Vì điều kiện gia đình quá khó khăn nên chồng bà Khánh là ông Vũ Văn Lật đã lặn lội vào Nghệ An làm nghề mộc. Không may, ông bị bệnh sốt rét, không cứu chữa kịp thời nên qua đời vào năm 1985.
Cũng bởi cái nghèo, bà Khánh không có đủ tiền lo ma chay cho chồng, đành nhờ những người làm cùng chôn cất ông Lật ở nơi đất khách quê người. Phải tới 10 năm sau, khi các con đã khôn lớn, trưởng thành, bà mới mang hài cốt của chồng về quê an táng.
Con trai thứ hai của bà là Vũ Văn Long (53 tuổi) mắc bệnh tim bẩm sinh, động kinh, phong giật từ khi mới chào đời. Trong khi vẫn đang vất vả chăm anh Long thì con dâu cả của bà Khánh phát hiện mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối. Số tiền con trai lớn đi làm xa gửi về cho mẹ và vợ chữa bệnh không đủ, bản thân bà Khánh cũng mắc nhiều bệnh tuổi già khiến cuộc sống chật vật, sức khỏe của bà suy kiệt nghiêm trọng.
Sau khi hoàn cảnh gia đình bà Vũ Thị Khánh được Báo VietNamNet chia sẻ, bà đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các mạnh thường quân trong và ngoài nước.
Nhận được món quà kịp thời từ bạn đọc báo, bà Khánh vô cùng xúc động, nước mắt tuôn rơi. "Tôi vô cùng xúc động và biết ơn, đây là tình cảm không gì sánh bằng”, bà nói.
" alt=""/>Bạn đọc giúp đỡ gia đình bà Vũ Thị Khánh vượt qua khó khăn“Phòng, chống dịch Covid-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới; tiêm vắc xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế”, chỉ thị nêu rõ.
Các đơn vị này cũng được yêu cầu chủ động công tác giám sát các bệnh truyền nhiễm; tăng cường giám sát tại cửa khẩu, các chuyến bay, đoàn tàu, các khu dịch vụ của cảng hàng không, nhà ga, bến xe, khu vực công cộng khác và trong các cơ sở y tế. Mục đích để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong.
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur được yêu cầu theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình dịch bệnh. Chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để; chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát yếu tố nguy cơ gây dịch.
Các viện này cũng phải bảo đảm điều kiện cần thiết triển khai đội phản ứng nhanh và các phương tiện, thiết bị, hóa chất, vật tư y tế cần thiết để sẵn sàng hỗ trợ địa phương đáp ứng với các tình huống dịch bệnh.
Chỉ thị của Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ phải nâng cao năng lực thu dung, điều trị; rà soát cơ sở vật chất, xây dựng và triển khai phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, thiết bị, oxy y tế, phương tiện cấp cứu để chủ động đáp ứng nhanh, kịp thời các tình huống điều trị người bệnh Covid-19.
Bên cạnh đó là tình huống cấp cứu do tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, sinh đẻ trong những ngày Tết.
Các bệnh viện cũng phải thực hiện nghiêm các quy trình về sàng lọc, phân luồng, cách ly, đảm bảo công tác phòng, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, không để lây nhiễm chéo. Duy trì và tổ chức tốt đội cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời đơn vị tuyến dưới khi có dịch bệnh xảy ra.
Cục Y tế dự phòng được yêu cầu theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước, quốc tế để sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh.
Cục cũng được yêu cầu chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch bệnh; đặc biệt đối với dịch Covid-19, các bệnh truyền nhiễm mùa Đông - Xuân do dịch bệnh thường xảy ra vào dịp Tết và mùa lễ hội.
Các đơn vị cũng phải tăng cường theo dõi, giám sát tại cửa khẩu và tại cộng đồng, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng.
Biện pháp tiếp theo là tiếp tục thúc đẩy công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch, dự trữ đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị, phương tiện đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong phòng, chống dịch.
Hiện tại, theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh Covid-19 ở các địa phương tiếp tục được kiểm soát (1 tuần qua 24/12 đến 30/12, ca mắc giao động từ 71 đến 234 ca).
Tuy nhiên, Bộ Y tế dự báo tình hình sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới, đặc biệt, ngày 8/1, Trung Quốc mở cửa biên giới và bỏ cách ly.
Các chuyên gia cho rằng nước ta khó bùng dịch trở lại khi Trung Quốc mở cửa nhưng cần lưu ý phòng bệnh do tình hình dịch trên thế giới vẫn căng thẳng. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, lưu ý chúng ta phải tiếp tục phòng bệnh linh hoạt. Cụ thể, thứ nhất là tiêm vắc xin.
Thứ 2, Việt Nam cần tiếp tục giám sát tình hình để đánh giá nguy cơ, đặc biệt là giám sát các biến chủng mới bằng cách phối hợp Tổ chức Y tế Thế giới, các nước trong khu vực, để kịp thời ứng phó.
Thứ 3, người dân phải chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Đó là đeo khẩu trang ở nơi nguy cơ cao, rửa tay khử khuẩn thường xuyên... Việc đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên không chỉ giúp phòng Covid-19 mà còn là biện pháp tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp khác. Đặc biệt, những người có triệu chứng nghi ngờ cũng cần chủ động phòng bệnh cho người khác.