Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Naft Misan, 21h00 ngày 14/1: Kịch bản quen thuộc -
Thông tin mới nhất về tình hình các nạn nhân vụ sập nhà 4 tầng tại TP.HCMCác nạn nhân vụ sập nhà được sơ cứu tại chỗ và chuyển đến bệnh viện. Ảnh: TTCC 115. Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nam 33 tuổi (ngụ tại An Giang) nhập viện trong tình trạng gãy hở 2 xương cẳng chân phải, gãy trật khớp háng trái. Bệnh nhân được mổ cắt lọc, đặt cố định ngoài chân phải và nắn trật khớp háng trái, xuyên đinh kéo tạ đùi trái.
Ca phẫu thuật với trường hợp này kết thúc lúc 22h40 đêm qua. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu tạm ổn, theo dõi hậu phẫu tại khoa Gây mê Hồi sức.
Ngoài ra, 5 nạn nhân khác trong vụ sập nhà cũng được chuyển đến Bệnh viện quận Bình Thạnh cấp cứu trong chiều qua (24/9). Các nạn nhân này đã ổn định. Ngay khi nhận báo cáo về vụ việc, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các bệnh viện theo dõi sát tình trạng người bệnh, tích cực điều trị, đảm bảo an toàn tính mạng cho các nạn nhân.
Như VietNamNetđã đưa tin, khoảng 12h30 chiều nay, một căn nhà 4 tầng ở trong hẻm tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) bất ngờ bị đổ sập. Lực lượng cứu hộ cứu nạn đã đưa được 7 người ra khỏi đống đổ nát. Căn nhà bị sập có chiều ngang hơn 10m, sâu khoảng 20m, lọt giữa hai căn nhà có chiều cao tương đương.
Cơ quan chức năng xác định nguyên nhân sơ bộ là do căn nhà có dấu hiệu bị nghiêng và được chủ nhà thuê thợ về sửa chữa, gia cố. Thời điểm sập nhà, có 7 người đứng bên trong nên bị bê tông đè trúng. Hiện trường vụ việc vẫn đang được phong tỏa.
Nạn nhân nặng nhất trong vụ sập nhà 4 tầng tại TP.HCM không có bảo hiểm y tế
Nạn nhân 23 tuổi trong vụ sập nhà 4 tầng ở TP.HCM nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, dập phổi, gãy xương. Sau ca phẫu thuật khẩn cấp, bệnh nhân hiện ổn định và tỉnh táo."> -
Tìm cơ chế cho vay ngang hàng nóng trên bàn nghị sựNếu như Mobile Money được cho là sandbox đầu tiên trong lĩnh vực Fintech thì các doanh nghiệp Việt cũng đang chờ đợi có cơ chế này áp dụng cho hoạt động vay ngang hàng. Cho vay ngang hàng lên bàn nghị sự
Tại phiên chất vấn mới đây, bà Phạm Thị Thanh Mai, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đưa ra câu hỏi cho Ngân hàng Nhà nước: “Hiện nay, người dân dễ dàng tiếp cận một loại hình vay khá phổ biến gọi là vay qua trang web hoặc vay app mà ngân hàng gọi là cho vay ngang hàng (P2P - Lending). Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết hành lang pháp lý của hoạt động cũng như quản lý việc cho vay ngang hàng mà người dân chỉ biết đến và gọi chung là vay qua app vì thời gian qua Công an Hà Nội đã khám phá án một vụ án vay qua app lên đến hơn 5.000 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho nhân dân”.
Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết:“Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending). Tuy nhiên, việc thiếu một hành lang pháp lý cho hoạt động này đã gây ra nhiều vấn đề. Về lý thuyết, P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là với các đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhưng trên thực tiễn, hoạt động P2P Lending tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội".
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Nghị định để kiểm soát vấn đề này. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và ban hành khung pháp lý bao gồm cả những biện pháp chế tài để xử lý vi phạm.
Không phải đến thời điểm này, vấn đề cho vay ngang hàng mới được đặt lên bàn nghị sự. Mà từ hồi tháng 5/2020, Thủ tướng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp các bộ, ngành đề xuất cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng và các hình thức thanh toán mới chưa có quy định của pháp luật.
Như vậy, đã 2 năm sau khi Thủ tướng yêu cầu đề xuất cơ chế thí điểm quản lý hoạt động cho vay ngang hàng và các hình thức thanh toán mới nhưng vấn đề này dường như vẫn đang ở chế độ “chờ đợi”.
Cho vay ngang hàng chờ sandbox
Nếu như Mobile Money được cho là sandbox (cơ chế thử nghiệm có kiểm soát) đầu tiên trong lĩnh vực Fintech thì các doanh nghiệp Việt cũng đang chờ đợi có thể có cơ chế này áp dụng cho vay ngang hàng.
Theo CEO Tima Trần Thế Vĩnh, Nhà nước cần sớm có khung pháp lý quy định cụ thể về hoạt động cho vay ngang hàng nhằm thanh lọc thị trường, loại bỏ các công ty trá hình, không đủ điều kiện hoạt động. Việt Nam có hơn một nửa là dân số trẻ trong độ tuổi lao động đang có nhu cầu tài chính cao nhưng lại gặp nhiều rào cản khi tiếp cận tài chính chính thống, đặc biệt là nhóm người ở nông thôn. Đây là tiềm năng rất lớn cho lĩnh vực P2P Lending phát triển. Thêm vào đó là sự phổ cập của Internet, điện thoại di động mở ra cơ hội để cho vay ngang hàng dễ dàng tiếp cận đến từng khách hàng trên mọi vùng địa lý.
Ông Trần Thế Vĩnh cho hay, trên thị trường đang tồn tại các ứng dụng (app) cho vay online đội mác P2P lending để thực hiện hoạt động cho vay trái pháp luật theo hình thức “tín dụng đen”. Những app này thường bẫy người dùng bằng hình thức cho vay online dễ dàng, chỉ cần một số giấy tờ cơ bản như chứng minh nhân dân. Nhưng khi người dùng đăng ký vay mới biết mình phải chịu mức lãi suất rất cao, dẫn đến không có khả thanh toán. Sau đó, họ phải đối mặt với hình thức đòi nợ theo kiểu tín dụng đen đe dọa, “khủng bố” tinh thần khách vay và những người thân, gây mất an toàn cuộc sống.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Việt Vĩnh, Chủ tịch HĐQT công ty Gomin Corp và Tổng giám đốc Fiin Credit nhấn mạnh rằng, cần sớm có sandbox hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng -cụ thể với mô hình dịch vụ P2P Lending. Nếu có cơ chế này sẽ ngăn chặn và hạn chế hoạt động tín đụng đen phi pháp, lợi dụng môi trường mạng hoặc giả mạo mô hình P2P Lending để thực hiện hành vi cho vay nặng lãi hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bên cạnh đó, cơ chế thí điểm có kiểm soát sẽ hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân và tổ chức nước ngoài núp bóng doanh nghiệp nội địa để cho vay nặng lãi, tín dụng đen qua mạng, rửa tiền; góp phần đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sandbox cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech có hành lang pháp lý để phát triển, mở rộng hợp tác với những tổ chức tài chính, tín dụng và quỹ đầu tư. Như vậy, người dân có thể nhận diện được các doanh nghiệp hoạt động đúng mô hình, tránh được cạm bẫy lừa đảo trên Internet.
Chia sẻ về vấn đề trên, ông Lê Minh Hải, CEO Tienngay.vn cho rằng, nên sớm ra cơ chế sandbox để có khung pháp lý về xử lý nợ xấu đối với các doanh nghiệp P2P Lending và xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp cố tình không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Sandbox cần tiếp cận theo hướng cởi mở hơn giúp P2P Lending được truyền thông đúng đắn, tiếp cận nhiều hơn tới người dân, khuyến khích các mô hình sáng tạo đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư và người vay. Bên cạnh đó, cần có cơ chế báo cáo, liên thông về lịch sử tín dụng của khách hàng giữa các công ty P2P Lending với nhau và với các ngân hàng, công ty tài chính để đảm bảo việc quản trị rủi ro được tốt hơn.
Ông Lê Minh Hải cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn cụ thể cho các công ty P2P Lending về những tiêu chí đạt điều kiện tham gia thử nghiệm để đảm bảo quản trị rủi ro, quyền lợi nhà đầu tư và người vay, đồng thời hạn chế các vấn đề lừa đảo tín dụng đang bùng phát thời gian qua.
“Chúng tôi đang chờ đợi sandbox để giúp thị trường thanh lọc các tổ chức tài chính hoạt động trá hình, dẹp bớt vấn nạn tín dụng đen và đưa thêm nhiều kênh tài chính lành mạnh đến với người dân”,ông Lê Minh Hải nói.
Thái Khang
"> -
Sagri ký hợp tác trước khi có chỉ đạo Qua 3 chủ đầu tư, dự án sinh thái hồ Vĩnh Lộc vẫn 'bất động' suốt 16 nămThanh tra TP.HCM vừa có thông báo kết luận thanh tra về dự án Khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh do Công ty CP Sinh thái Văn hoá Vĩnh Lộc (Công ty Vĩnh Lộc) làm chủ đầu tư.
Các nội dung được thanh tra tại dự án gồm: Pháp lý dự án; pháp lý chuyển giao chủ đầu tư từ Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) và Công ty CP Quốc tế C&T (Công ty C&T) sang Công ty Vĩnh Lộc; công tác bồi thường, tái định cư cho các hộ dân...
Khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc là dự án đã kéo dài 16 năm, qua 3 chủ đầu tư nhưng mới chỉ dừng lại ở những bước ban đầu của quá trình đầu tư thực hiện dự án.
Đồ án quy hoạch chung Công viên sinh thái văn hoá du lịch Vĩnh Lộc được phê duyệt từ năm 1997, đến nay đã hơn 23 năm nhưng triển khai rất chậm do có nhiều vướng mắc, phải chờ ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành uỷ và UBND Thành phố trong việc chuyển đổi chủ đầu tư và điều chỉnh tỷ lệ góp vốn của các bên.
Đến nay, dự án vẫn chưa được lập quy hoạch chi tiết, tiến độ thực hiện quy hoạch 1/2.000 chậm, chưa chọn đơn vị tư vấn. Thiếu sót này thuộc trách nhiệm của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh.
Dự án Khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc bị ngưng thực hiện từ năm 2011 đến nay. Về việc hợp tác giữa Sagri và Công ty C&T để thành lập Công ty Vĩnh Lộc thực hiện dự án, Thanh tra TP.HCM xác định Sagri chưa thực hiện theo đúng trình tự thủ tục. Cụ thể, ngày 12/10/2007, Sagri ký hợp đồng hợp tác với Công ty C&T trước khi có chỉ đạo của UBND Thành phố là không đúng trình tự, thủ tục và không đảm bảo tỷ lệ góp vốn của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối.
Do đó, dẫn đến hợp đồng này không thể thực hiện, Sagri phải hoàn trả tiền tạm ứng giá trị lợi thế thương mại và gần 290 triệu đồng tiền lãi. Việc hợp tác giữa Sagri và Công ty C&T trên cơ sở góp vốn bằng tiền và phần diện tích 221ha/277ha chưa được cấp giấy chứng nhận cho Sagri nên việc xác định giá trị lợi thế thương mại là không có cơ sở.
Từ khi UBND Thành phố chỉ đạo Sagri và các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục pháp lý để hình thành pháp nhân mới với tỷ lệ góp vốn theo đề nghị của Văn phòng Thành uỷ, Sagri đã có nhiều văn bản mời Công ty CP Du lịch văn hoá Suối Tiên (Công ty Suối Tiên) tham gia.
Tuy nhiên, sau khi khảo sát dự án, do thấy còn nhiều vấn đề cần giải quyết, Công ty Suối Tiên và ông Đinh Văn Vui đã rút khỏi dự án, khẳng định không tham gia dự án mà không có văn bản hồi đáp, đến nay dự án bị bỏ ngỏ về việc thành lập pháp nhân mới.
Doanh nhân Đinh Văn Vui được biết đến là “kiến trúc sư trưởng” của Khu du lịch văn hoá Suối Tiên (quận 9, TP.HCM) và là “ông vua” của ngành công nghiệp giải trí trong nước.
Đất thu hồi bị lấn chiếm, xây dựng trái phép
Nhiều năm trôi qua dự án vẫn “án binh bất động”, ngày 21/1/2011, UBND TP.HCM ra Quyết định số 353/QĐ-UBND ngưng thực hiện dự án. Khi đó, Công ty Vĩnh Lộc không có đủ cơ sở pháp lý để tiếp tục huy động vốn từ ngân hàng, đối tác. Vì vậy Công ty Vĩnh Lộc chưa cung cấp được tài liệu chứng minh nguồn vốn triển khai dự án hiện nay.
Ngoài ra, sau khi ký thoả thuận hợp tác, Sagri và Công ty C&T chưa góp đủ vốn điều lệ vào Công ty Vĩnh Lộc theo thoả thuận. Thậm chí, số tiền 6 tỷ đồng của Sagri góp vốn vào Công ty Vĩnh Lộc là do Công ty C&T cho vay.
“Trong giai đoạn Sagri được giao làm chủ đầu tư dự án, Sagri không đủ tiềm lực để thực hiện dự án. Ngoài ra, Công ty C&T có tạm ứng nhiều chi phí liên quan dự án vào hoạt động của Công ty Vĩnh Lộc”, Thanh tra TP.HCM xác định.
Đối với 11ha đất thuộc dự án đã được bồi thường nhưng không bàn giao theo ranh mốc giữa các đơn vị. Sau đó, Sagri tiếp nhận nhưng không cắm mốc quản lý và UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh cũng không quản lý mà do các hộ dân vẫn tiếp tục sử dụng, canh tác.
Qua làm việc, các cơ quan liên quan không cung cấp được các tài liệu, chứng từ liên quan đến việc quyết toán số tiền đã bồi thường, hỗ trợ cho 18 hộ dân.
Thanh tra TP.HCM xác định, công tác quản lý đất đai và kiểm tra xử lý về hoạt động xây dựng tại khu đất dự án trên địa bàn các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai thuộc huyện Bình Chánh có thiếu sót, còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm, vi phạm.
UBND xã Vĩnh Lộc B chưa quản lý phần đất 11ha đã bồi thường; có kiểm tra, xử lý các công trình lấn chiếm đất thuộc dự án nhưng còn chậm, thiếu cương quyết dẫn đến công trình vi phạm sau khi đã xử lý vẫn tiếp tục tái phạm, một số công trình vi phạm còn tồn tại. Tại khu quy hoạch hồ sinh thái còn nhiều khu đất nông nghiệp được phân lô, phân nền chưa được xử lý.
Về quyết định ngưng thực hiện dự án của UBND TP.HCM, Thanh tra Thành phố cho rằng lý do thu hồi, các căn cứ pháp lý và trình tự thủ tục do Sở TN&MT tham mưu chưa chặt chẽ về phạm vi, đối tượng áp dụng, không trình phương án thực hiện thủ tục pháp lý để chấm dứt dự án.
Sở TN&MT cần tham mưu trình UBND Thành phố điều chỉnh hoặc thu hồi quyết định nói trên để ban hành quyết định thu hồi đất đã được giao cho Công ty Đầu tư xây dựng Bình Chánh theo quy định. Để xảy ra thiếu sót trong việc tham mưu quyết định ngưng dự án, UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở TN&MT kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan.
Thanh tra điểm mặt hàng loạt sai phạm tại các dự án BĐS ở Bình Thuận
- Quá trình thanh tra 14 dự án khu đô thị và nhà ở thương mại trên địa bàn, Sở Xây dựng Bình Thuận xác định nhiều chủ đầu tư vi phạm luật xây dựng, kinh doanh BĐS, thậm chí có trường hợp không liên hệ được chủ đầu tư.
">