Tự chủ kinh tế ở các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 'gánh nặng' cho ngân sách Nhà nước
作者:Nhận định 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-23 12:57:20 评论数:
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh minh họa: Cổng thông tin Bộ Tài chính |
Tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2019 vừa được tổ chức,ựchủkinhtếởcácđơnvịsựnghiệpcônglậpgiảmgánhnặngchongânsáchNhànướpháp luật báo mới 24h GS.TS Nguyễn Thị Cành (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã có những chia sẻ về quan đểm cải cách chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyên gia tài chính – ngân hàng. Theo đó, GS.TS Nguyễn Thị Cành nhấn mạnh, muốn cải cách chính sách tài khóa cần phải cơ cấu lại một bước chi tiêu công.
Theo tin từ Cổng thông tin Bộ Tài chính, tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Thị Cành cho biết, hiện nay, chi thường xuyên chúng ta đã được cơ cấu lại được một bước, giảm so với trước đây, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi ngân sách. Do đó, chi hành chính cho bộ máy cần phải giảm thông qua việc tinh giản biên chế, chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế tự chủ về tài chính, giảm gánh nặng chi sự nghiệp từ nguồn vốn ngân sách. Đây được coi là vấn đề cốt lõi để giải bài toán giảm chi thường xuyên. Cùng với đó, dự toán ngân sách các cấp phải gắn với kết quả thực hiện mục tiêu, tức là kết quả đầu ra. Các nước phát triển thường áp dụng các phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và đây là một trong những biện pháp để thực hiện chi tiêu công có kiểm soát, tiết kiệm và hiệu quả.
Cải cách chính sách tài khóa, cải cách ngân sách nhà nước luôn được thực hiện ở các nước trên thế giới, nhiều nước đã bắt đầu thực hiện cải cách về quản lý tài chính công nhằm cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, giảm tỉ lệ thâm hụt ngân sách, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu suất và chất lượng các dịch vụ công. Cải cách ngân sách Nhà nước (NSNN) đều hướng đến mục tiêu là giảm thâm hụt ngân sách và tăng tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý NSNN, cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
“Chính sách tài khóa được thực hiện tốt, nghĩa là thu - chi ngân sách được cân đối phù hợp với quy mô nền kinh tế. Những năm gần đây, việc cắt giảm thuế quan do hội nhập đã ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhà nước. Do đó, cùng với việc mở rộng cơ sở thu, tăng thu nội địa, thì cần thiết phải cơ cấu lại chi tiêu công. Chi tiêu công của Việt Nam tập trung vào 5 mục chính, gồm: chi đầu tư phát triển; chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; chi trả nợ và dự phòng, tuy nhiên, chủ yếu là chi cho đầu tư và chi thường xuyên. Do đó, giải bài toán chi ngân sách sao cho tiết kiệm, hiệu quả tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực này”. Chuyên gia Nguyễn Thị Cành nhấn mạnh.
Chuyên gia Nguyễn Thị Cành cho rằng, vấn đề cân bằng ngân sách để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu, chi ngân sách. Chính sách tài khóa được thực hiện tốt sẽ tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế.