Ca sĩ Vân Nguyễn từng trầm cảm, nghĩ cách ly hôn chồng doanh nhân

Nhận định 2025-01-16 21:57:00 818
{ keywords}
Với vóc dáng nhỏ nhắn ca sĩ Vân Nguyễn từng được đào tạo bài bản tại Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam chuyên về dòng nhạc thính phòng. Trong thời điểm sung sức nhất với nghề cô bất ngờ “mất tích” khỏi làng âm nhạc Việt Nam.
{ keywords}
Nói về sự nghiệp bị chững lại,ĩVânNguyễntừngtrầmcảmnghĩcáchlyhônchồngdoanhnhâlịch c1 cô bộc bạch: “Tôi đã có hơn 10 năm được học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, âm nhạc giống như hơi thở và tôi đã lớn lên cùng với những buổi học, luyện thanh… Vì thế, âm nhạc chính là lẽ sống, niềm đam mê của mình. Thế nhưng đam mê đó hiện tại phải xếp sau gia đình. Với tôi, gia đình vẫn là ưu tiên số một lúc này”.
{ keywords}
Ca sĩ Vân Nguyễn đang có gia đình hạnh phúc bên người chồng doanh nhân người Nhật. Chia sẻ về chuyện tình với chồng doanh nhân người Nhật, Vân Nguyễn tiết lộ: “Tôi tin vào duyên số và định mệnh. Trước đây, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ làm dâu xứ người, sẽ chọn một người chồng ngoại quốc. Thế nhưng suy nghĩ đó đã thay đổi hoàn toàn đến khi gặp chồng”.
{ keywords}
Vân Nguyễn và doanh nhân người Nhật đã có cuộc gặp gỡ định mệnh chính trên máy bay: “Cách đây, 6 năm, khi tôi đang trên đường từ Nhật trở về Việt Nam sau chuyến du lịch dài ngày tại Nhật Bản. Có lẽ, vì nhìn thấy một cô gái Việt nhỏ nhắn nên anh đã ấn tượng và tìm cách làm quen. Trên chuyến bay đó, chúng tôi đã ngồi cạnh nói chuyện với nhau về các điểm du lịch của hai nước Việt – Nhật. Khi đó, tôi cũng không quá để tâm về người đàn ông mới quen này. Về đến Việt Nam, anh xin số tôi với lý do muốn tôi tư vấn thêm về các điểm tham quan tại Việt Nam. Nhờ những lần trò chuyện đó mà chúng tôi hiểu nhau hơn”.
{ keywords}
Thời gian mới quen nhau, cô và chồng chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Anh. Thế nhưng vì tình yêu và muốn gắn kết bên nhau dài lâu nên cô và chồng đã trao đổi cùng nhau học tiếng Việt, lẫn tiếng Nhật để hiểu nhau nhiều hơn.
{ keywords}
Suốt 6 năm yêu nhau, cả hai thường xuyên đi lại giữa hai nước Việt – Nhật. Đến năm 2019 cô mới chính thức kết hôn và sinh sống chủ yếu tại Nhật Bản. Cũng là lúc cô phải dừng mọi hoạt động âm nhạc của mình.
{ keywords}
Ca sĩ Vân Nguyễn tâm sự: “Thời gian đầu sang Nhật, tôi khá cô đơn vì không có gia đình thân, bạn bè bên cạnh. Mặc dù đã có chồng, gia đình chồng bên cạnh nhưng tôi không tránh khỏi những phút giây nhớ nhà. Thay đổi môi trường sống không phải là điều quá dễ dàng, chúng ta đều cần thời gian để thích nghi. Nếu không có chồng yêu chiều, tâm lý thì chắc cuộc hôn nhân của tôi khó tồn tại được lâu dài”.
{ keywords}
Dù được chồng yêu chiều nhưng sau khi sinh, ca sĩ Vân Nguyễn không tránh khỏi trầm cảm. Cô nói: “Ở Nhật, bác sĩ khuyến khích các mẹ nên sinh thường nhưng vì lần đầu tiên mang bầu, tôi khá căng thẳng, hơn nữa trước khi sinh con, tôi đau đẻ suốt 26 tiếng. Vì thế, tôi muốn mình sẽ mổ đẻ. Tuy nhiên, bác sĩ và chồng không muốn điều này. Khiến chúng tôi cũng có những mâu thuẫn”.
{ keywords}
Quá trình nuôi con khiến Vân Nguyễn trầm cảm, cô từng nghĩ tới việc ly hôn chồng. Hiện tại, con trai cô đã được 7 tháng tuổi và rất khỏe mạnh đáng yêu, cô cũng đã qua được giai đoạn khó khăn của phụ nữ sau sinh, vợ chồng hiểu nhau và ít mâu thuẫn trong việc nuôi con. Cô dành nhiều thời gian cho bản thân, tập luyện và chăm sóc sắc đẹp.
{ keywords}
Ngoài việc chăm sóc gia đình, chồng con Vẫn Nguyễn còn rất mát tay trong kinh doanh. Thời gian rảnh cô nghiên cứu thị trường và cũng thích đi du lịch khám phá.

Ngân An

Khoảnh khắc ngọt ngào của Hồ Ngọc Hà, Kim Lý bên hai con

Khoảnh khắc ngọt ngào của Hồ Ngọc Hà, Kim Lý bên hai con

Từ ngày cặp sinh đôi đáng yêu, Hồ Ngọc Hà và Kim Lý thường xuyên đăng những khoảnh khắc đáng yêu của hai con lên trang cá nhân.

本文地址:http://cn.tour-time.com/news/20e495384.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western Sydney, 17h45 ngày 14/1: Chủ nhà trôi xa

Screen Shot 2024 07 22 at 18.45.42.png
Poster phim "Mưa trên cánh bướm" với nữ chính Tú Oanh. Ảnh: Variety. 

Các trang tin tức uy tín hàng đầu thế giới vừa đồng loạt đưa tinDon't Cry Butterfly (Mưa trên cánh bướm) của Việt Nam tham gia tranh giải Phim đầu tay xuất sắc và chiếu trong hạng mục Tuần lễ phê bình phim quốc tế tại Liên hoan phim Venice lần thứ 81, diễn ra từ 28/8 -17/9 tại Italy. 

Tác phẩm đầu tay do nhà làm phim nữ Dương Diệu Linh làm đạo diễn và viết kịch bản với diễn xuất của diễn viên Tú Oanh trong vai chính. Mưa trên cánh bướm lấy bối cảnh ở Hà Nội, kể về một phụ nữ trung niên (Tú Oanh đóng) tìm đến thầy bùa online với mong muốn khiến người chồng ngoại tình hồi tâm chuyển ý nhưng vô tình đánh thức một thế lực siêu nhiên bí ẩn trong chính căn nhà của mình.

Theo công bố từ LHP Venice năm nay, Mưa trên cánh bướm là 1 trong 7 phim truyện đầu tay tranh giảiInternational Critics’ Week (Settimana Internazionale della Critica). Cách đây 10 năm, tại Liên hoan phim Venice lần thứ 71, Việt Nam cũng có tác phẩm dự tranh hạng mục này làĐập cánh giữa không trungcủa đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. 

Đây là phim điện ảnh đầu tiên diễn viên Tú Oanh thủ vai chính được chọn đi liên hoan phim quốc tế. Trước đó, chị từng tham gia phim điện ảnh Tướng về hưu năm 1988 nhưng được biết đến nhiều hơn qua các bộ phim truyền hình mà gần nhất là Mình yêu nhau, bình yên thôi đang phát sóng trên VTV. Đáng chú ý, Bùi Thạc Phong - con trai thứ hai của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và diễn viên Tú Oanh cũng góp mặt trong Mưa trên cánh bướm. 

le vu long .jpg
Lê Vũ Long trong phim "Vợ ba". Ảnh: ĐPCC

Ngoài Tú Oanh - bà Bích củaHương vị tình thân, phim còn có sự góp mặt của diễn viên Lê Vũ Long. Xuất thân là nghệ sĩ múa nhưng anh nổi tiếng với vai Phong 'lãng tử' trong phim Xin hãy tin em. Anh từng giành giảiNam diễn viên phụ xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 nhờ vai Phiên trong Người đàn bà mộng du.Gần nhất anh tham gia phim Vợ ba công chiếu năm 2018 nhưng sớm bị rút khỏi rạp. Như vậy sau 6 năm Lê Vũ Long mới trở lại màn ảnh. 

Trích phim "Xin hãy tin em" (Nguồn: VTV Giải trí)

Quỳnh An

Tú Oanh trợ giúp cho Thuỳ Anh nhưng hét to hơn người chơi 'Ai là triệu phú'Diễn viên Tú Oanh không chắc chắn về câu trả lời của mình khi xuống sân khấu trợ giúp cho Thuỳ Anh trong chương trình ''Ai là triệu phú'' nên quay mặt đi khi MC Đinh Tiến Dũng đọc đáp án.">

Lê Vũ Long 'Xin hãy tin em' bất ngờ tái xuất cùng diễn viên 'Hương vị tình thân'

Theo trang CBS Miami, các thủy thủ trên tàu tuần duyên Mỹ James đã thu giữ hơn 27 tấn cô-ca-in và khoảng 548kg cần sa từ những kẻ buôn bán ma túy.

“Đây là sự chung tay phối hợp rất lớn. Chúng tôi sử dụng xuồng tốc độ cao, trực thăng, cũng như triển khai các nhân viên trên đất liền. Và chúng tôi cùng phối hợp để vụ bắt giữ được tiến hành thuận lợi”, thủy thủ Carson McCluskey thuộc biên chế tàu James nói.

{keywords}
Ảnh: Cơ quan tuần duyên Mỹ

“Vụ bắt giữ ngày hôm nay là kết quả của những nỗ lực chung giữa chúng tôi và các đối tác liên ngành và liên minh quốc tế tận tâm. Chính phủ và quân đội Canada đã thể hiện khả năng đáng kinh ngạc trong việc đánh bại tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, và tôi xin gửi lời cảm ơn tới thủy thủ đoàn tàu HMCS Shawinigan thuộc biên chế tuần duyên Canada. Chúng tôi sẽ cùng nhau phá vỡ, đánh bại và làm suy yếu bọn tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”, Phó Đô đốc Steven Poulin, chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ tại Đại Tây Dương, nói với tờ Maritime Executive.

Dự kiến, Cơ quan tuần duyên Mỹ sẽ giao lô ma túy trên cho các cơ quan liên ngành khác, cũng như phối hợp chặt chẽ với Viện Công tố Mỹ nhằm đưa những kẻ buôn bán ma túy ra trước vành móng ngựa.

{keywords}
Ảnh: Cơ quan tuần duyên Mỹ
{keywords}
Ảnh: Cơ quan tuần duyên Mỹ

Video: Cơ quan tuần duyên Mỹ

Tuấn Trần

Hà Lan bắt giữ lượng ma túy trị giá hàng nghìn tỷ đồng

Hà Lan bắt giữ lượng ma túy trị giá hàng nghìn tỷ đồng

Cơ quan Phòng Chống Tội phạm Quốc gia Anh (NCA) thông báo, 1,5 tấn ma túy ngụy trang thành muối đá Himalayan đã bị bắt giữ tại cảng Rotterdam, Hà Lan hôm 24/2.

">

Tuần duyên Mỹ bắt giữ lô ma túy khổng lồ 1,4 tỷ USD

 Buổi công chiếu các sản phẩm truyền thông của sinh viên ngành Quản trị công nghệ truyền thông - ĐH Hoa Sen đến với công chúng

Đội ngũ giảng dạy ngành này của HSU là những giảng viên “thực chiến”, giỏi chuyên môn như: đạo diễn Phan Đăng Di, nhà sản xuất - biên kịch Nhi Bùi, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, đạo diễn Mauricio Osaki… Sinh viên của ngành sẽ được hỗ trợ hết mình để kể những câu chuyện độc đáo trên nền tảng của sự hiểu biết về cuộc sống, kiến thức kỹ năng kết hợp với bản sắc riêng. Từ đây, sinh viên có thể thử sức và định hướng tương lai với các vị trí trong đoàn làm phim hay công tác tại các hãng sản xuất, kinh doanh phim và các sản phẩm truyền thông nghe nhìn.

Ngành Fintech - bước đột phá của công nghệ và tài chính

Fintech (Financial Technology) là lĩnh vực kinh tế mới đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, song tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn sơ khai với nhiều tiềm năng phát triển. Theo Cục thống kê ngành Lao động, mức tăng trưởng của ngành Fintech là 6% và từ năm 2020 đến năm 2030, dự kiến sẽ cần khoảng 492.100 vị trí trong ngành Công nghệ tài chính. 

Sự kiện ra mắt ngành Fintech trường ĐH Hoa Sen

Nắm bắt xu hướng đó, năm 2022, ĐH Hoa Sen lần đầu tiên ra mắt ngành học mới Fintech - Công nghệ tài chính về ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động, dịch vụ tài chính. Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế 100% bằng tiếng Anh được xây dựng cùng các doanh nghiệp và cập nhật từ các chương trình của Úc, Mỹ, Anh. Sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức bài bản về khoa học xã hội, pháp luật, ngoại ngữ, kinh tế, công nghệ thông tin và tài chính, cùng với đó là rất nhiều hoạt động thực hành trải nghiệm đa dạng.

Ngành Hệ thống thông tin quản lý - Điểm giao giữa kinh doanh và công nghệ

Theo khảo sát của PwC - một doanh nghiệp trong nhóm Big 4 chuyên về các dịch vụ kiểm toán trong năm 2021, toàn cầu cần 3,5 triệu nhân lực làm việc trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin với các vai trò quan trọng như: đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp (chiếm 43%); đảm bảo an toàn thông tin cho điện toán đám mây (chiếm 40%); Phân tích dữ liệu để đưa ra các cảnh bảo, dự báo về an toàn thông tin (chiếm 37%). Điều này hứa hẹn nhu cầu việc làm rất lớn đối với sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin quản lý nói riêng. 

Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) hay Management Information Systems (MIS) là một ngành học giúp đưa ra các giải pháp quản lý và trao đổi thông tin một cách hiệu quả trong doanh nghiệp. Ngành học này kết nối mọi thứ bên trong tổ chức, bao gồm con người, quy trình kinh doanh, các hoạt động quản lý, hệ thống máy tính, thiết bị phần cứng và giải pháp phần mềm nhằm giúp các tổ chức vận hành hiệu quả hơn. Sinh viên ra trường sẽ có được nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế - quản trị, công nghệ cùng với các kỹ năng mềm, tin học và ngoại ngữ; từ đó tự tin tham gia làm việc toàn cầu với các vị trí từ chuyên viên phân tích, tư vấn đến quản lý dự án hay giám đốc thông tin.

Ngành Kinh tế thể thao - tiên phong tìm kiếm những nhà quản lý thể thao chuyên nghiệp

Việc đưa thể thao trở thành một ngành kinh tế với các hoạt động tạo thu nhập và mang lại thu nhập đã trở nên phổ biến ở các quốc gia phát triển. Ở Mỹ, theo thống kê lĩnh vực Kinh tế thể thao chiếm tỉ trọng đóng góp tới hơn 2,5 GDP hàng năm. Tuy nhiên, tại Việt Nam lĩnh vực này vẫn chưa được chú trọng đầu tư để khai thác hết các tiềm lực. 

Ngành Kinh tế thể thao HSU là ngành học tiên phong đào tạo bậc cử nhân về quản lý thể thao, tham gia đóng góp vào việc nâng cao nguồn nhân lực ngành thể thao nước nhà. Chương trình đào tạo cung cấp những kiến thức và phát triển các kỹ năng về quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực thể thao hiện đại đồng thời rèn luyện thái độ nghề nghiệp để người học làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế thể thao. 

Với 3 định hướng chuyên ngành gồm: Quản lý loại hình kinh doanh thể thao, Quản lý chăm sóc sức khoẻ và quản trị truyền thông, Marketing thể thao, sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thể dục thể thao, trường học, trung tâm thể dục thể thao, câu lạc bộ thể dục thể thao…

Lệ Thanh

">

Điểm danh những ngành học thời thượng, triển vọng

Nhận định, soi kèo PEC Zwolle vs NEC Nijmegen, 2h00 ngày 12/1: Vượt qua đối thủ

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), các tác phẩm nghệ thuật của cô Ohno không chỉ lấy cảm hứng từ các nhân vật tưởng tượng như người máy khổng lồ, mà cô còn làm chúng dựa trên những thứ bình dị trong cuộc sống hàng ngày như một chiếc ô tô, một con rùa hay một bữa ăn của hãng McDonald.

{keywords}
Cô Monami Ohno và tác phẩm. Ảnh: Monami Ohno/ Twitter

“Khoảng 10 năm trước, lúc tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, có lần tôi đã cắt thùng carton ra làm bài tập về nhà. Thứ đầu tiên tôi làm khi đó là một vật nhìn giống với chiếc xe đạp, và tôi không làm nó thành công được như những thứ tôi đang làm hiện nay”, cô Ohno nói.

“Lần đầu tôi cố gập lại giấy, dán keo lên và lắp chúng lại, mọi người xung quanh khen ngợi rằng ‘bạn làm được đó’. Và điều này khiến tôi vui sướng, nên tôi đã tiếp tục công việc này cho tới tận bây giờ”, Ohno cho biết thêm.

{keywords}
Ảnh: Monami Ohno/ Twitter
{keywords}
Ảnh: Monami Ohno/ Twitter
{keywords}
Ảnh: Monami Ohno/ Twitter
{keywords}
Ảnh: Monami Ohno/ Twitter
{keywords}
Ảnh: Monami Ohno/ Twitter
{keywords}
Ảnh: Monami Ohno/ Twitter
{keywords}
Ảnh: Monami Ohno/ Twitter
{keywords}
Ảnh: Monami Ohno/ Twitter
{keywords}
Ảnh: Monami Ohno/ Twitter

Video: SCMP/Reuters

Tuấn Trần

Hong Kong xây một loạt căn hộ nhỏ bằng hai chiếc giường

Hong Kong xây một loạt căn hộ nhỏ bằng hai chiếc giường

Sự thu hẹp của các căn hộ ở Hong Kong (Trung Quốc) đã xuống tới mức rất thấp với một số căn nhỏ tới mức chỉ bằng kích cỡ của hai chiếc giường lớn.

">

Nghệ sĩ Nhật Bản biến hộp carton thành tác phẩm tuyệt đẹp

Á hậu Ngọc Thảo xuất hiện trên thảm đỏ diện chiếc váy trắng, điểm nhấn của bộ trang phục là phần thân trên được cắt xẻ táo bạo, khéo khoe được đường cong trên cơ thể.
Đương kim Hoa hậu Đỗ Thị Hà xuất hiện rực rỡ cùng bố mẹ trong ngày cuối cùng của nhiệm kỳ. Cô diễn chiếc đầm trắng quây ngực khoe vai trần quyến rũ, ngoài ra phần thân dưới còn được xẻ tà cao giúp người đẹp khoe được đôi chân dài.
Hoa hậu Lương Thùy Linh diện váy trắng bó sát cơ thể với phần tà được đính lông vũ, phụ kiện đi kèm là sợi dây chuyền kết hợp với lối trang điểm nhẹ nhàng, kiểu tóc búi gọn gàng vừa sang trọng nhưng cũng không kém phần quyến rũ. 
Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 - Huỳnh Nguyễn Mai Phương trẻ trung trong chiếc váy hồng cúp ngực, bó sát khóe khoe được những đường cong của cơ thể.
Hoa hậu Đỗ Thị Hà xuất hiện rạng rỡ trên thảm đỏ. Trong 2 năm qua, người đẹp gốc Thanh Hóa đã hoàn thành được vai trò và sứ mệnh của mình. Đêm nay, cô sẽ trao vương miện cho tân Hoa hậu Việt Nam 2022.
Á hậu 1 Phạm Ngọc Phương Anh xuất hiện rạng rỡ trên thảm đỏ vớiđầm trắng trễ vai ôm sát cơ thể.
Hoa hậu Đỗ Thị Hà, á hậu Phương Anh, Ngọc Thảo trong ngày cuối cùng của nhiệm kỳ. 
Hoa hậu Tiểu Vy lộng lẫy trong chiếc váy đen với phần tà xẻ cao, điểm nhấn của trang phục là chiếc áo choàng lông vũ giúp cho người đẹp trở nên sang trọng và quyến rũ hơn. 
Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 - Đoàn Thiên Ân sang trọng trong chiếc trắng cúp ngực được đính kết đá tỉ mỉ. 
 Hoa hậu Liên lục địa 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc diện đầm đuôi cá bó sát, với thiết kế chiết eo, điểm nhấn là chiếc áo choàng giúp cho người đẹp trở nên lộng lẫy .
Người đẹp gốc Thanh Hóa - á hậu Phương Nhi xuất hiện trên thảm đỏ diện váy hồng cánh sen hai dây vừa ngọt ngào vừa quyến rũ giống như nàng công chúa.
">

Dàn hoa, á hậu váy áo cắt xẻ dự chung kết Hoa hậu Việt Nam 2022

LTS: Thông tư 18 mới đây về đào tạo tiến sĩ của Bộ GD-ĐT đang gây ra nhiều tranh cãi, chủ yếu liên quan đến việc công bố quốc tế. Để thông tin đa chiều, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết do GS.TS Ngô Việt Trung - nguyên Viện trưởng Viện Toán học gửi tới VietNamNet.

XEM THÔNG TƯ 18/2021/TT-BGDĐT VỀ QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

{keywords}
GS.TSKH Ngô Việt Trung từng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về Khoa học và công nghệ, được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ 3 vào năm 2000.

Tiến sĩ là bằng cấp học thuật cao nhất, là lực lượng chủ chốt trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. Khi xem xét đào tạo tiến sĩ ở bất kỳ một đại học nào tại các nước đang phát triển như Việt Nam, người ta thường chỉ hỏi một câu là luận án cần bao nhiêu công bố quốc tế thì được bảo vệ vì công bố quốc tế chính là sự đánh giá khách quan nhất đối với chất lượng luận án khi trình độ khoa học của nước đó chưa cao, chưa tự thẩm định được chất lượng nghiên cứu. Vì vậy, các nước đang phát triển thường quy định luận án tiến sĩ phải có công bố quốc tế trong những tạp chí quốc tế có sự đảm bảo về chất lượng.

Chuẩn tiến sĩ 'thua' Thái Lan, Malaysia

Trên thế giới có hai danh mục ISI và Scopus bao gồm các tạp chí khoa học được lựa chọn theo chất lượng của các công bố. Do tiêu chuẩn xét chọn cao nên đăng bài ISI khó hơn đăng bài Scopus rất nhiều. Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng dùng hai danh mục này để xét chọn chức danh. Ví dụ như Phó Giáo sư hay Giáo sư cần có ít nhất 3 hay 5 bài báo trong 2 danh mục này. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) cũng quy định các đề tài nghiên cứu phải công bố ít nhất 2 bài ISI trong 2 năm.

Quy chế đào tạo tiến sĩ cũ (ban hành năm 2017) quy định luận án tiến sĩ phải công bố 2 bài báo trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus (bài kia có thể đăng trong nước) hoặc 2 bài báo ở nước ngoài. So với tiêu chuẩn chức danh thì quy định này hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nó vẫn còn kém các nước Đông Nam Á. Ví dụ như ĐH Malaya (Malaysia) yêu cầu luận án các ngành khoa học tự nhiên phải có 2 bài ISI, các ngành khoa học xã hội có 1 bài ISI hay ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) yêu cầu luận án phải có 1 bài ISI.

Quy chế đào tạo tiến sĩ mới huỷ bỏ hoàn toàn yêu cầu công bố quốc tế của Quy chế cũ. Thậm chí, luận án chỉ cần có 3 công bố trên các tạp chí trong nước loại trung bình là được bảo vệ. Người hướng dẫn cũng không cần có công bố quốc tế, chỉ cần có 2 công bố trong nước loại trung bình trong 5 năm cuối, còn thấp hơn cả tiêu chuẩn 3 công bố của nghiên cứu sinh. Quy trình duyệt bài của những tạp chí này thường dễ dãi và tuỳ tiện. Vì vậy, nghiên cứu sinh và thầy hướng dẫn có thể dễ dàng tác động vào quá trình xét duyệt đăng bài, tạo kẽ hở cho việc ra đời các "tiến sĩ rởm".

Nhìn sang các nước quanh ta thì Quy chế mới ban hành thực sự là một nỗi hổ thẹn quốc gia. Đáng nhẽ ra, cần nâng tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ lên để có thể đuổi kịp trình độ đào tạo tiến sĩ của Thái Lan thì lại hạ thấp tiêu chuẩn cho phép chỉ cần công bố trong các tạp chí trong nước loại trung bình. Điều này rất nguy hiểm vì tiến sĩ là lực lượng giảng dạy chủ chốt trong các đại học.

Với quy chế mới có thể khẳng định giáo dục đại học ở Việt Nam sẽ còn tụt hậu hơn nữa so với các nước Đông Nam Á.

Không yêu cầu công bố quốc tế, không thể ngăn cản lò ấp tiến sĩ rởm

Trước năm 2017, chúng ta đã từng xôn xao về các lò tiến sĩ rởm, những nơi có thể đào tạo hàng trăm tiến sĩ mà hầu như không có công bố quốc tế nào. Chúng ta cũng bức bối vì có quá nhiều tiến sĩ ở các cơ quan công quyền mà không biết họ có thật sự nghiên cứu để có bằng hay không. Quy chế cũ đã giúp dẹp bỏ những vấn nạn này chính bởi vì tiêu chuẩn công bố quốc tế mà nghiên cứu sinh khó lòng “chạy” được. Vậy thì tại sao Bộ GD-ĐT lại thay thế Quy chế cũ bằng một quy chế không khác gì thời kỳ nhiều tiêu cực trước 2017?

Quy chế cũ không phải là không có những khiếm khuyết:

- Một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khó đào tạo tiến sĩ vì khó có công bố quốc tế.

- Không thể yêu cầu công bố quốc tế một cách chung chung vì có nhiều tạp chí không đảm bảo chất lượng mà nghiên cứu sinh có thể bỏ tiền ra để mua bài.

Nhưng nếu dùng những khiếm khuyết này nhằm loại bỏ tiêu chuẩn công bố quốc tế của Quy chế cũ thì không hợp lý.

Hãy nhìn sang Trung Quốc là nước tương đồng với chúng ta về mọi mặt. Trong bảng xếp hạng các đại học thế giới năm 2021 của Times Higher Education (chủ yếu dựa theo thành tích công bố quốc tế) thì ĐH Bắc Kinh đứng thứ 17 trong khoa học xã hội và thứ 28 trong khoa học nhân văn.

Trong lúc các tác giả Trung Quốc dùng mọi cách để khẳng định yêu sách lãnh thổ của họ trong các công bố học thuật thì Việt Nam lại bỏ mặc mặt trận này. Trong bài báo “Đào tạo tiến sĩ tràn lan là có lỗi với lịch sử, đất nước” (Người Lao Động, 16/3/2018), GS Võ Văn Sen, nguyên Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh, đã thẳng thắn thừa nhận công bố quốc tế “là cái yếu chung và chúng ta là một trường hợp yếu điển hình: Là ĐH lớn nhưng chuẩn về công bố khoa học rất thấp”.

Vì vậy, vẫn nên giữ yêu cầu công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn, nhưng có thể ở mức thấp hơn. Đối với một số ngành đặc thù chưa thể có công bố quốc tế thì Bộ GD-ĐT có thể chấp nhận luận án không có công bố quốc tế.

Cũng có người nói Quy chế mới sẽ xoá bỏ nạn thuê viết bài báo quốc tế hay bỏ tiền ra để đăng bài trong các tạp chí rởm ở nước ngoài. Thuê viết bài báo trong nước rẻ hơn hay là viết bài đăng trong nước quá dễ? Để khắc phục những tiêu cực này, Bộ GD-ĐT chỉ cần yêu cầu công bố trong các tạp chí quốc tế có uy tín. Khó có ai dám nhận viết thuê để đăng trong những tạp chí có uy tín này vì chỉ những bản thảo có giá trị khoa học thực sự mới được nhận đăng.

Về ý kiến nói rằng nên để “sàn” công bố thấp để các cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đào tạo tiến sĩ: Cơ sở đào tạo nghiêm chỉnh chắc chắn không cần đến cái sàn của Bộ. Còn những cơ sở lấy sàn thấp thì sao? Xã hội có đủ sức biết tiến sĩ nào thật, tiến sĩ nào rởm không? Ở các nước phát triển, người ta luôn đòi hỏi các tiến sĩ đi xin việc nộp danh sách công bố quốc tế hay các chứng chỉ phát minh sáng chế. Nếu đào tạo tiến sĩ không đòi hỏi những thứ này, thì lấy cái gì để đánh giá trình độ tiến sĩ. Thế mới có chuyện có những người lấy bằng tiến sĩ chỉ sau vài lần "đi chơi nước ngoài" tại những cơ sở đào tạo rởm mà vẫn được cơ quan của họ tin dùng, thậm chí lên chức sau khi có bằng tiến sĩ mang mác nước ngoài.

Phải chăng Bộ GD-ĐT muốn tăng số lượng tiến sĩ bất kể chất lượng đào tạo thế nào nên mới hạ tiêu chuẩn công bố xuống thấp như thời kỳ có nhiều tiêu cực trước năm 2017. Với tiêu chuẩn đầu ra thấp như vậy, tôi cho rằng quy chế mới đã cấp giấy thông hành cho việc đào tạo tiến sĩ không đảm bảo chất lượng trong xã hội.

Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố quốc tế là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để có "tiến sĩ thật". Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các “tiến sĩ rởm”. Chỉ cần vài năm đào tạo tiến sĩ theo Quy chế mới thì xã hội sẽ lại "dậy sóng" khi nhìn đâu cũng thấy tiến sĩ, thật - giả lẫn lộn.

Vì vậy, tôi đề nghị Bộ GD-ĐT sửa lại Quy chế đào tạo tiến sĩ mới theo tinh thần “học thật, thi thật, nhân tài thật”, để đem lại niềm tin của xã hội đối với phát biểu của Thủ tướng.

GS.TSKH Ngô Việt Trung

GS Nguyễn Xuân Hùng: 'Công bố quốc tế để hội nhập thế giới'

GS Nguyễn Xuân Hùng: 'Công bố quốc tế để hội nhập thế giới'

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Viện trưởng Viện CIRTech, Đại học Công nghệ TP.HCM, Chủ tịch Hội Chuyên ngành Cơ học Việt Nam, thì công bố quốc tế là một cách rất hiệu quả để giáo dục Việt Nam hội nhập với thế giới.

">

GS Ngô Việt Trung: Không yêu cầu công bố quốc tế, không thể ngăn ra lò tiến sĩ rởm

友情链接