Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ > Thể thao > Khan hiếm nguồn xác hiến phục vu y học

Khan hiếm nguồn xác hiến phục vu y học

2025-01-18 08:28:23 Nguồn:NEWS Tác Giả:Công nghệ View:615lượt xem

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa,ếmnguồnxáchiếnphụcvuyhọtruc tiep ngoai hang anh Phó trưởng bộ môn Giải phẫu thuộc Đại học Y Hà Nội, cho hay giải phẫu học là cánh cửa đầu tiên mà các sinh viên ngành y bắt buộc phải vượt qua trước khi bước chân vào thế giới của y học. Không có một phương tiện giảng dạy nào tốt hơn chính cơ thể con người. Không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nền y tế phát triển, đây được gọi là những “người thầy thầm lặng”. 

Thi thể được sử dụng trong đào tạo y khoa có hai loại chính là xác khô (được xử lý bằng hóa chất, thành phần chính là formol) và xác tươi (bảo quản bằng hệ thống tủ lạnh và tủ rã đông). Xác khô là "học cụ" cung cấp kiến thức về cấu trúc cơ thể người, thời gian sử dụng 1 năm. Xác tươi rất cần trong đào tạo các kỹ năng ngoại khoa phẫu thuật, thời gian sử dụng ngắn hơn.

PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), cho hay với sinh viên y và thầy thuốc, việc được đào tạo bằng xác người, đặc biệt là xác tươi rất ý nghĩa. Bởi xác khô ngâm bị đen, cứng lại nên không thể nhìn được chi tiết mạch máu, khó để thực hành phẫu thuật. Không ít bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phải ra nước ngoài đào tạo để nâng cao trình độ, học tập qua xác tươi.  

Tuy nhiên, trên thực tế số lượng xác hiến phục vụ đào tạo, nghiên cứu y khoa tại phía Bắc rất ít ỏi. Theo TS Nghĩa, từ khi tổ chức tiếp nhận, Đại học Y Hà Nội mới nhận được hơn 20 xác hiến. Hơn một nửa trong số đó được tiếp nhận trong 10 năm nay, người trẻ nhất 18 tuổi, người già nhất vừa qua tuổi 90, tên của họ được khắc ghi trên tấm bảng đặt tại Viện Giải phẫu.

Theo vị bác sĩ, thực tế tại Đại học Y Hà Nội, một xác tươi "phục vụ" học tập cho 18-20 sinh viên, gấp 3 lần mức tiêu chuẩn (từ 6-8 sinh viên). 

Trường Đại học Y khoa lâu đời nhất Việt Nam này đầu tư hệ thống tủ bảo quản thi thể với chi phí hàng chục tỷ đồng. "Nếu không trang bị máy thì khi có xác hiến, chúng tôi không thể bảo quản. Nhưng éo le là hơn nửa năm qua, chúng tôi chưa tiếp nhận được thêm thi thể nào”, TS Nghĩa nói. 

Tủ bảo quản được đầu tư cả chục tỷ đồng nhưng hiện vẫn đang nằm chờ xác hiến. Ảnh: H.A

Khó khăn do đâu?

Vì không có xác tươi để học, không ít nghiên cứu sinh từ phía Bắc phải vào TP.HCM để học mổ xác, do ở đó các cơ sở đào tạo y khoa tiếp nhận được số lượng khá nhiều, thậm chí có thời điểm phải ngừng tiếp nhận vì không đủ điều kiện bảo quản.

Một năm qua, trường Đại học Y Hà Nội đã làm việc với các cơ sở đào tạo y khoa tại TP.HCM về việc chia sẻ xác hiến ra phía Bắc. Tuy nhiên, vẫn chưa thể tiến hành vì nhiều người còn e ngại, còn có tâm lý muốn thắp hương cho người thân hàng tháng.

Thực tế, cũng như hiến tạng, trở ngại về tâm lý là rào cản lớn trong việc vận động đồng thuận hiến xác cho y học. Không ít người dũng cảm hiến thi thể người thân cho y học lại phải chịu đựng lời ra tiếng vào từ xung quanh. “Hiến xác chồng, con, cha mẹ thế có được tiền không? Chắc là bán xác người thân! Sao không đưa họ về bên kia thế giới theo nghi thức truyền thống?”...

Các thế hệ sinh viên, học viên y khoa tri ân những "người thầy thầm lặng" đã hiến thân thể cho sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy y học. Ảnh: Đ.H.Y

Ngoài ra, thiếu thông tin về nghĩa cử hiến xác cho y học là khó khăn. Theo TS Nghĩa, thời gian từ khi tiếp nhận tới lúc ngưng sử dụng xác thường từ 2-3 năm (1-2 năm xử lý, 1 năm sử dụng). Sau đó, xác hiến sẽ được hỏa thiêu để trao lại cho gia đình hoặc đưa vào an tạng tại nghĩa trang ở Quảng Ninh. Nghĩa là không phải nếu hiến xác thì thi thể sẽ nằm mãi ở Viện Giải phẫu (Hà Nội). Ngoài ra, các đơn vị chức năng sẽ lo toàn bộ mọi vấn đề từ vận chuyển tới hậu sự. 

Những người hiến xác cho y học“Hiến xác chồng thế có được tiền không? Sao không đưa ông về bên kia thế giới theo nghi thức truyền thống?”, bà Oanh (Hà Nội) tâm sự khi "gặp lại" chồng sau hơn 1,5 năm ông hiến thân thể cho y học.
Tác Giả:Thế giới
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái