Sự phát triển của công nghệ động cơ tăng áp (động cơ turbo) đã giúp cho chúng ta được chứng kiến những xe ô tô hiện đại có động cơ ngày càng nhỏ gọn hơn nhưng vẫn đạt được sức mạnh đáng kinh ngạc. Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân tại sao lại các nhà sản xuất xe máy lại không áp dụng công nghệ này trong thế giới xe 2 bánh?ênnhânđộngcơtăngápkhôngphổbiếntrênxemádự đoán tỷ số bóng đá hôm nay
Động cơ tăng áp trên ô tô đi cùng các thiết bị hỗ trợ lái xe điện tử tiên tiến đã cho thấy hiệu quả của việc tăng công suất trong nhiều năm qua. Nhưng hầu như không có nhà sản xuất xe 2 bánh nào dám đẩy công suất mô tô vượt quá 300 mã lực, ngoại trừ mẫu Kawasaki H2R được sản xuất dành riêng cho đường đua.
Một lý do được đưa ra là việc sử dụng công nghệ tăng áp có thể không phải là một lựa chọn khả thi đối với động cơ 300cc hoặc thấp hơn vì các nhà sản xuất phải cân nhắc giữa chi phí phát triển và sản xuất bởi mức tăng hiệu quả có thể không xứng đáng với khoản đầu tư tài chính.
Trong khi các động cơ lớn hơn từ 500cc trở lên sẽ phải đối mặt với một hạn chế khác. Việc thêm bộ phận tăng áp vào một động cơ vốn đã mạnh mẽ có thể làm cho xe dư thừa sức mạnh cho việc lái xe hàng ngày. Ngoài ra, động cơ xe máy yêu cầu phản ứng ga trực tiếp và nhanh hơn nhiều so với động cơ ô tô.
Tuy nhiên, nhược điểm của động cơ turbo thường có độ trễ lớn, khiến người điều khiển xe máy khó kiểm soát hơn rất nhiều, có thể gây nguy hiểm cho người lái, đặc biệt trong những khúc cua. Chính vì thế, các mẫu xe 2 bánh sử dụng động cơ tăng áp đã bị đưa vào danh sách đen của các công ty bảo hiểm vì vấn đề an toàn.