Dịch vụ I-Zone có 4 tính năng chính: I-Zone dating; I-Zone chat; Game Zone và tính năng đọc báo.
ấpthửnghiệkq premier leagueViettel cung cấp thử nghiệm I
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1 -
Con gái Phi Nhung về Việt Nam sau gần một năm mẹ mấtĐây là chuyến trở về Việt Nam đầu tiên của Wendy Phạm sau khi ca sĩ Phi Nhung mất hồi cuối tháng 9/2021. Sau khi nữ ca sĩ mất, tro cốt của cô được nghệ sĩ Việt Hương đưa về Mỹ trao tận tay con gái và nằm ở Tịnh xá Giác An (Mỹ). Trong một livestream cuối tháng 10/2021, Wendy Phạm cho biết sẽ để tro cốt của mẹ ở Tịnh xá Giác An khoảng 1 hoặc 2 năm, sau đó sẽ đưa về Việt Nam để mọi người đến thăm. Cô cũng dự định rải tro cốt của mẹ xuống biển Hawaii theo nguyện vọng của cố nghệ sĩ.
Ngày 3/6 vừa qua, Wendy Phạm đã hát tưởng nhớ cố ca sĩ Phi Nhung qua bài hát “Mẹ là quê hương”trong show diễn “Mơ ước của Nhung” do Mạnh Quỳnh khởi xướng nhằm quyên góp tiền xây dựng trường Việt ngữ tại Mỹ theo tâm nguyện của nữ ca sĩ.
Giữa tháng 8/2021, Phi Nhung nhập viện tại bệnh viện Gia An 115 chữa Covid-19 nhưng sức khỏe khuyển biến nặng. Nhận được sự ủy quyền của Wendy Phạm, Việt Hương đứng ra lo mọi thủ tục, để ca sĩ chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy, điều trị ở khoa Hồi sức tích cực. Tuy nhiên, cô đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12h15 trưa 28/9 sau hơn 1 tháng điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Phi Nhung tên thật là Phạm Phi Nhung, sinh năm 1970, tại Gia Lai. Cha của cô là người Mỹ, mẹ người Việt. Năm 10 tuổi, mẹ của Phi Nhung qua đời, cô ở với ông bà ngoại. Năm 1989, nữ ca sĩ sang Mỹ và bắt đầu sự nghiệp ca hát tại hải ngoại. Năm 2005, cô về nước hoạt động ca hát cũng như các hoạt động từ thiện. Phi Nhung cũng nhận rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn làm con nuôi, bao bọc các em. Quán quân The Voice Kids Hồ Văn Cường cũng là con nuôi của cô.
Wendy Phạm ở sân bay Tân Sơn Nhất:
Như Ngọc
"> -
- Từng có lúc suýt mù cả 2 mắt vì chứng bệnh lạ, giờ đây, khi vượt qua tất cả khó khăn nhờ lòng ham học của mình, thầy giáo trẻ Nguyễn Tiến Long đang trở thành người truyền cảm hứng và lòng say mê khoa học cho các học trò của mình. Thầy giáo Vật lý Nguyễn Tiến Long của Trường THCS, THPT Nguyễn Tất Thành. Ảnh: Lê Văn Tôi hẹn gặp Nguyễn Tiến Long vào ngày Long đưa đội Robocon của Câu lạc bộ Khoa học Trường THCS, THPT Nguyễn Tất Thành tham dự cuộc thi Robot mở rộng do Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường ĐH Sư phạm HN tổ chức.
Cuộc thi là một thử thách khó khăn với đội Robocon Trường Nguyễn Tất Thành khi đối thủ của thầy trò Long là các anh chị sinh viên đến từ các trường đại học khá mạnh của Hà Nội. Thế nhưng, 3 chú robot của Trường Nguyễn Tất Thành vẫn mạnh mẽ vượt qua từng trận đấu với rất nhiều chiến thắng tuyệt đối.
Thầy giáo Vật lý Nguyễn Tiến Long đồng thời cũng là Chủ nhiệm CLB Khoa học của trường đứng ở khu vực khán giả, theo dõi từng trận đấu của các chú robot Trường Nguyễn Tất Thành. Chốc chốc, Long lại tới khu vực kỹ thuật của đội trao đổi, hướng dẫn các em chuẩn bị cho những trận đấu tiếp theo.
Kết quả của cuộc thi khá bất ngờ khi cả 3 chú robot của Trường Nguyễn Tất Thành lần lượt giành giải vô địch, giải Ba và giải Tư. Thầy trò trường Nguyễn Tất Thành ôm nhau hò hét trong chiến thắng gần như tuyệt đối của mình trước các anh chị sinh viên.
Nhìn sự năng động, nhanh nhẹn của Long bên những học trò của mình, khó ai có thể tin rằng, thầy Long của hiện tại chính là cậu bé thủ khoa ngày nào từng bị hội chứng Marfan hành hạ, khiến đôi mắt gần như không còn nhìn thấy gì nữa.
Nhiệt huyết sôi nổi trên sân thi đấu của lũ học trò bao nhiêu thì Long lại trở nên thâm trầm bấy nhiêu khi tôi nhắc về những ngày tháng khó khăn trước đây của Long. Long nói, đó là chuyện đã qua, đã là quá khứ và em không muốn "đào xới" nó lại nữa.
Tuy nhiên, quá khứ ấy hẳn là rất khó quên với cựu học sinh Trường Nguyễn Tất Thành và nay lại trở thành thầy giáo của chính ngôi trường mình theo học. Vào năm thứ nhất đại học, đôi mắt gần như mù hẳn đã buộc Long phải xin bảo lưu kết quả ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên để đi chữa bệnh ở nước ngoài.
Khó khăn, tốn kém và vất vả thế nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và những tấm lòng thiện tâm, Long đã vượt qua với quyết tâm trở lại trường. Long kể, thời gian sau đó, em vừa phải học vừa phải đi làm thêm để trả các khoản nợ mà bố mẹ đã vay để đưa em đi chữa bệnh ở nước ngoài.
Tốt nghiệp Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Long được giữ lại trường để tham gia giảng dạy tại Trường THPT Chuyên của trường. Rồi tới năm ngoái, Long nhận được lời đề nghị của cô Nguyễn Thu Anh, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Tất Thành đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm trước đây của em, chuyển về Trường Nguyễn Tất Thành.
Long cho biết, học sinh ở trường chuyên mà mình dạy đều là những học trò thông minh xuất sắc. Tuy nhiên, bản thân Long vẫn cảm thấy mô hình đào tạo ở trường chuyên thiếu sự năng động và phong phú. Vì thế, Long đã quyết định chuyển về Trường Nguyễn Tất Thành.
Long đang trao đổi với học sinh trong đội tuyển Robocon của trường tại cuộc thi sáng 15/11. Ảnh: Lê Văn. Tại trường, ngoài việc giảng dạy chuyên môn, Long còn được giao làm chủ nhiệm CLB Khoa học của trường. Đây là câu lạc bộ sẽ đứng ra tổ chức tất cả các hoạt động về khoa học cho học sinh trong toàn trường với mục tiêu hỗ trợ học tập.
Long cho biết, điểm khác biệt trong hoạt động khoa học của Trường Nguyễn Tất Thành chính là kế hoạch được lên sẵn từ đầu năm với rất nhiều hoạt động lớn nhỏ. Bên cạnh đó, hầu hết hoạt động đều do các bạn học sinh tự tham gia từ khâu chuẩn bị cho tới khâu triển khai thực hiện, các thầy cô giáo chỉ đóng vai trò định hướng, kiểm tra và truyền cảm hứng cho các em.
Cũng có lẽ nhờ vậy, các hoạt động khoa học của Trường Nguyễn Tất Thành khá mạnh và thu được nhiều kết quả. Trước khi gặp tôi, Long vừa dẫn một nhóm học sinh của trường tham gia cuộc thi thiết kế vệ tinh khu vực châu Á diễn ra tại Philipines. Và tới đây, trong tháng 12, Long và các em học sinh đang chuẩn bị cho Cuộc thi Khoa học kỹ thuật của trường. Tất cả đều là những sản phẩm sáng tạo của các em học sinh.
Em Phạm Hương Giang, học sinh lớp 11N1, Trường THPT Nguyễn Tất Thành cho biết, các hoạt động của CLB Khoa học đều do chính các em thực hiện do vậy rất gần gũi và thiết thực. "Thông qua các hoạt động này, chúng em sẽ học được những kiến thức rất thực tế chứ không hề khô khan" - Giang cho hay.
Nói về thầy Long, Hương Giang cho biết, thầy là người rất tốt bụng, bởi lẽ bất cứ khi nào học sinh gặp khó khăn thì thầy đều giúp đỡ tận tình để giúp các em hoàn thành tốt công việc.
Cô Nguyễn Thu Anh, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Tất Thành cũng cho biết, Long ngoài sự nỗ lực vượt khó thì cũng là một thầy giáo rất tốt bụng với học trò cũng như các đồng nghiệp. Dù mới về trường nhưng phong trào khoa học của trường hiện nay rất phong phú một phần cũng nhờ vào sự nhiệt huyết của Long.
Tôi hỏi Long vì sao lại quyết định chọn nghề giáo trong khi những người được đào tạo ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên vốn được định hướng làm nghiên cứu và bản thân Long cũng đã hoàn thành chương trình thạc sĩ? Long cười hồn nhiên: "Mình cũng biết vậy nhưng nhìn lũ học trò chúng nó yêu quá nên thành ra yêu nghề giáo".
Lê Văn
"> Ngày nhà giáo 20/11: 'Nhìn lũ học trò yêu quá nên yêu nghề giáo' -
Anh Vũ: ‘Mẹ khóc, chị gái ngất khi biết tôi ung thư giai đoạn 4’- Ngày đầu biết mắc bệnh ung thư, anh đối diện mọi chuyện như thế nào?
- Tôi biết mình có khối u lâu rồi. Lúc đầu chỉ bằng ngón tay thôi, nhưng một thời gian không để ý và chủ quan, nó đã phát triển to lên. Ban đầu tôi vẫn chưa hình thành suy nghĩ gì cả, dần dần mới cảm thấy lo lắng, hoang mang, và cả bàng hoàng nữa.
Thật sự gia đình là những người buồn nhất. Khi hay tin bố mẹ tôi ai cũng khóc sướt mướt, chị gái thì ngất đi.
Anh Vũ giữ tinh thần lạc quan trong quá trình trị ung thư.
- Điều trị ung thư đòi hỏi sự lâu dài, vất vả và tốn kém. Anh đã vượt qua hành trình gian nan đó thế nào?
- Tôi tiến hành phẫu thuật khối u từ tháng 4/2019. Bác sĩ lấy mẫu sinh thiết xong đã kết luận tôi bị ung thư hỗn hợp. Tiếp theo đó, tôi sang Trung Quốc khám tổng quát và phát hiện có khối u mới nhú ở phổi trái. Tôi buộc phải thực hiện phương pháp dao đông lạnh, tức là xác định vị trí khối u, cắm dao vào rồi đông lạnh khối u ở nhiệt độ thấp để nó chết luôn ngay sau đấy. Xong tôi về Việt Nam.
Ba tháng sau tôi lại bay qua Trung Quốc kiểm tra, và phát hiện thêm các hạch ở phổi. Đợt đó tôi không chuẩn bị gì, không mang nhiều tiền nhưng bệnh viện thông báo phải tiến hành hóa trị luôn. Tổng cộng là 6 đợt, mỗi đợt 10 ngày.
Ngày đầu tôi được đút mạch. Các nhân viên y tế luồng dây nội soi đưa lên trên phổi, và để thuốc vào đúng chỗ đó. Tôi còn phải truyền thuốc qua ven, ở lại theo dõi những ngày kế tiếp. Đợt thứ 2 thuốc đã có tác dụng nên khối u giảm đi, đợt thứ 3 rất nhỏ và đến đợt 4 gần như hết sạch.
Nhưng đùng một phát dịch Covid-19 lan nhanh, tôi phải điều trị đợt 5 và 6 ở Việt Nam. Cũng may hai đợt cuối bác sĩ bảo không còn nặng nên tôi tiến hành hóa trị tại Bệnh viện E. Hiện tại tôi đã tạm khỏe mạnh.
- Anh chia sẻ sức khỏe hiện tạm ổn. Vậy sắp tới, phác đồ điều trị khác gì so với lần đầu?
- Tôi chưa phải điều trị ngay, chỉ cần ở nhà theo dõi tình trạng bệnh và duy trì sức khỏe tốt nhất có thể. Mỗi 1-2 tháng, tôi sẽ đi kiểm tra để xem có di căn sớm hay không. Nếu tôi duy trì tốt sẽ kéo dài thời gian và không nhanh bị đợt sau, còn không thì ngắn hơn.
Tôi thấy mình may mắn lắm vì lần đầu đã chữa thành công, dù phát hiện bệnh thì đã bước đầu của giai đoạn 4 rồi.
Dành phần đời còn lại cho những việc ý nghĩa
- Ai bên cạnh những lúc Vũ đau đớn nhất?
- Chủ yếu là mẹ. Trong tất cả đợt hóa trị mẹ đều bên cạnh tôi. Lần tiến hành hút mạch, tôi hầu như nằm trên giường cả ngày. Biết tôi đau đớn, mệt mỏi, mẹ không ngừng động viên, chăm sóc, nấu ăn, lo lắng mọi thứ từ A tới Z. Tôi thương và biết ơn mẹ nhiều lắm.
- Không thể sinh hoạt, vận động như trước, anh đã quen với nhịp sống mới chưa?
- Hồi trước, tôi có thể ăn bất cứ món gì mình muốn. Tôi đặc biệt thích ăn đồ nướng và uống nước ngọt nhưng giờ không thể ăn được nữa. Bác sĩ nói tôi phải kiêng đường trắng và thịt đỏ. Tốt nhất là ăn hải sản không, nhắm hải sản mà ăn.
Lúc bệnh đến nay sức khỏe tôi yếu đi, yếu lắm. Vì mình như uống thuốc độc vào người mà, thận, gan, dạ dày, phổi cũng đều yếu hết. Hơn nữa, bạch cầu và tiểu cầu giảm, giờ mà tôi ra gió nếu nhỡ ai hắt xì là tôi cũng ốm luôn. Ngoài da cũng vậy, chỉ cần tôi va phải bờ tường nhẹ thôi, vết thâm tím đến giờ một năm vẫn không hết.
Có giai đoạn tâm lý tôi cũng không ổn, tôi nghĩ nhiều, mệt mỏi nhiều. Vì ở nhà lâu nên giờ đã khỏe trở lại tôi có hơi choáng. Tôi không quen, sợ không làm được điều này điều kia.
Người mẫu sẽ trở lại sàn catwalk thời gian tới.
- Chi phí chữa bệnh này không là con số nhỏ. Ngoài chuyện xoay sở ra, anh còn được những ai hỗ trợ?
- Đối với gia đình tôi thì tốn kém, chi phí đã hơn một tỷ đồng cho viện phí, thuốc men. Ngoài bố mẹ, các cô chú và họ hàng đều hỗ trợ tôi hết mình. Thêm vào nữa là các anh chị, đồng nghiệp trong nghề như chị Thanh Hằng, anh Hoàng Anh Tú, anh Hải Đăng (cùng mùa thi Vietnam Next Top Model 2015), anh stylist Khúc Mạnh Quân... mọi người đã giúp tôi một phần để vượt qua bệnh tật.
- Trên trang cá nhân, Anh Vũ đăng tải hình ảnh cạo trọc đầu, nằm trên giường bệnh nhưng miệng luôn mỉm cười vui vẻ. Bằng cách nào anh giữ sự lạc quan đó?
- Nhìn tôi lạc quan vậy chứ cũng hay nghĩ tiêu cực lắm. Nhưng đó là ban đầu thôi, giờ đã hết rồi. Tôi nhận ra bệnh này không thể dứt được hoàn toàn, thời gian sống đã ngắn hơn so với người khác, nên nếu tiếp tục buồn bã hoặc bi quan thì chỉ mệt thêm. Vậy thì sao mình không vui vẻ lên?
Tôi chuẩn bị tham gia show diễn kỷ niệm của nhà thiết kế Nguyễn Thảo. Được trở lại với sàn diễn, với công việc mình yêu thích, tôi cảm thấy hào hứng lắm.
Có một câu nói tôi rất tâm đắc, đó là: "Cuộc sống là 10% những gì xảy ra với bạn và 90% còn lại là cách bạn phản ứng với nó”. Tốt nhất hãy sống tích cực, thong thả, thoải mái, và sử dụng phần thời gian còn lại cho những việc ý nghĩa, bổ ích.
Theo Zing
Cuộc sống kín tiếng của BTV Thu Uyên phía sau ống kính truyền hình
Là một BTV xinh đẹp và nổi tiếng nhưng cuộc sống của phía sau ống kính truyền hình của Thu Uyên lại rất giản dị và kín tiếng.
">