiện bay quỹ đạo thấp đã tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2023, lên mức 70 tỷ USD và dự kiến vượt 140 tỷ USD vào năm 2026.
Trong hướng dẫn dài 9 trang dành cho ngành hàng không nói chung, MIIT và các cơ quan khác đặt mục tiêu cung ứng và đổi mới trang thiết bị hàng không vào năm 2027 đảm bảo ứng dụng thương mại cho các lĩnh vực như vận tải hàng không đô thị, hậu cần và cứu hộ khẩn cấp.
“Đến năm 2030, một mô hình phát triển mới cho ngành hàng không chung, đặc trưng bởi tính năng cao cấp, xanh và thông minh sẽ được thiết lập”, trích hướng dẫn mà MIIT ban hành. “Các thiết bị hàng không tổng hợp sẽ được tích hợp đầy đủ vào sản xuất và đời sống, trở thành động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế”.
Mở rộng phạm vi ứng dụng
Các sản phẩm hiện tại trong lĩnh vực từ khí cầu có người lái đến máy bay cất cánh/hạ cánh thẳng đứng bằng điện (eVTOL) đã mở rộng phạm vi tiếp cận số đông.
Theo báo cáo của MIIT, quy mô ngành công nghiệp eVTOL của Trung Quốc đạt 980 triệu NDT vào năm 2023, tăng 77,3% so với cùng kỳ. Lĩnh vực này được dự báo sẽ đạt 9,5 tỷ NDT vào năm 2026.
Trong khi đó, máy bay không người lái dân dụng ghi nhận thị phần tăng 32%, lên 117,4 tỷ NDT trong năm ngoái, với việc máy bay không người lái công nghiệp chiếm 76,68 tỷ NDT. Các phương tiện bay đa năng đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực bao gồm hỗ trợ khẩn cấp, kiểm tra mạng lưới điện và bảo vệ nông lâm nghiệp.
EVT Aerotechnics, một nhà phát triển eVTOL có trụ sở tại Nam Kinh cho biết, sản phẩm do công ty tự phát triển đã hoàn thành chuyến bay đầu tiên, có có thể được huy động để phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm vận tải hàng hóa tần suất cao, du lịch, cứu hộ khẩn cấp và du lịch hàng không đô thị.
Tập đoàn quốc doanh Công nghiệp Hàng không Trung Quốc cũng hoàn thành chuyến bay bàn giao đầu tiên vào tuần trước và dự kiến khai thác du lịch vào cuối năm nay.
Linh Chi
" alt=""/>Lan Khuê lột xác khác lạ, Lệ Quyên, H'Hen Nie kín đáo vẫn sang trọng