Về mặt sách vở,ọckhuyêntanêngắtgỏnghơnmộtchútvìnótốtchocảthểchấtlẫntinhthầbảng ngoại hạng anh người ta luôn khuyên bạn "giãn cái mặt ra" nếu muốn thành công. TV, báo đài lại bảo cau có khó chịu liên quan đến stress và hãy thư giãn đi. Thậm chí, có cả những chỉ số để đo lường sự hạnh phúc của mỗi quốc gia. Năm nay, đất nước hạnh phúc nhất là Phần Lan. Năm ngoái, năm kia và năm kìa là Na Uy, Thụy Sĩ và Thụy Điển. Thế cứ hạnh phúc là tốt đúng không? Cũng chưa chắc, vì những ông chủ như Steve Jobs hay Jeff Bezos đạt được thành công to lớn nhờ vào phần giận dữ, gay gắt trong con người họ. Theo nghiên cứu của BBC, người gắt gỏng sẽ có cơ hội cao hơn để trở thành một nhà đàm phán giỏi, quyết định sắc bén và thậm chí, có nguy cơ đau tim thấp hơn người bình thường. Hơn nữa, người khó tính thường có cuộc sống hôn nhân bền vững hơn. Trong khi đó, theo một nghiên cứu mới đây về hạnh phúc, người luôn suy nghĩ tích cực có vẻ cả tin hơn và dễ bị lôi kéo vào những hành vi nguy hiểm - như uống rượu và sử dụng chất ma túy. Khoan đã, điều đó không có nghĩa là cứ nhăn nhó, khó chịu với tất cả mọi người là bạn sẽ thành công. Chắc chắn không phải thế. Một nghiên cứu khác vào năm 2009 của trường Đại học Amsterdam cho thấy, sự cáu giận có thể giúp chúng ta trở nên sáng tạo hơn. Cụ thể, một nhóm sinh viên sẽ bị chọc giận, càng điên càng tốt. Sau đó, họ được chia thành 2 nhóm để viết một đoạn văn trong khi đang tức giận, một đoạn văn khác trong khi đang buồn. Và thế là, nhóm viết văn trong lúc giận dữ cho ra kết quả sáng tạo hơn nhiều, trong khi nhóm viết trong lúc buồn cho ra kết quả khá tẻ nhạt. Các nhà nghiên cứu cho rằng, giận dữ khiến bộ não tư duy theo hướng bất quy tắc, phần nào đó giúp ta sáng tạo hơn. Giận dữ chính là cách báo cho cơ thể rằng, bạn đang ở trong tình huống xấu và có nhiều động lực hơn để giải quyết. Nghiêm trọng hơn, kiềm chế cảm xúc và sự giận dữ gây hậu quả tiêu cực cho sức khỏe con người. Thậm chí, cau có khó chịu còn có tác dụng tích cực trong việc rèn luyện trí nhớ và học ngoại ngữ. Khi giận dữ, bạn nhớ rất rõ về những gì đang gây hại cho mình, trái lại, khi ở trạng thái trầm tĩnh, ta chỉ lơ mơ nghĩ về điều đó. Tâm trạng tiêu cực đưa bộ não và cơ thể vào tình huống mang tính thách thức hơn, đẩy ta suy nghĩ một cách vẹn toàn và chu đáo hơn. Tóm lại là cái gì quá đà quá cũng không tốt, hãy biết tức giận đúng lúc, đúng cách. Ví dụ, khi bạn tức giận ai đó về lỗi lầm của họ, hãy nói cho họ biết về vấn đề đó, tránh sử dụng những từ ngữ mang tính "vơ đũa cả nắm như": Lúc nào cũng/toàn/luôn luôn... Hãy tìm đến nguồn cơn của sự giận dữ, đừng lôi kéo những thứ không liên quan vào. Đó mới là giận dữ một cách tích cực. Theo GenK |