Siêu máy tính dự đoán Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Delhi FC, 18h00 ngày 28/3: Cửa dưới ‘tạch’
Bánh nếp có lớp vỏ mỏng mềm dẻo, phần nhân đỗ xanh hoặc thịt mỡ béo ngậy, đậm đà (Ảnh: Hồng Ngọc) Chị Nguyễn Thu Hương, chủ một cửa hàng ẩm thực trên phố Tô Hiến Thành (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và một xưởng bếp ở Nguyễn Lương Bằng (quận Đống Đa) đã khôi phục món ăn này từ 6 năm trở lại đây để phục vụ thực khách.
Cho đến nay, bánh nếp vẫn luôn là một trong những món đắt hàng nhất của quán, bất kể vào ngày thường hay dịp lễ Tết, đặc biệt là Tết Đoan ngọ. Món bánh này gồm 2 thành phần chính là lớp vỏ dẻo mịn và phần nhân mặn đậm đà.
"Tuổi thơ ấu của mình gắn liền với những món ăn bình dị, đậm đà bản sắc văn hóa của người Hà Nội. Trong tiềm thức, mình luôn ấn tượng với món bánh nếp của các bà, các mẹ, nhớ mãi hương vị đậm đà của thức quà vặt dân dã này.
Về sau, khi món bánh nếp dần bị mai một, mình quyết định tìm hiểu, tham khảo công thức, kinh nghiệm từ nhiều nguồn để phục hồi và lưu giữ thức quà bình dị của người Hà Nội xưa", chị Hương chia sẻ.
Bánh nếp thường được làm với hai loại nhân truyền thống là nhân đỗ xanh thịt mỡ và nhân tôm thịt (Ảnh: Huong Thu Nguyen)
Nhờ cách làm kỳ công với nguyên liệu chọn lựa tỉ mỉ mà thực khách khi thưởng thức bánh nếp không cảm thấy ngán (Ảnh: Nhà hàng Bể cá) Giống như nhiều loại bánh truyền thống khác, bánh nếp cũng gồm hai thành phần chính là lớp vỏ được làm từ bột nếp và nhân là đỗ xanh hoặc thịt mỡ, tôm hành. Để làm bánh nếp ngon và chuẩn vị xưa, theo chị Hương, nguyên liệu làm bánh phải được tuyển chọn kỹ lưỡng.
Trong đó, phần vỏ bánh được chế biến từ một loại nếp đặc biệt giúp ăn không bị ngấy và nặng hay nóng bụng. Lượng bột cho mỗi chiếc bánh cũng được đong đếm vừa đủ để tạo lớp vỏ mỏng, mềm dẻo, không bị vỡ khi hấp chín.
Nhân thịt mỡ được tuyển chọn kỹ càng từ lợn ỉ ta, khi chế biến có độ giòn và thơm đặc trưng, làm tăng hương vị cho món bánh nếp.
Là món ăn dân dã nhưng bánh nếp cũng đòi hỏi quá trình chế biến tỉ mỉ, kỳ công sao cho dậy mùi thơm và chuẩn vị nhất (Ảnh: Huong Thu Nguyen).
Phần nhân được chia thành hai loại là nhân thịt mỡ hoặc nhân tôm thịt. Thịt mỡ lấy từ phần mỡ gáy để có độ giòn, thơm. Còn tôm được sử dụng là loại tôm rảo còn tươi rói, kích thước đồng đều để khi xay ra, xào lên vẫn dậy mùi thơm đậm đà của miền biển.
Ngoài nguyên liệu chính gồm tôm, thịt mỡ, phần nhân bánh còn được chế biến khéo léo cùng các gia vị đi kèm như hạt tiêu, mắm Phú Quốc, Phan Thiết hay mộc nhĩ Điện Biên,... để đảm bảo món ăn dậy mùi thơm, có hương vị đậm đà đặc trưng nhất.
Bên cạnh đó, lá chuối cũng được chị Hương tuyển chọn cẩn thận, thường được phơi qua nắng hoặc hơ qua lửa (trong ngày trời râm mát, mưa gió không có nắng) để lá mềm và đảm bảo có độ dai. Nhờ đó, bánh khi gói không bị rách lá, không làm lộ phần bột ra ngoài.
Bánh nếp được sử dụng như một món ăn sáng tiện lợi mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng hay là thức quà vặt làm ấm bụng thực khách mỗi buổi chiều (Ảnh: Thu Hương)
Nhờ cách chế biến tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong từng công đoạn mà món bánh nếp vẫn được lòng nhiều thực khách ở thành phố hiện đại, trở thành thức quà làm ấm bụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Chị Hương tiết lộ, vào những ngày cao điểm như cuối tuần, mùa cưới, mùa tiệc cỗ hay dịp Tết Đoan ngọ, món bánh nếp luôn "cháy" hàng. Có ngày, cửa hàng phục vụ hơn 500 chiếc, phải huy động hết nhân viên tham gia vào các khâu như nặn bột, xào nhân, gói bánh,…
Tuy nhiên, bánh nếp được làm thủ công, đòi hỏi sự cầu kỳ nên cửa hàng chỉ phục vụ số lượng có hạn để đảm bảo chất lượng cho món ăn, giúp thực khách có thể thưởng thức hương vị bánh một cách trọn vẹn nhất.
Tại xưởng bếp của chị Hương, bánh nếp nhân thịt mỡ có giá 15.000 đồng/chiếc, còn bánh nếp nhân tôm thịt giá 18.000 đồng/chiếc. Món bánh này cũng thường xuất hiện trong các dịp lễ Tết, trở thành món ăn quen thuộc của người Hà Nội đến tận ngày nay (Ảnh: Huong Thu Nguyen)
Cắn một miếng bánh nếp, thực khách sẽ cảm nhận được lớp vỏ mềm mỏng, dẻo mịn cùng phần nhân đỗ xanh, thịt mỡ đậm đà, béo ngậy với chút cay nhẹ của hạt tiêu và mùi thơm thoang thoảng của nước mắm. Tất cả các hương vị hòa quyện vào nhau, lan tỏa khắp khoang miệng khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi đặc sản bánh nếp trứ danh của người Hà thành.
Phan Đậu
Quán phở 33 năm ở Hà Nội có món gân bò 'hiếm thấy', nước dùng ninh 21 tiếngHàng phở Thủy trên phố Thụy Khuê, Hà Nội nổi tiếng với món gân bò "chiều khách" và nước dùng thơm ngon được ninh bằng công thức riêng trong 21 tiếng." alt="Tết Đoan ngọ, thực khách 'rần rần' tìm mua đặc sản bánh nếp trứ danh Hà thành" />Bác sĩ Lê (ở giữa) chụp cùng với các đồng nghiệp. Ảnh: Bệnh viện Thợ mỏ Đài Loan Khoảng 14h30 ngày 26/9, bác sĩ Lê nhận cuộc gọi đến phòng chăm sóc đặc biệt để cấp cứu cho một bệnh nhân. Sau khi đặt nội khí quản, cứu sống được người bệnh, bác sĩ Lê cảm thấy chóng mặt nên đã nằm nghỉ ngơi. Tuy nhiên, vào chiều cùng ngày, bác sĩ 70 tuổi lên cơn co giật và bị nhồi máu cơ tim cấp tính. Dù đã được các đồng nghiệp tận tình cứu chữa, bác sĩ Lê qua đời vào lúc 17h20 ngày 26/9.
Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân thứ 2 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Trung Quốc. Các mạch máu cung cấp cho tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn, cơ tim không thể nhận được oxy và chất dinh dưỡng, gây hoại tử cơ tim, ảnh hưởng đến chức năng tim và gây ra các bệnh về tim mạch, dẫn đến tử vong.
Người dân tiếc thương bác sĩ đáng kính
Bà Ngô Hoa, Ủy viên hội đồng thành phố Cơ Long, cho biết cách đây 3 năm, bà đột ngột ngất xỉu khi đang đạp xe về nhà và khuôn mặt gần như bị biến dạng. Nhờ bác sĩ Lê mà người phụ nữ đã được cứu sống. Chính vì vậy, khi hay tin bác sĩ Lê qua đời, bà Ngô rất sốc và không tin đó là sự thật.
Bên cạnh đó, rất nhiều bệnh nhân trước đây được bác sĩ Lê cứu chữa, bạn bè thân thiết và đồng nghiệp, đều bày tỏ sự tiếc thương cho vị bác sĩ tốt bụng, có tấm lòng y đức cao cả.
Các đồng nghiệp của bác sĩ Lê cho biết ông đã phục vụ trong ngành y được 44 năm và các thành viên khác trong gia đình đều sống ở Australia. Chỉ có bác sĩ Lê lựa chọn ở lại Đài Loan để cứu sống người bệnh.
Bác sĩ Lê vừa đạt được danh hiệu “Người tốt việc tốt” của thành phố Cơ Long. Tuy nhiên, ông chưa kịp nhận giải thưởng thì chuyện không may đã xảy ra. Bệnh viện hiện đã thông báo tin buồn cho gia đình bác sĩ ở nước ngoài để họ thu xếp trở về, chuẩn bị tổ chức tang lễ cho người quá cố.
Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện
Bác sĩ Trung nén đau thương hiến giác mạc theo di nguyện lúc sinh thời của mẹ. Khi hoàn thành thủ tục, vị bác sĩ quân y ôm mẹ khóc." alt="Bác sĩ đột ngột qua đời sau khi cứu sống một bệnh nhân" />Trong tháng 9 này, Sở TN-MT dự kiến hoàn tất tờ trình bổ sung. Ảnh: Anh Phương Theo quy trình, sau khi hoàn tất việc thẩm định, Hội đồng thẩm định bảng giá đất TPHCM sẽ gửi văn bản về Sở TN-MT. Sau đó, cơ quan này sẽ tiếp thu các ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo trước khi trình UBND TPHCM ban hành quyết định.
Bảng giá đất điều chỉnh từng được dự kiến sẽ ban hành trước ngày 15/9. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng và tác động lớn của bảng giá đất điều chỉnh, UBND TPHCM đã bổ sung các hội nghị lấy ý kiến.
Vì cần có thời gian tổng hợp, tiếp thu và giải trình các ý kiến góp ý, đồng thời bổ sung vào hồ sơ trình thẩm định nên đến nay, thành phố chưa thể ban hành bảng giá đất điều chỉnh theo kế hoạch.
Theo Sở TN-MT, trong tháng 9 này, đơn vị sẽ hoàn tất nội dung trình bổ sung để Hội đồng thẩm định giá đất TPHCM thẩm định.
Đối với các vướng mắc trong việc xác định nghĩa vụ tài chính của hàng nghìn hồ sơ đất đai đã tiếp nhận từ ngày 1/8 , Sở TN-MT cho biết UBND TPHCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện.