Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) vừa công bố thông điệp của tọa đàm “Internet - Nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số”, trong khuôn khổ sự kiện Internet Day 2017 và Lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam vừa diễn ra ngày 22/11/2017 tại Hà Nội.
VIA cho biết, nội dung thông điệp được thống nhất trên cơ sở tiếp thu ý kiến phát biểu chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT cùng rất nhiều ý kiến đóng góp của các diễn giả tại tọa đàm “Internet - Nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số”.
Theo VIA, nhờ chính sách thông thoáng và thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, Việt Nam đang là điểm đến tích cực của rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Internet lớn, phạm vi toàn cầu như Google, Facebook, Alibaba, Uber, Grab, Netflix... Sự hiện diện của họ đã mang lại nhiều tiện ích cho người dùng, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của đời sống xã hội Việt Nam.
Song mặt khác, nhiều bài toán cũng đang được đặt ra cho Chính phủ, các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp trong nước. Sự mạnh lên của taxi công nghệ khiến cho nhiều hãng taxi truyền thống đứng bên bờ vực phá sản, Facebook, YouTube kiểm soát tới 80% thị phần quảng cáo tại Việt Nam (tương đương doanh thu hơn 350 triệu USD), 98% thị phần công cụ tìm kiếm trong tay Google, 98% thị phần mạng xã hội thuộc về Facebook, YouTube, 95% thị phần email thuộc về Yahoo, Gmail...
Diễn ra trong khuôn khổ Internet Day 2017, tọa đàm “Internet - Nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số” đã tập trung thảo luận, phân tích các cơ hội và thách thức đang đặt ra cho hệ sinh thái Internet của Việt Nam, bao gồm hạ tầng viễn thông - Internet, các ngành nội dung số và dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị, đề xuất xác đáng với lãnh đạo Chính phủ, Bộ TT&TT về những chính sách, giải pháp đảm bảo và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường, cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, tạo sân chơi công bằng để giá trị mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể cùng tạo ra cho nền kinh tế Việt Nam tăng lên.
Thông điệp mới được VIA công bố đã nêu rõ 7 nội dung chính đã được tọa đàm “Internet - Nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số” thống nhất đưa ra.
" alt=""/>Internet Day 2017: Người dùng Việt cần hạn chế tâm lý “kỳ thị ngược”Công nghệ là một mặt trận quan trọng trong mối quan hệ Mỹ - Trung mà Tổng thống Donald Trump đặt ra. Ông đã mở cuộc điều tra cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ Mỹ đầu năm nay. Tuy nhiên, vài chuyên gia cho rằng lo ngại lớn hơn nằm ở các ván bài lớn của Bắc Kinh vào các công nghệ tương lai.
Chính phủ Trung Quốc dồn toàn lực vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, xe điện và chip máy tính, rót tiền nhằm tạo ra các nhà vô địch công nghệ quy mô toàn cầu. Các doanh nghiệp phương Tây cũng tỏ ra lo lắng về kế hoạch, cảnh báo chúng có thể mang lại lợi thế phi công bằng trên cả thị trường nội lẫn ngoại cho công ty Trung Quốc. Trong khi đó, một số nhà phân tích kêu gọi Mỹ tăng cường chi tiêu cho nghiên cứu công nghệ nhằm giữ được nhịp độ.
Nhân chuyến thăm Trung Quốc tuần này của Tổng thống Trump, cùng nhìn lại một số lĩnh vực trọng điểm mà quốc gia châu Á đang đầu tư mạnh mẽ.
Gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự đoán ai dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) “sẽ trở thành quân chủ thế giới”. Trung Quốc muốn là vị quân chủ đó. Mùa hè năm nay, chính phủ vạch ra kế hoạch trở thành cường quốc trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. Theo John Choi, nhà phân tích theo dõi các doanh nghiệp Internet Trung Quốc, ngành AI nước này nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ mà hầu như mọi nước khác không có.
Kế hoạch 2030 của chính phủ Trung Quốc là xây dựng ngành công nghiệp AI nội địa trị giá gần 150 tỷ USD. Chwee Kan Chua, Giám đốc nghiên cứu toàn cầu về AI của IDC, nhận định: “Trung Quốc dẫn đầu lĩnh vực vì một nguyên nhân đơn giản: được chính phủ thúc đẩy”.
Trung Quốc đang đổ nhiều nguồn lực vào video thông minh. Nó bao gồm phát triển các camera thông minh có khả năng phát hiện những mẫu bất thường rồi báo cáo cho quan chức hoặc nhà hành pháp.
Không chỉ nhận được ủng hộ từ khu vực công, AI còn được các công ty tư nhân như Alibaba, Baidu, Tencent đầu tư mạnh mẽ, thậm chí còn thiết lập các trung tâm nghiên cứu tại Mỹ.
" alt=""/>Tham vọng đánh bại công nghệ Mỹ của người Trung Quốc